Đại
tướng Tô Lâm: nhân vật trung tâm sau khi ông Vương Đình Huệ mất chức
BBC News Tiếng Việt
27 tháng 4 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2x3e2ezm74o
Vụ việc Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ “thôi chức” một lần nữa
cho thấy những xáo trộn ở thượng tầng Việt Nam. Nhiều chuyên gia và báo chí
quốc tế đã lại đặt lên câu hỏi về tính ổn định chính trị.
“Bất ổn chính trị” lại một lần nữa là cụm từ được nhiều tờ báo
quốc tế sử dụng khi nói về Việt Nam. Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng cũng bị đặt dấu hỏi.
Nhìn vào tình hình chính trị Việt Nam hiện tại, Giáo sư Carl
Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nhận định với
BBC rằng “các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thấy lo lắng mỗi ngày”.
Tờ New York Time có đánh giá tương tự, cho rằng việc ông Huệ
thôi chức sẽ gây ra lo lắng cho các nhà đầu tư nước ngoài vừa tới Việt Nam vài
năm gần đây.
Trong khi đó, Bloomberg cho rằng những biến chuyển này “không
ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của Việt Nam hay thay đổi các chính sách của
chính phủ”.
Ông Vương Đình Huệ xin thôi chức vào ngày 26/4, vài ngày sau khi
trợ lý của ông là ông Phạm Thái Hà
bị bắt và chỉ hơn một tháng sau khi Chủ tịch nước Võ
Văn Thưởng bị miễn nhiệm.
Trong thông báo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về trường hợp
Vương Đình Huệ, những cụm từ quen thuộc lại xuất hiện, như “chịu trách
nhiệm người đứng đầu” và “vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được
làm”.
·
Chủ
tịch Quốc hội Vương Đình Huệ từ chức: thêm một cơn địa chấn chính trị
27 tháng 4 năm 2024
·
Ông
Vương Đình Huệ xin thôi chức, Đảng đồng ý
26 tháng 4 năm 2024
·
Những
dấu hiệu lạ sau vụ bắt ông Phạm Thái Hà, trợ lý của ông Vương Đình Huệ
25 tháng 4 năm 2024
‘Xáo trộn chính trị chưa từng có’
Tính từ tháng 12/2022, đã có hai chủ tịch nước, hai phó thủ
tướng, một trưởng ban Kinh tế Trung ương và bây giờ là Chủ tịch Quốc hội Vương
Đình Huệ thôi chức.
Tức là đã có sáu lãnh đạo cấp cao, trong đó có 5 ủy viên Bộ
Chính trị, thôi chức trong vòng 17 tháng.
Đánh giá về việc này với BBC News Tiếng Việt, Giáo sư Zachary
Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ), nhận định
rằng Việt Nam đang ở trong “một thời kỳ xáo trộn chính trị chưa từng có”.
"Trong 30 năm theo dõi chính trị Việt Nam, tôi chưa từng
thấy thời kỳ nào mà đấu đá nội bộ lại mạnh và quy mô rộng khắp như thế này. Tôi
chưa từng thấy nhiều người bị xử lý đến như vậy," Giáo sư Abuza nói.
Hôm 26/4, sau khi có tin ông Huệ từ chức, AP News đã có bài viết
về sự kiện này.
Trong bài viết, Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách
mời thuộc Viện ISEAS (Singapore), nhận định việc ông Huệ từ chức “cho thấy rõ
sự bất ổn cực độ trong một môi trường chính trị thường tự hào về sự ổn định”.
Ông Giang cho rằng sự ra đi của ông Huệ sẽ “khiến cuộc khủng
hoảng kế nhiệm ở Việt Nam càng trở nên trầm trọng”.
Tương tự, tờ New York Times viết rằng việc ông Huệ từ chức “rất
có thể sẽ gây thêm nhiều lo lắng cho quan chức ở Việt Nam về một cuộc đấu đá
quyền lực ngày càng gay gắt trước cuộc chuyển giao lãnh đạo sắp tới vào năm
2026”.
Tháng 1/2026, Đại hội Đảng lần thứ 14 sẽ diễn ra. Hiện nay, công
tác nhân sự cho khóa tới đang được triển khai.
“Vẫn còn nhiều thời gian cho cạnh tranh và đấu đá nội bộ. Và mọi
việc đang ngày một trở nên tồi tệ,” Giáo sư Abuza nói khi nhắc tới thời điểm
diễn ra Đại hội Đảng 14.
No comments:
Post a Comment