Bret Stephens
| New
York Times
Nguyễn Thị Kim Phụng, biên dịch
https://nghiencuuquocte.org/2024/04/02/ai-dang-tan-cong-nuoc-nga/
Có
hai giả thuyết hợp lý nhằm giải thích vụ tấn công khủng bố hôm thứ Sáu ngày
22/03/2024 vào một nhà hát bên ngoài Moscow, khiến ít nhất 139 người thiệt mạng.
Giả
thuyết thứ nhất: đây là một công việc nội bộ – được dàn dựng bởi các cơ quan an
ninh Nga, hoặc chí ít cũng được thực hiện với sự biết trước của họ.
Giả
thuyết thứ hai là không phải vậy.
Trong
các xã hội mở, các thuyết âm mưu thường chỉ dành cho kẻ lập dị. Nhưng trong các
xã hội khép kín, chúng là một cách hợp lý (không phải lúc nào cũng đúng) để hiểu
các hiện tượng chính trị.
Năm
1999, hơn 300 người Nga thiệt mạng và 1.700 người khác bị thương trong một loạt
các vụ đánh bom chung cư mà chính quyền đổ lỗi cho những kẻ khủng bố người
Chechnya. Vụ việc sau đó trở thành cái cớ để Vladimir Putin – người đã nhanh
chóng thăng tiến từ một sĩ quan cấp thấp lên Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang
Nga, hay FSB, sau đó lên chức Thủ tướng – phát động cuộc chiến tranh Chechnya lần
thứ hai.
Thế
rồi, một điều kỳ lạ đã xảy ra. Cảnh sát tìm thấy ba bao tải lớn, chứa đầy chất
bột màu trắng, nằm dưới tầng hầm của một tòa nhà chung cư ở thành phố Ryazan,
được kết nối với một kíp nổ và một đồng hồ hẹn giờ 5h30 sáng. Kiểm tra sơ bộ mẫu
bột cho thấy nó chứa cùng loại chất nổ hexogen từng được sử dụng trong các vụ
đánh bom khác.
Cảnh
sát nhanh chóng bắt giữ nhóm thủ phạm đã đặt những chiếc bao tải này – hóa ra họ
là nhân viên của FSB. Chính phủ Nga sau đó cho biết những chiếc bao tải chứa đầy
đường và được để lại trong các tòa nhà như một bài tập huấn luyện. Nhưng như
nhà sử học David Satter và nhiều người khác đã nhận định, tuyên bố này là phi
lý. Trong khi đó, nhiều nhà báo và chính trị gia cố gắng điều tra vụ việc đã bị
đầu độc hoặc bị bắn chết.
Tại
sao câu chuyện này lại quan trọng? Bởi vì nó cho thấy Putin “không hề dị ứng với
máu, dù là máu của người Nga hay của bất cứ dân tộc nào khác, nếu việc đổ máu
giúp ông đạt được mục tiêu của mình,” như Garry Kasparov đã chỉ ra trên tờ Wall
Street Journal.
Đáng
lưu ý là Putin dường như cho thấy động cơ của một cuộc tấn công dàn dựng khi
ngay lập tức đổ lỗi cho Ukraine về vụ thảm sát hôm thứ Sáu – nhưng lựa chọn thủ
phạm này thật vô lý, vì Ukraine sẽ ngay lập tức hủy hoại uy tín của chính mình
trước các đối tác phương Tây nếu họ có bất kỳ mối liên hệ nào với vụ thảm sát.
Cũng
đáng chú ý là cuộc tấn công xảy ra ngay sau khi Putin tái đắc cử trong cuộc bầu
cử giả hiệu, và đúng vào lúc ông đang tìm cách huy động hàng chục nghìn binh sĩ
mới cho cuộc chiến ở Ukraine. Còn cách nào để ông làm điều đó hơn là quay trở lại
với công thức đã được kiểm chứng: gây hoảng loạn ở hậu phương để kích động sự hủy
diệt ở biên giới?
Đó
là giả thuyết đầu tiên. Tuy nhiên, nước Nga cũng có một lịch sử tàn khốc về chủ
nghĩa khủng bố Hồi giáo, và người Mỹ đã cảnh báo Moscow vào ngày 7/3 (giống như
cách họ cảnh báo Iran trước cuộc tấn công của ISIS vào tháng 1) rằng một cuộc tấn
công sắp xảy ra. Trong cả hai trường hợp, những lời cảnh báo đều bị phớt lờ –
Putin đã bác bỏ nó là “một nỗ lực nhằm gây sợ hãi và gây bất ổn cho xã hội của
chúng ta” – có lẽ vì các chế độ hắc ám thường gặp khó khăn trong việc chấp nhận
động cơ vị tha của đối thủ.
Điều
này chỉ ra một điểm mà có lẽ chúng ta đã rõ: Nhà nước của Putin vừa bất tài vừa
tàn bạo. Và với những kẻ thù hiện tại, họ chẳng cần phải bịa ra một âm mưu hư cấu
của các cường quốc phương Tây với “chế độ Quốc Xã” ở Kyiv. Nước Nga sẽ không
bao giờ giải quyết được những điểm yếu nội tại của mình – dân số ngày càng thu
hẹp, các sắc tộc thiểu số chia rẽ, chảy máu chất xám, và nền kinh tế phụ thuộc
vào năng lượng – thông qua các cuộc chinh phạt ở nước ngoài.
Nhưng
điều đó lại dẫn đến một vấn đề khác: Năm năm sau khi cái gọi là Vương quốc Hồi
giáo (caliphate) của Nhà nước Hồi giáo sụp đổ ở miền bắc Iraq và Syria, ISIS và
các nhánh của nó vẫn chưa bị tiêu diệt hoàn toàn.
Khoảng
9.000 chiến binh ISIS đang bị giam giữ trong một số trại giam ở Syria, được
canh giữ bởi lực lượng người Kurd với sự giúp đỡ của Mỹ (điều mà Donald Trump
đã cố gắng chấm dứt). Nhánh quân ISIS bị cáo buộc thực hiện các vụ tấn công ở
Moscow, được gọi là ISIS-K, ước tính có tới 6.000 chiến binh, chủ yếu ở
Afghanistan. Ngoài ra, các nhánh khác của ISIS vẫn đang hoạt động khắp châu
Phi, nơi nỗ lực chống khủng bố của Mỹ đang bị cản trở bởi những biến động ở địa
phương.
Nói
cách khác, trong lúc Washington rút lui, hoặc bị buộc phải từ bỏ nỗ lực giải
quyết tình trạng hỗn loạn toàn cầu, thì tình trạng hỗn loạn đó đã ngày càng gia
tăng. Những gì xảy ra ở Moscow gợi nhớ đến những gì đã xảy ra tại Nhà hát
Bataclan ở Paris năm 2015, nơi 90 người bị sát hại. ISIS hẳn là rất thích các
buổi hòa nhạc.
Từ
“xoay trục” được sử dụng rất nhiều trong các cuộc thảo luận về chính sách đối
ngoại, như trong chính sách “xoay trục sang châu Á” của chính quyền Obama, hay
“xoay trục sang cạnh tranh nước lớn” dưới thời Trump và Biden. Nhưng nếu bài học
của lần xoay trục đầu tiên là chúng ta đã bỏ mặc an ninh của NATO và châu Âu
rơi vào nguy hiểm, thì bài học của lần xoay trục thứ hai là chúng ta đã tự ru
ngủ mình trong niềm tin rằng khủng bố Hồi giáo là chuyện của quá khứ. Như
Israel đã nhận ra vào ngày 7/10 năm ngoái, những kẻ thù truyền kiếp của một quốc
gia sẽ không đơn giản bị thuần hóa hay bị đánh bại chỉ vì các nhà lãnh đạo có
những ưu tiên khác.
Thách
thức an ninh của nước Mỹ ngày nay mang tính toàn cầu: một ISIS đang trỗi dậy, một
Trung Quốc theo chủ nghĩa phục thù, một Iran hung hăng trong khu vực, và một nước
Nga với ranh giới giữa sự vĩ đại và sự hoang tưởng bị xóa nhòa. Dù những gì xảy
ra ở Nga là một vụ khủng bố Hồi giáo, một âm mưu của FSB, hay sự kết hợp kinh
khủng nào đó của cả hai, thì nó vẫn là điềm xấu cho chúng ta.
-------------------
Bret
Stephens là người phụ trách chuyên mục Bình luận trên tờ New York Times, chuyên
viết về chính sách đối ngoại, chính trị nội bộ Mỹ, và các vấn đề văn hóa.
Nguồn: Bret Stephens, “Who
Is Blowing Up Russia?,” New York Times, 26/03/2024
No comments:
Post a Comment