Vụ
nam sinh ‘Đường lên đỉnh Olympia’: Công an vào cuộc là quá mức?
RFA
2024.09.03
Chu Ngọc
Quang Vinh, học
lớp chuyên Anh trường Trung học Phổ thông (THPT) chuyên Nguyễn Tất Thành ở tỉnh
Yên Bái, cũng là thí sinh từng đoạt vòng nguyệt quê của cuộc thi tháng 1, qúy I
“Đường lên đỉnh Olympia”, đang là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã
hội mấy ngày qua. Những bài viết về Quang Vinh, khi thí sinh này bị Công an mời
làm việc về bài viết trên Facebook cá nhân, đang đứng ở top stories tìm kiếm
trên Google.
Dòng
trạng thái trên Facebook của Chu Ngọc Quang Vinh hình ảnh Chu Ngọc Quang Vinh
đoạt chiến thắng tháng trong cuộc thi hồi tháng 11/2023 (VTV/Facebook Chu Vinh/RFA edit)
Trở
thành tâm điểm vì nói lên sự thật?
Tại
sao chỉ trong vài ngày, cộng đồng mạng đều biết đến nam sinh lớp 12 này? Câu
chuyện bắt đầu từ status (dòng trạng thái) nam sinh “Đường lên đỉnh Olympia”
đăng trên Facebook cá nhân, với nội dung bị cho là “nói xấu Đảng” và “tìm kiếm
cơ hội để sống ở nước ngoài”. Sự việc bị đẩy đến cao trào khi Quang Vinh bị
công an tỉnh Yên Bái mời làm việc và ngày hôm sau, nam sinh này phải viết một
status khác trên Facebook xin lỗi về phát ngôn của mình.
Một phụ
huynh ở Việt Nam không
muốn nêu tên vì lý do an toàn, hôm 3/9/2024 nói với RFA rằng:
“Đối
với em Quang Vinh, tôi cho rằng, do tuổi trẻ nông nổi, thiếu trải nghiệm cuộc sống
nên đã thể hiện ý kiến của mình công khai trên Facebook những vấn đề mà ngay cả
giới sử gia còn tranh cãi.”
Theo
phụ huynh này, hiện nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh đã xin lỗi, nghĩa là việc viết
status trên cũng không có gì to tát đến mức phải nâng thành quan điểm…
Còn
đối với việc cơ quan công an gọi Chu Ngọc Quang Vinh lên làm việc thì theo phụ
huynh này, chủ yếu là để nhắc nhở.
Ông Nguyễn
Trí Tường -
từ Việt Nam hôm 3/9/2024 chia sẻ quan điểm rằng:
“Ở
một xã hội mà dối trá cũng là một thứ trách nhiệm và tung hô trong dối trá cũng
là một thứ bổn phận. Ấy vậy mà cháu ấy lại nói thật thì sao chúng để cháu đó sống
yên lành được.”
Em
Chu Ngọc Quang Vinh tại cuộc thi ‘Đường lên đỉnh Olympia’. Courtesy Báo Thị trường
Tài chính.
Xâm
phạm quyền tự do suy nghĩ
Sở
Giáo dục Đào tạo Yên Bái hôm 2/9 cho truyền thông Nhà nước biết đã chỉ đạo trường
THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành báo cáo nhanh sự việc, đồng thời cử cán bộ, giáo
viên trực tiếp đến gia đình học sinh Chu Ngọc Quang Vinh để nắm thêm tình hình.
Trong cùng ngày, Công an Yên Bái cũng đã mời em Vinh cùng gia đình lên làm việc
về việc này.
Phó giáo
sư - Tiến sĩ (PGS-TS) Hoàng Dũng, nhà nghiên cứu ngôn ngữ từng làm việc nhiều
năm tại Đại học Sư phạm TPHCM nhận định với RFA hôm 3/9/2024:
“Tôi
thấy nếu có người cho cháu là dũng cảm, hay chân thành… hay cho là sai trái, bậy
bạ… đó là bình thường, đó là ý kiến của từng người về một ý kiến của người
khác. Nhưng điều động công an để mời người ta lên làm việc, tức là đặt ra vấn đề
phạm pháp, thì cái đó quá sức xâm phạm đến quyền tự do suy nghĩ của người ta,
cái đó là quá mức. Như vậy khiến cho cái nhìn của cháu đối với xã hội đã tiêu cực
càng được củng cố thêm và điều đó cũng khiến cho người dân nhìn vào trường hợp
này lại có cái nhìn không thiện cảm tới nhà nước. Cách ứng xử như thế là kém,
có hại nhiều hơn có lợi.”
Liên
quan vụ việc này, trả lời RFA hôm 3/9/2024, thầy giáo Đỗ Việt Khoa - giáo viên trường Trung học Phổ thông
Thường Tín - Hà Nội, nhận định:
“Có
lẽ tỉnh Yên Bái muốn mọi người phản ánh sự việc đó, trong khi em này chỉ chia sẻ
có 16 người biết thôi. Trong khi đó báo giật tít là dư luận phẫn nộ… thì lại chẳng
biết dư luận là gồm những ai? Chứ xã hội không thấy phẫn nộ mà chỉ thấy bình
thường.”
Qua
sự việc này, theo thầy Khoa, tỉnh Yên Bái xử lý như vậy là dại dột. Ông nói tiếp:
“Chuyện
này là quan điểm của cá nhân em ấy, chỉ có 16 người được chia sẻ và không hoàn
toàn sai… thì tốt nhất là im lặng. Nhưng lâu nay ở Việt Nam có nhiều quan chức
mà cứ ai nói gì khác với các ông ấy thì bắt đầu ghét, vùi dập… Dùng công an để
triệu tập em ấy chỉ vì một việc rất đơn giản đã dẫn đến việc cả nước biết, cả
thế giới biết thì vô tình phơi bày lãnh đạo của Việt Nam thiếu dân chủ, thay vì
ủng hộ chính quyền thì bây giờ số đông lại quay sang phê phán chính quyền.”
Luật sư Vũ
Đức Khanh
- từ Canada hôm 3/9/2024 cho biết ý kiến:
“Chúng
ta khoan bàn đến nội dung phát biểu của bạn Quang Vinh đó đúng, sai. Điều chúng
ta cần làm là phải tìm hiểu cho thật kỹ những ý kiến đó như thế nào và nên thảo
luận một cách nghiêm túc và không thiên kiến. Tôi nghĩ chúng ta không nên quy
chụp hoặc lên tiếng phê phán là bạn ấy là non nớt, vô ơn mà chúng ta nên có
thái độ lắng nghe, đối thoại, chấp nhận sự khác biệt và mưu tìm sự đồng thuận.
Giả dụ như trước ngày "Đổi Mới" cách đây 38 năm, đã có bao nhiêu người
trong chúng ta lúc đó chấp nhận chính sách "Đổi Mới" đâu? Vậy mà hôm
nay, rất ít ai trong chúng ta đặt lại vấn đề về tính đúng đắn của quyết định lịch
sử này?”
Luật
sư Vũ Đức Khanh cho rằng, đây là thời khắc lịch sử của “Đổi Mới” lần thứ Hai -
một sự đổi mới tư duy của đất nước ta về thể chế chính trị trước thời đại mới.
Ông nói tiếp:
“Chúng
ta hiện chưa biết gì ở ngày mai nhưng có một điều gần như chắc chắn là lòng dân
chúng ta đang hướng tới một sự thay đổi tốt đẹp hơn cho đất nước, đặc biệt là
trong giới trẻ. Các bạn ấy đang đặt lại vấn đề của đất nước và tìm giải pháp
cho tất cả chúng ta. Cho nên, chúng ta nên có tinh thần cầu thị, lắng nghe và
trao đổi thẳng thắn, nghiêm túc hơn là dùng quyền hạn của người lớn, những người
có quyền sinh sát trong tay để áp đặt quan điểm của chúng ta. Tôi hy vọng xã hội
ta nên có tinh thần khoan dung và chấp nhận sự khác biệt để cùng nhau xây dựng
mái nhà Việt Nam cho tất cả mọi người.”
----------------------
Tin,
bài liên quan
Thời
Sự
Đại
hội XIV: Khởi điểm lịch sử mới sau 40 năm đổi mới?
Cấp
trưởng được quyền bổ nhiệm cấp phó: có thể công tâm?
Đảng
luôn coi phản biện của dân là sai trái, thù địch?
“Tiêu
chuẩn cộng đồng” của Facebook bị lạm dụng!
Ông
Trọng chọn người kế cận thế nào?
No comments:
Post a Comment