Trong lần cuối phát biểu ở
LHQ, ông Biden tìm cách xoa dịu căng thẳng Trung Đông
25/09/2024
https://www.voatiengviet.com/a/7798909.html
Tổng
thống Hoa Kỳ Joe Biden đã có bài phát biểu cuối cùng trước các nhà lãnh đạo thế
giới tại Liên Hiệp Quốc vào thứ Ba (24/9), tuyên bố rằng cuộc chiến của Nga ở
Ukraine đã thất bại và vẫn có thể có được giải pháp ngoại giao giữa Israel và
nhóm Hezbollah của Lebanon.
https://gdb.voanews.com/681a4ad2-8948-4b3f-b16d-0df980f661e3_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg
Tổng
thống Hoa Kỳ Joe Biden phát biểu tại Phiên họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hiệp
Quốc tại New York vào ngày 24/9/2024.
Trong
khi còn bốn tháng nữa là hết nhiệm kỳ, ông Biden đã bước lên bục phát biểu màu
xanh lá cây tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong lúc các cuộc chiến ở Ukraine,
Dải Gaza và Sudan vẫn đang diễn ra ác liệt và có khả năng kéo dài hơn nhiệm kỳ
tổng thống của ông, vốn sẽ kết thúc vào tháng 1.
Ông
tìm cách xoa dịu căng thẳng khi cuộc chiến kéo dài gần một năm giữa Israel và
các chiến binh Hamas ở Dải Gaza bị bao vây hiện đe dọa bao trùm Lebanon - nơi
Israel đã tấn công hơn một nghìn mục tiêu của Hezbollah vào thứ Hai (23/9).
“Chiến
tranh toàn diện không có lợi cho bất kỳ ai, ngay cả khi tình hình leo thang, một
giải pháp ngoại giao vẫn khả dĩ”, ông phát biểu trước Đại hội đồng LHQ gồm 193
thành viên.
Trong
tiếng vỗ tay, ông Biden kêu gọi Israel và Hamas hoàn tất các điều khoản của lệnh
ngừng bắn ở Gaza và thỏa thuận thả con tin do Hoa Kỳ, Qatar và Ai Cập đưa ra.
Nhiệm
kỳ tổng thống của ông Biden cũng bị chi phối bởi cuộc xâm lược Ukraine của Nga
vào tháng 2/2022. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã có mặt tại hội trường
để nghe ông Biden phát biểu và nhấn mạnh sự ủng hộ của Hoa Kỳ dành cho đất nước
của ông.
“Tin
tốt là cuộc chiến của Putin đã thất bại trong mục tiêu cốt lõi của ông ta. Ông
ta đặt ra mục tiêu phá hủy Ukraine, nhưng Ukraine vẫn tự do”, ông Biden nói.
“Chúng
ta không thể mệt mỏi, không thể ngoảnh mặt làm ngơ, và chúng ta sẽ không buông
xuôi sự ủng hộ dành cho Ukraine, cho đến khi Ukraine giành chiến thắng với một
nền hòa bình công bằng và lâu dài”, ông nói.
Nga
kiểm soát gần 1/5 Ukraine, bao gồm khoảng 80% khu vực Donbas. Theo các blogger
chiến tranh và truyền thông nhà nước Nga, lực lượng Nga đã bắt đầu tấn công thị
trấn Vuhledar ở miền đông Ukraine, một thành trì đã kháng cự đà tấn công của
Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến.
Ông
Biden dự kiến sẽ nghe ông Zelenskyy trình bày về một kế hoạch hòa bình mới của
Ukraine khi họ gặp nhau tại Washington vào thứ Năm (26/9). Một quan chức Hoa Kỳ
cho biết kế hoạch này có lẽ rất giống với các kế hoạch trước đây là kêu gọi
thêm vũ khí và hỗ trợ cho cuộc kháng chiến của Ukraine.
Đẩy
lùi Trung Quốc và Iran, những quốc gia ủng hộ cả Hamas và Hezbollah, đã chiếm
phần lớn thời gian bài phát biểu của tổng thống Biden.
Ông
Biden cho biết hôm thứ Ba (24/9) rằng tiến triển trong hòa bình ở Trung Đông sẽ
đặt thế giới vào vị thế tốt hơn để giải quyết “mối đe dọa đang diễn ra do Iran
gây ra”.
“Chúng
ta phải cùng nhau không cho các lực lượng khủng bố ủy nhiệm của họ hoạt động...
và đảm bảo rằng Iran sẽ không bao giờ, không bao giờ có được vũ khí hạt nhân”,
ông nói.
Ông
cho biết Hoa Kỳ đang tìm cách quản lý cạnh tranh với Trung Quốc một cách có
trách nhiệm để không đi vào xung đột.
“Chúng
tôi sẵn sàng hợp tác giải quyết các thách thức cấp bách”, ông nói. “Gần đây,
chúng tôi đã nối lại hợp tác với Trung Quốc để ngăn chặn dòng chảy ma túy tổng
hợp gây chết người. Tôi đánh giá cao sự hợp tác này. Điều này có ý nghĩa đối với
người dân đất nước tôi và nhiều người khác trên khắp thế giới”.
Ông
Biden cũng có những lời lẽ mạnh mẽ đối với các nhà lãnh đạo của các bên tham
chiến ở Sudan: “Hãy chấm dứt cuộc chiến này ngay bây giờ”.
THÁCH
THỨC ĐỐI VỚI TỔNG THỐNG TIẾP THEO CỦA HOA KỲ
Bài
phát biểu của ông Biden tại Liên Hiệp Quốc là sự kiện trọng tâm trong chuyến
công tác kéo dài hai ngày của ông tới New York, bao gồm bài phát biểu về khí hậu
vào cuối ngày thứ Ba và cuộc họp vào thứ Tư với ông Tô Lâm, Tổng bí thư- Chủ tịch
nước Việt Nam.
Ông
Biden rất mong muốn tăng cường quan hệ với quốc gia Đông Nam Á chiến lược và là
trung tâm sản xuất để chống lại Nga và Trung Quốc, hai nước mà Việt Nam cũng vẫn
duy trì quan hệ.
Ukraine
và Nga, Gaza, Iran và Trung Quốc đều được coi tiếp tục sẽ là thách thức đối với
tổng thống tiếp theo, bất kể người kế nhiệm ông Biden là phó tổng thống Kamala
Harris bên Dân chủ, hay cựu Tổng thống Donald Trump bên Cộng hòa.
Cách
tiếp cận chính sách đối ngoại của bà Harris rất giống với ông Biden, mặc dù bà
đã có giọng điệu cứng rắn hơn về hàng chục nghìn người Palestine thiệt mạng và
cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Dải Gaza bị tàn phá bởi các cuộc tấn công của
Israel.
Ông
Trump, người có xu hướng cô lập hơn, không mấy nhiệt tình ủng hộ cuộc chiến của
Ukraine nhằm đánh đuổi quân xâm lược Nga, và là người ủng hộ mạnh mẽ Thủ tướng
Israel Benjamin Netanyahu, người đã có sự rạn nứt với ông Biden.
Ông
Biden đã bày tỏ sự ủng hộ kiên định đối với Israel trong nỗ lực tiêu diệt các
chiến binh Hamas trên dải Gaza nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công trong nỗ lực
đàm phán thỏa thuận ngừng bắn đổi con tin và chưa có bước đột phá nào được nhìn
thấy.
Dưới
sự lãnh đạo của ông Biden, Hoa Kỳ đã chuyển hàng triệu đô la vũ khí của Mỹ cho
Ukraine và tập hợp khối NATO đoàn kết đằng sau Kyiv. Nhưng cuộc xung đột phần lớn
đang bế tắc khi Nga vẫnchiếm giữ các khu vực miền đông Ukraine mà họ đã chiếm
được vào đầu cuộc chiến.
No comments:
Post a Comment