Tranh
cử TT Mỹ : Trung Quốc trong tâm điểm cuộc tranh luận Trump - Harris
Thu Hằng - RFI
Đăng
ngày: 11/09/2024 - 12:26 - Sửa đổi ngày: 11/09/2024 - 12:34
Kinh
tế là một trong những chủ đề đối đầu trong cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng
thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris ngày 10/09/2024. Hai đối thủ cáo buộc
nhau « bán nước » hoặc « đã phá hủy nền kinh tế ». Trung Quốc
được nhiều lần nhắc đến trong cuộc tranh luận.
HÌNH
:
Donald Trump (T) và Kamala Harris trong cuộc
tranh luận trên truyền hình Mỹ, tối 10/09/2024. AFP - SAUL LOEB
Thông tín viên RFI Cléa Broadhurst tường trình
từ Bắc Kinh :
« Trung
Quốc, Bắc Triều Tiên và Nga đều sợ Trump. Dù sao đó là điều mà cựu tổng thống Mỹ
khẳng định trong cuộc tranh luận với phó tổng thống Kamala Harris. Trung Quốc
được nhiều lần nhắc đến trong những lúc quan trọng của cuộc tranh luận, nhất là
khi liên quan đến kinh tế.
Ông
Donald Trump đã dọa áp thuế 10% đối với các sản phẩm từ tất cả các nước, trừ
Trung Quốc, quốc gia mà ông muốn đánh thuế từ 60% đến 100%. Cựu tổng thống khẳng
định : « Sau 75 năm, những quốc gia khác cuối cùng cũng phải trả
nợ cho chúng ta vì tất cả những gì chúng ta đã làm cho thế giới và đó sẽ là những
mức thuế quan đáng kể. Trump cũng nói thêm rằng chính quyền dưới thời ông đã
thu được « hàng tỉ, hàng tỉ đô la » từ Trung Quốc.
Ngược
lại, bà Kamala Harris khẳng định chính quyền Trump đã gây ra một trong những mức
thâm hụt thương mại cao chưa từng thấy trong lịch sử Hoa Kỳ. Phó tổng thống Mỹ
cũng cáo buộc cựu tổng thống bán chip điện tử Mỹ cho Bắc Kinh để giúp Trung Quốc
« cải thiện và hiện đại hóa quân đội ».
Phát
biểu này nhằm nhấn mạnh đến những nỗ lực của chính quyền Biden hiện tại để hạn
chế quyền tiếp cận của Trung Quốc với chất bán dẫn tiên tiến thông qua các
chính sách như Đạo luật CHIPS và Khoa học (CHIPS & Science Act) ».
------------------------------
Các
nội dung liên quan
HOA
KỲ - BẦU CỬ TỔNG THỐNG
Bầu
cử tổng thống Mỹ 2024: Harris đến Pennsylvannia một ngày trước cuộc tranh luận
tay đôi với Trump
PHÂN
TÍCH
Bầu
cử tổng thống Mỹ 2024 : Donald Trump vẫn còn đường vào Nhà Trắng
HOA
KỶ - BẦU CỬ TỔNG THỐNG
Bầu
cử tổng thống Mỹ 2024 : Trump – Harris, hai phương pháp chuẩn bị cho cuộc tranh
luận tay đôi
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Harris-Trump
: Cuộc tranh luận rất được chờ đợi
Thụy My - RFI
Đăng
ngày: 11/09/2024 - 14:06
Liên
quan đến bầu cử tổng thống Mỹ, tất cả các báo đều có bài viết về cuộc tranh luận
giữa hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump vào tối nay 10/09/2024 theo
giờ Hoa Kỳ (3 giờ sáng 11/09 theo giờ Pháp).
HÌNH :
Ảnh
ghép hai ứng cử viên Kamala Harris và Donald Trump, trước khi diễn ra cuộc
tranh luận lần đầu tiên trên truyền hình vào ngày 10/09/2024. AP
Rốt
cuộc đã đến lúc so găng
Một
tháng sau khi được chỉ định làm ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, tối
nay bà Kamala Harris bước vào cuộc chiến đấu đầu tiên với Donald Trump : tranh
luận trên kênh truyền hình ABC vào giờ vàng trong 90 phút.
Từ
nhập cư, vật giá cho đến tình trạng tội phạm, phá thai, mọi chủ đề đều được đề
cập. La Croix cho rằng sau một khởi đầu thận trọng, đã đến lúc
bà xỏ tay vào đôi găng và bước lên võ đài. Sở dĩ cuộc song đấu này rất được chờ
đợi là vì người ta không biết được Kamala Harris sẽ xoay sở như thế nào. Sự
hung hăng của ông Trump thì đã rõ, còn bà Harris chưa phải chịu đựng sự tấn
công từ phe mình trong cuộc bầu cử sơ bộ truyền thống - do Joe Biden bỏ cuộc
vào phút cuối - và cũng chưa trả lời báo chí.
Kamala
Harris có đáp trả được những cú đòn của Donald Trump hay không ? Bà sẽ chọn tư
thế tấn công, chẳng hạn đánh vào các vụ rắc rối với tư pháp của đối thủ, xoáy
vào tuổi tác, phê phán Dự án 2025…hay chủ yếu phòng thủ ? Cả hai sẽ tranh luận
mà không có khán giả và không được ghi chép. Thật ra các quy định này không
khác cuộc tranh luận hồi năm 2010 để giành chức tổng chưởng lý bang California,
nơi Kamala Harris bắt đầu trở thành ngôi sao mới của đảng Dân Chủ.
Nhà
báo Dan Morain, hồi đó là một trong ba thành viên phụ trách chất vấn Kamala
Harris và đối thủ Cộng Hòa nhớ lại, bà đã tranh cãi rất thành công và giành được
chức vụ trong đường tơ kẽ tóc. « Là một luật sư, bà ấy biết cách hướng
về bồi thẩm đoàn để thuyết phục. Tối thứ Ba này, bồi thẩm đoàn là người dân Mỹ
».
Được
ăn cả ngã về không ?
Kamala
Harris cũng chưa cho biết chi tiết chương trình hành động, ngoài vài biện pháp
làm tăng sức mua. Bà đôi khi cũng thay đổi ý kiến như việc hợp pháp hóa cần sa
hay khai thác khí đá phiến. Tuy nhiên không nên chờ đợi Harris bày tỏ quan điểm
về tất cả, vì bà « biết cách không đưa ra ý kiến khi không cần thiết về
chính trị ».
Một
góc độ mà Donald Trump có thể tấn công đối thủ được ông gọi là « đồng
chí Harris », là những giá trị của cánh tả Mỹ như chống án tử hình.
Trong chiến dịch giành chức chưởng lý San Francisco năm 2003, Kamala Harris khẳng
định sẽ không đưa một ai vào hành lang tử thần. Và bà đã giữ lời, kể cả sau cái
chết của một cảnh sát đã gây xúc động sâu sắc tại San Francisco và làm phẫn nộ
lực lượng an ninh thành phố. Về nhập cư, bà từng khởi tố nhiều nhóm tội phạm.
Theo Dan Morain, Donald Trump sẽ sai lầm nếu đánh giá thấp Kamala Harris, và
ngược lại.
Trả
lời Libération, nhà chính trị học Amy Greene cho rằng cuộc tranh luận
này rất cần thiết cho nền dân chủ, sau một loạt sự kiện chưa từng thấy trong
chiến dịch tranh cử lần này : cuộc tranh luận thảm hại của Joe Biden, vụ
ám sát hụt Donald Trump, rồi Joe Biden rút lui vào giờ chót và Kamala Harris đột
ngột xuất hiện.
Le
Figaro cho
biết bà Harris đã chuẩn bị rất cẩn thận qua những cuộc tập luyện với các cố vấn
đóng vai Donald Trump, kể cả chiếc cà-vạt đỏ. Ông Trump đã bảy lần tranh luận
khi tranh cử tổng thống, còn Kamala Harris từ bốn năm qua chưa hề thử lửa. Thường
thì các cuộc tranh luận không ảnh hưởng nhiều đến kết quả bầu cử, nhưng lần này
thì khác : Kamala Harris được chỉ định rất trễ tràng, không còn bao nhiêu
thời gian để vận động, và cuộc đua đang sát nút.
Bắc
Triều Tiên xích gần Nga, lạnh nhạt với Trung Quốc và Cuba
Nhìn
sang châu Á, Les Echos chú ý đến sự giá lạnh trong quan hệ giữa
Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Hôm qua Bắc Triều Tiên kỷ niệm 76 năm thành lập,
nhưng không tổ chức diễn binh, chỉ bắn pháo bông. Theo dõi điện mừng của các đồng
minh lịch sử của Bình Nhưỡng, người ta thấy rằng chế độ này đang thân thiết với
Matxcơva hơn là Bắc Kinh.
Các
quan sát viên phương Tây quan tâm nhất đến bức điện của ông Tập Cận Bình, trong
đó nhắc lại tình hữu nghị giữa hai nước ít hơn so với năm 2023. Năm ngoái, chủ
tịch Trung Quốc nhấn mạnh đến « tầm quan trọng » của cuộc gặp
giữa đôi bên, khẳng định quyết tâm « không thể lay chuyển » trong
việc « duy trì, xúc tiến và phát triển truyền thống hữu nghị, hợp tác
giữa hai nước, cho dù tình hình thế giới và khu vực diễn tiến như thế nào
». Nhưng năm nay ông Tập chỉ nói đến việc « tăng cường hợp tác
», dù ngày 06/10 tới là kỷ niệm 76 năm thành lập quan hệ ngoại giao.
Giọng
điệu chung chung này khác hẳn với sự nồng nhiệt của Vladimir Putin trong bức điện
ngày 07/09, nhấn mạnh đến « mức độ cao » của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện
giữa đôi bên. Theo Putin, việc tăng cường quan hệ « phù hợp với lợi ích
căn bản của nhân dân hai nước » và « bảo đảm ổn định cho bán đảo
Triều Tiên cũng như Đông Bắc Á ». Những từ ngữ làm Kim Jong Un vốn tự
cao tự đại có thể hài lòng, trong khi vẫn bực tức khi thấy Bắc Kinh, Tokyo và
Seoul bắt đầu xích lại gần nhau hơn. Les Echos lưu ý là Kim
Jong Un và Vladimir Putin đã gặp gỡ hai lần trong vòng chưa đầy một năm, còn Tập
Cận Bình chỉ gởi hai bức điện trong cùng thời gian, và cuộc gặp gần nhất với
ông Tập là tận năm 2019.
Một
đồng minh lịch sử khác là Cuba cũng chúc mừng Kim Jong Un, nhưng quan hệ giữa
hai nước đang lấn cấn. Bình Nhưỡng khó thể thông cảm việc La Habana lập quan hệ
ngoại giao với Seoul hồi tháng Hai. Từ đó đến nay, truyền thông Bắc Triều Tiên
không hề đăng bất kỳ thông tin nào liên quan đến Cuba, trong khi đảo quốc cộng
sản đang cố gắng thoát khỏi « luyện ngục » qua việc tỏ ra hòa dịu với các nước
dân chủ.
Thế
vận hội Paris : Cuộc hôn nhân giữa cái đẹp và thể thao
Dư
âm của Thế vận hội Paris 2024 vẫn còn ngây ngất, xã luận của Le
Monde cho rằng cả hai sự kiện Olympic và Paralympic đều thành công vượt
bực về mặt tổ chức, văn hóa, thể thao. Thành công này cần được tiếp tục phát
huy.
Từ
đầu đến cuối, Olympic và Paralympic gây phấn khởi cho người Pháp và khiến các
nước ngưỡng mộ. Trước hết là công tác tổ chức và logistic. Từ giao thông đến an
ninh đều vượt qua được thử thách trong khi ngay trong buổi sáng khai mạc, mạng
lưới tàu cao tốc đã bị phá hoại. Các cơ sở hạ tầng thể thao làm tròn nhiệm vụ với
sự hỗ trợ tận tình của 45.000 tình nguyện viên. Dòng sông Seine không còn ô nhiễm
- nỗ lực này cần phải được giữ vững.
Về
văn hóa cũng rất thành công. Sự táo bạo của lễ khai mạc ngoài trời dưới mưa là
một cuộc trình diễn ngoạn mục khó quên, lập tức khiến Thế vận hội lần này khác
hẳn : ra khỏi sân vận động để hòa mình với thành phố. Việc biến các địa điểm
mang đầy dấu ấn lịch sử của thủ đô thành nơi thi đấu đã kéo dài câu chuyện thần
tiên : đấu kiếm dưới chiếc vòm lộng lẫy của Grand Palais, bắn cung ở Invalides
nơi Napoléon an nghỉ, đua ngựa ở cung điện Versailles...Cuộc hôn nhân độc đáo
giữa cái đẹp và thể thao đã khiến thành phố bảo tàng Paris sống động hơn, tạo
ra những hình ảnh vô cùng quyến rũ.
Những
huyền thoại mới khai sinh
Về
thành tích thể thao, các vận động viên Pháp đạt được mục tiêu đã đề ra là đứng
thứ năm toàn đoàn (64 huy chương) trong Thế vận hội và thứ tám (75 huy chương)
trong Thế vận hội dành cho người khuyết tật.Ngay từ đầu, chiến thắng của đội
bóng bầu dục đã tạo nên niềm hứng khởi cho công chúng, biến thành năng lượng
tích cực trong suốt các cuộc tranh tài. Những huyền thoại đã được sinh ra,
trong số đó có kình ngư Léon Marchand và bốn chiếc huy chương vàng cá nhân, hay
judoka Teddy Riner với huy chương vàng thứ ba. Các vận động viên Pháp cũng
giành được chiến thắng ngoạn mục trong môn đua xe đạp, ba môn phối hợp.
Trong
Thế vận hội người khuyết tật, bất ngờ nhất là sự say mê của công chúng Pháp đối
với các môn thi đấu mà họ chưa từng biết đến và sự nhiệt thành của các vận động
viên. Tony Estanguet, chủ tịch ủy ban tổ chức Paris 2024 gọi đây là « Cuộc
cách mạng paralympique » sẽ ghi mãi dấu ấn, chào mừng « mùa hè hạnh phúc của
người Pháp ». Le Monde tự hỏi, liệu có thể kéo dài tình trạng
ân sủng này, vào lúc đất nước đối mặt với nhiều thử thách ?
Đầu
tư cho châu Âu để có thể cạnh tranh
Le
Monde hôm
nay đưa tít « Ngân sách, thách thức chính trị đầu tiên của Barnier »,
Le Figaro đặt vấn đề « Liệu tổng thống Macron có để thủ tướng
Barnier tự do hành động ? ». La Croix nhấn mạnh « Di sản của
Thế vận hội », Libération tố cáo thủ lãnh đảng cực hữu Jordan Bardella
có tham gia làm giả giấy tờ nhằm tránh né tư pháp trong vụ việc làm ma ở Nghị
viện Châu Âu.
Trên
lãnh vực kinh tế, Les Echos và La Croix cùngquan
tâm đến việc đầu tư cho châu Âu. Cựu chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu
(BCE) và là cựu thủ tướng Ý, ông Mario Draghi hôm qua 09/09 đã trình lên chủ tịch
Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen bản báo cáo dày 400 trang, nhưng thông điệp
của ông cũng hướng đến các nhà lãnh đạo và công chúng trong Liên Hiệp Châu Âu
(EU).
Đó
là châu Âu đã bị Hoa Kỳ bỏ xa về kinh tế từ mười mấy năm qua và có nguy cơ bị
Trung Quốc vượt hẳn nếu không đầu tư lớn. Để tái thúc đẩy, Draghi đề nghị huy động
800 tỉ euro, chủ yếu là đi vay chung. Vấn đề là khuyến cáo của ông được đưa ra
vào thời điểm EU đang gặp khó khăn. Pháp, Đức, Ý, Hà Lan chìm trong khủng hoảng
chính trị kéo dài, và bản thân bà Ursula von der Leyen cũng gặp không ít chống
đối. Nhưng để không bị tụt hạng nặng nề, EU phải cùng nhau hành động.
No comments:
Post a Comment