Monday, 23 September 2024

TỔNG THỐNG MỸ JOE BIDEN DỰ KIẾN SẼ GẶP TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM VÀO NGÀY 25 THÁNG 9 (RFA)

 



NỘI DUNG :

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ gặp TBT Tô Lâm vào ngày 25/9

RFA

.

TBT Tô Lâm cảm ơn Mỹ đã giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi, khẳng định luôn là đối tác tốt  

RFA

.

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước Phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

RFA

 

========================================================

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ gặp TBT Tô Lâm vào ngày 25/9

RFA

2024.09.23

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/joe-biden-to-meet-to-lam-09232024102446.html

 

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dự kiến sẽ gặp Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản cầm quyền Tô Lâm vào thứ tư, ngày 25/9, một người quen thuộc với vấn đề này nói với Reuters.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/joe-biden-to-meet-to-lam-09232024102446.html/@@images/ade6e21f-f239-4657-b56a-af1ca5f148e0.jpeg

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại sự kiện kỷ niệm một năm Việt - Mỹ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, ở New York, ngày 22/9.   (TTXVN)

 

Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, nơi ông Tô Lâm đến dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và có bài phát biểu vào ngày 22/9.

 

Nhà Trắng không có bình luận ngay lập tức. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đó không nói liệu ông Lâm có gặp Tổng thống Biden trong chuyến đi hay không.

 

Tổng thống Mỹ Biden rất muốn làm sâu sắc thêm mối quan hệ với quốc gia chiến lược ở Đông Nam Á và là trung tâm sản xuất này nhằm chống lại Nga và Trung Quốc, những nước mà Việt Nam cũng duy trì quan hệ.

 

Tháng 9 năm ngoái, ông Biden đã đến thăm Việt Nam và đạt được các thỏa thuận về chất bán dẫn và khoáng sản cũng như nâng cấp vị thế ngoại giao cao nhất của Hà Nội, cùng với Trung Quốc và Nga.

 

Trong chuyến đi đầu tiên tới Hoa Kỳ kể từ khi được bổ nhiệm vào đầu tháng 8 làm người đứng đầu đảng, chức vụ quyền lực nhất của đất nước, Tô Lâm sẽ gặp gỡ đại diện của một số tập đoàn Hoa Kỳ, bao gồm Google của Alphabet và chủ sở hữu Facebook Meta.

 

Trong ngày 22/9, ông Tô Lâm đã gặp ông Brendan Nelson, Phó chủ tịch cấp cao Tập đoàn Boeing kiêm Chủ tịch Công ty Boeing Global. Trong buổi gặp này, ông Tô Lâm đã đề nghị tập đoàn Boeing sớm nghiên cứu, triển khai đầu tư các nhà máy sản xuất linh kiện, xây dựng Trung tâm bảo dưỡng thiết bị, máy móc máy bay quy mô khu vực gắn với các Cảng Hàng không lớn của Việt Nam.

 

Truyền thông Nhà nước cho biết, đại diện tập đoàn Boeing cam kết trong thời gian tới sẽ hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái hàng không tại Việt Nam, trong đó chú trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng hàng không, đào tạo nhân lực, xây dựng sân bay, cơ sở sửa chữa, bảo trì máy bay.

 

Chuyến đi của Tô Lâm cũng bao gồm một điểm dừng chân ở Cuba, đối tác Cộng sản lâu năm của Việt Nam.

 

 

-------------------------------

.

TBT Tô Lâm cảm ơn Mỹ đã giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi, khẳng định luôn là đối tác tốt  

RFA

2024.09.23

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-party-chief-to-lam-thanks-us-gov-for-help-yagi-typhoon-wants-to-be-good-partner-09232024101827.html

 

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm hôm 22/9 đã bày tỏ lòng cảm ơn đến tới chính phủ và nhân dân Mỹ vì đã giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi vừa qua, đồng thời bày tỏ mong muốn hai nước luôn là đối tác tốt của nhau.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-party-chief-to-lam-thanks-us-gov-for-help-yagi-typhoon-wants-to-be-good-partner-09232024101827.html/@@images/3aefda24-4749-4936-80bf-c4fd84d3485e.jpeg

Chủ tịch tô Lâm phát biểu tại Thượng đỉnh Tương Lai tại Đại hội đồng LHQ ở New York hôm 22/9/2024    (ANGELA WEISS / AFP)

 

Ông Tô Lâm phát biểu điều này tại Lễ kỷ niệm một năm Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và hướng tới kỷ niệm 30 năm Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được tổ chức ở New York vào tối ngày 22/9 (giờ địa phương).

 

Ngay sau khi bão Yagi (cơn bão số ba) tràn qua các tỉnh miền Bắc Việt Nam vào ngày 7/9 gây mưa lũ và sạt lở khiến hàng trăm người chết và mất tích, chính phủ Mỹ đã viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam một triệu đô la để khắc phục hậu quả của bão.

 

Truyền thông Nhà nước hôm 23/9 đăng bài phát biểu của ông Tô Lâm, theo đó, người đứng đầu Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề cao quan hệ Việt - Mỹ có từ 80 năm qua ngay từ dưới thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông Tô Lâm nói:

 

"Gần 80 năm trước, Việt Nam độc lập đồng minh hội, theo lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã chủ động tìm cách hỗ trợ các phi công Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ II.

 

Trong Cách mạng Tháng 8, những người bạn Mỹ là lực lượng nước ngoài duy nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được mời tham dự Lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 và chứng kiến Hồ Chủ tịch trích dẫn Tuyên ngôn độc lập Mỹ. Hôm đó, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trên khán đài nổi bật khẩu hiệu "Hoan nghênh phái đoàn Mỹ".

 

Ông Tô Lâm cũng nói đến việc ông Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư đến các lãnh đạo Mỹ để tìm kiếm sự ủng hộ cho cách mạng Việt Nam.

 

Tuy nhiên, theo người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, do những điều kiện, hoàn cảnh của lịch sử, mong muốn ấy đã phải trải qua nhiều thử thách: 20 năm chiến tranh và 20 năm tiếp theo quan hệ bị đóng băng.

 

"Để rồi bằng những nỗ lực không mệt mỏi của các nhà Lãnh đạo hai nước qua các thời kỳ, với vai trò quan trọng của những nhân vật lịch sử, "những người phá băng" của cả Việt Nam và Mỹ (như người bạn John Kerry của chúng tôi cũng đang có mặt tại đây), ngày 11/7/1995, Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt và Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã công bố việc hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao", ông Tô Lâm nhắc lại.

 

Ông Tô Lâm, người kế nhiệm TBT Nguyễn Phú Trọng qua đời cách đây hơn hai tháng, đề nghị năm điều cả hai phía cần thực hiện để tiếp tục triển khai hiệu quả khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện mà hai nước vừa đạt được vào tháng 9 năm ngoái nhân chuyến thăm đến Hà Nội của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

 

Người từng giữ chức Bộ trưởng Công an trong tám năm, sau đó trở thành Chủ tịch nước và TBT đề nghị cần duy trì nhịp độ phù hợp và triển khai hiệu quả các thỏa thuận đã có về hợp tác quốc phòng - an ninh, trong đó ưu tiên cao trong việc tập trung tẩy độc dioxin, rà phá bom mìn, hỗ trợ người khuyết tật, tìm kiếm, quy tập và định danh hài cốt liệt sĩ Việt Nam và nước này sẽ tiếp tục hợp tác đầy đủ với Mỹ trong việc tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh.

 

Ông Tô Lâm cũng nhắc lại lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu trong chuyến thăm lịch sử tới Mỹ vào năm 2015: "Chúng ta có thể cùng nhau xây dựng một tầm nhìn tươi sáng cho quan hệ hai nước trong tương lai, để hai dân tộc chúng ta, con cháu chúng ta luôn là bạn và đối tác tốt của nhau".

 

-------------------------------------

.

 

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước Phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

RFA

2024.09.23

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/open-letter-calling-for-sanctions-against-general-to-lam-human-rights-09232024101424.html

 

Một nhóm gồm sáu tổ chức phi chính phủ vào ngày 23/9 đã công bố một bức thư ngỏ gửi Tổng thống Mỹ Joe Biden, cùng lãnh đạo các nước phương Tây khác, đề nghị điều tra và có biện pháp cấm vận đối với tướng Công an Tô Lâm - người vừa trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/8 vừa qua.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/open-letter-calling-for-sanctions-against-general-to-lam-human-rights-09232024101424.html/@@images/21d86171-d272-4d9d-b68b-74bc212fc915.jpeg

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm ở New York hôm 22/9/2024

 (Facebook/Việt Tân)

 

Ông Tô Lâm - người đồng thời cũng là Chủ tịch nước Việt Nam - đang có chuyến thăm New York, Mỹ, để dự hội nghị tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, nơi ông có bài phát biểu đầu tiên trên cương vị mới hôm 22/9.

 

Bức thư ngỏ được gửi tới Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Anh Anthony Albanese, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Charles Michel.

 

Các nhóm tham gia bức thư bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của internet.

 

Những vụ bắt cóc quốc tế có sự tham gia của ông Tô Lâm được nêu trong thư bao gồm: vụ bắt cóc cựu quan chức Chính phủ Việt Nam Trịnh Xuân Thanh tại Đức hồi năm 2017, blogger của RFA Trương Duy Nhất ở Thái Lan năm 2019, và nhà báo tự do Đường Văn Thái ở Thái Lan năm 2023.

 

“Những hành động này là những vi phạm trắng trợn luật quốc tế - xâm phạm chủ quyền của nước khác và bất chấp các quyền con người cơ bản” - bức thư có đoạn viết.

 

Trong phần tố cáo ông Tô Lâm sử dụng bạo lực với người dân, các tổ chức phi chính phủ đề cập đến vụ cưỡng chế đất gây chết người ở ngoại thành Hà Nội vào tháng 1/2020 khi công an huy động lực lượng hàng ngàn người đến cưỡng chế đất đang tranh chấp, dẫn đến cái chết của cụ ông Lê Đình Kình. Những đàn áp đối với người thiểu số đặc biệt là người Thượng ở Tây Nguyên, bắt họ bỏ đạo, cũng được đề cập.

 

Liên quan đến việc đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội dân sự, theo bức thư, dưới thời ông Tô Lâm làm Bộ trưởng Công an, hàng trăm nhà hoạt động nhân quyền, hoạt động xã hội, blogger đã bị bắt giữ tuỳ tiện và kết án tù.

 

“Kể từ năm 2016, các nhà hoạt động Việt Nam phải chịu các án tù dài chỉ đơn giản bởi vì họ thực hiện các quyền tự do phát biểu và tự do hội họp như đã ghi nhận trong văn thư của Nhóm Làm việc của LHQ về bắt giữ tuỳ tiện” - theo nội dung thư ngỏ.

 

Ông Tô Lâm cũng bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm “bắt buộc hàng chục nhà hoạt động phải sống lưu vong”.

 

Theo nội dung thư: “lo sợ bị bắt giữ, tra tấn, kết án, nhiều người lên tiếng về nhân quyền đã phải chạy khỏi Việt Nam, bỏ lại phía sau nhà cửa, gia đình để tị nạn ở nước ngoài”.

 

Trong phần về kẻ thù internet, bức thư tố cáo đội ngũ an ninh của ông Tô Lâm đã gây sức ép bắt các công ty nước ngoài phải kiểm duyệt nội dung mạng xã hội và nhắm mục tiêu vào những người bất đồng chính kiến trên mạng.

 

Các tổ chức tham gia ký thư ngỏ thúc giục chính phủ Mỹ và các nước phương Tây có hành động kiên quyết đối với các hành vi phạm tội của ông Tô Lâm với các biện pháp bao gồm sử dụng luật nhân quyền Magnitsky và các điều luật tương tự, đóng băng tài sản của ông Tô Lâm và cấm ông Tô Lâm vào nước khác, lên án công khai các hành vi vi phạm của ông Tô Lâm và ủng hộ cho những người Việt Nam đang là nạn nhân của các hành vi này.

-       

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats