KCNA: Lãnh tụ Triều Tiên Kim
Jong Un gặp Shoigu của Nga và cam kết hợp tác mạnh hơn
Nhà lãnh đạo Triều
Tiên Kim Jong Un vừa gặp quan chức an ninh hàng đầu của Nga Sergei Shoigu và thảo
luận về việc tăng cường đối thoại chiến lược giữa hai nước, thông tấn nhà nước
Triều Tiên KCNA loan tin hôm 14/9.
=================================================
Lãnh
đạo Bắc Triều Tiên cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ với Nga
Thanh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 14/09/2024 - 10:47
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240914-kim-jong-un-cam-ket-tang-cuong-quan-he-voi-nga
Theo
hãng tin chính thức của Bắc Triều Tiên KCNA hôm nay, 14/09/2024, lãnh đạo chế độ
Bình Nhưỡng Kim Jong Un đã cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ với Matxcơva khi
hội đàm với thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu tại Bắc Triều Tiên hôm
qua.
HÌNH
:
Thư
ký Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Sergei Shoigu (T) bắt tay lãnh đạo Bắc Triều
Tiên Kim Jong Un khi phái đoàn Nga rời khỏi Bắc Triều Tiên, ngày 13/09/2024. ©
AP - North Korean government
Nơi
diễn ra cuộc gặp giữa ông Kim Jong Un với ông Shoigu, cựu bộ trưởng Quốc Phòng
Nga không được xác định, nhưng theo các chuyên gia, cuộc họp có thể đã diễn ra
tại Cung điện Mặt trời Kumsusan, nơi mà tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đón tiếp.
Trong
cuộc hội đàm với lãnh đạo Hội đồng An ninh Nga, ông Kim Jong Un đã tuyên bố Bắc
Triều Tiên sẽ tăng cường hợp tác với Matxcơva trong khuôn khổ hiệp ước phòng thủ
chung mà hai đồng minh này đã ký vào tháng 6 vừa qua, nhân chuyến thăm Bắc Triều
Tiên của tổng thống Putin.
Theo
hãng tin AFP, trên trang mạng của Hội đồng An ninh Nga, hội đồng này cũng khẳng
định cuộc gặp giữa ông Kim Jong Un với ông Sergei Shoigu sẽ giúp mang lại “một
đóng góp quan trọng vào việc thực hiện” hiệp ước nói trên.
Bình
Nhưỡng và Matxcơva là hai đồng minh lâu đời, nhưng quan hệ giữa hai nước đã được
tăng cường kể từ khi nổ ra chiến tranh Ukraina.
Hoa
Kỳ và Hàn Quốc vẫn cáo buộc Bình Nhưỡng đã cung cấp đạn pháo và tên lửa cho Nga
để sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraina. Ngày 12/09, Bắc Triều Tiên
đã bắn nhiều tên lửa tầm ngắn ra biển. Đây được xem là các cuộc thử nghiệm những
tên lửa “sẽ được xuất khẩu sang Nga”.
----------------------------
Các
nội dung liên quan
BẮC
TRIỀU TIÊN - NGA - HỢP TÁC QUỐC PHÒNG
Bắc
Triều Tiên: Kim Jong-un thảo luận về hợp tác quân sự với thứ trưởng Quốc Phòng
Nga
ĐIỂM
BÁO
Kim
Jong Un và Vladimir Putin tay trong tay, Bắc Kinh lo lắng
===================================================
Tàu
Đức đi qua eo biển Đài Loan, Trung Quốc lên án Berlin đe dọa an ninh
Minh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 14/09/2024 - 11:19Sửa đổi ngày: 14/09/2024 - 17:35
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240914-tau-duc-di-qua-eo-bien-dai-loan-trung-quoc-len-an
Hôm
nay, 14/09/2024, Bắc Kinh cáo buộc Berlin làm gia tăng rủi ro an ninh tại eo biển
Đài Loan, sau khi hai tàu của Đức đi qua khu vực nhạy cảm ngăn cách Đài Loan và
Trung Quốc này.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa: Chiến hạm Mỹ USCGC Calhoun (P), tàu hộ tống Đức FGS
Baden-Württemberg, (G) và chiến hạm Mỹ USS Bataan (T), trên sông Hudson ở New
York, Mỹ, nhân dịp Tuần lễ Hạm đội, ngày 22/05/2024. AP - Yuki Iwamura
Theo
hãng tin Reuters, trong một thông cáo, phát ngôn viên quân đội Trung Quốc Lý Hy
tuyên bố hành động của phía Đức đã “làm gia tăng rủi ro về an ninh và gửi đi
những tín hiệu sai lạc”. Ông cũng khẳng định rằng lực lượng quân đội Trung
Quốc hiện diện trong khu vực sẽ "kiên quyết đối phó với mọi mối đe dọa
và mọi hành động khiêu khích".
Về
phần mình, bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius đã xác nhận hôm 13/09 rằng
tàu hộ tống Baden-Württemberg, cùng với một tàu tiếp tế, đang đi từ Hàn Quốc đến
Philippines. Theo hải trình, tàu này sẽ đi qua eo biển Đài Loan, vì theo ông
Pistorius "đây là tuyến đường an toàn nhất xét theo điều kiện thời tiết.
Và đây là vùng biển quốc tế, vì vậy chúng tôi sẽ đi qua đó". Khi được
hỏi về các tàu này, thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông “không có điều
gì để nói, vì đây là tuyến hàng hải quốc tế”.
Chính
phủ của thủ tướng Olaf Scholz có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc,
trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế và địa chính trị gia tăng. Nhưng Berlin cũng
đang cố cân bằng giữa việc bảo vệ các lợi ích chiến lược với việc duy trì các mối
quan hệ kinh tế với Bắc Kinh, đối tác thương mại quan trọng của Đức.
Đầu
tuần này, Đài Loan đã hoan nghênh các hành động của Đức, Hoa Kỳ, Canada và Hà
Lan, giúp chứng minh eo biển Đài Loan là vùng biển quốc tế, đồng thời bảo vệ tự
do hàng hải và duy trì hòa bình trong khu vực.
-----------------------------
Các
nội dung liên quan
ĐỨC
- EO BIỂN ĐÀI LOAN
Đức
điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan, lần đầu tiên sau 22 năm
ĐỨC
- TRUNG QUỐC
Ngoại
trưởng Đức thăm Trung Quốc với trọng tâm là Đài Loan và Ukraina
===================================================
Tàu
chiến ra Biển Đông báo hiệu Đức sẵn sàng chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc
Hai tàu hải quân Đức
đang trên đường từ Hàn Quốc đến Philippines đi ngang qua Biển Đông, hành trình
mà các nhà phân tích mô tả là thể hiện quyết tâm của Berlin trong việc đối đầu
với các mối đe dọa từ Trung Quốc hiện đã lan rộng đến tận châu Âu.
===================================================
Trung Quốc tăng tuổi nghỉ
hưu của dân lao động
Người Việt Online
September
14, 2024 : 12:00 PM
https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/trung-quoc-tang-tuoi-nghi-huu-cua-dan-lao-dong/#google_vignette
BẮC
KINH, Trung Quốc (NV)
– Bắt đầu từ 2025, trong
nỗ lực giải quyết tình trạng dân số suy giảm và lực lượng lao động ngày càng
già đi, Trung Quốc, một trong những nền kinh tế có lực lượng lao động trẻ nhất
thế giới, sẽ tăng tuổi nghỉ hưu cho người lao động, theo hãng tin AP.
Ủy
Ban Thường Vụ Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc, cơ quan lập pháp tại Trung
Quốc, chấp thuận chính sách mới hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Chín sau khi đưa ra thông
báo đột ngột vào đầu tuần rằng họ đang xem xét biện pháp tăng tuổi nghỉ hưu,
đài truyền hình nhà nước CCTV đưa tin.
Chính
sách tăng tuổi này sẽ được thực hiện trong vòng 15 năm, trong đó tuổi nghỉ hưu
của nam giới được nâng lên 63 còn phụ nữ lên 55 hoặc 58 tùy thuộc vào công việc.
Hiện nay, tuổi nghỉ hưu của nam giới là 60 còn phụ nữ là 50 nếu làm lao động
chân tay, và 55 đối với phụ nữ làm công việc trí óc.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/GettyImages-2170878104-1536x1024.jpg
Người
cao niên ở Fuyang, tỉnh Anhui, Trung Quốc, ngày 13 Tháng Chín, 2024 (Hình:
STR/AFP/Getty Images)
Trước
đây, độ tuổi nghỉ hưu được ấn định vào những năm 1950, lúc đó tuổi thọ trung
bình chỉ khoảng 40 tuổi, Xiujian Peng, nhà nghiên cứu cấp cao thuộc đại học
Victoria University tại Úc, thực hiện nghiên cứu về dân số Trung Quốc và mối
liên hệ với nền kinh tế, cho biết.
Từ
Tháng Giêng 2025, chính sách này sẽ bắt đầu có hiệu lực, theo thông báo từ Ủy
Ban Thường Vụ. Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ được áp dụng dần dần dựa trên ngày
sinh của người lao động.
Ví
dụ, một người đàn ông sinh vào Tháng Giêng 1971 có thể nghỉ hưu khi được 61 tuổi
7 tháng vào Tháng Tám 2032, theo biểu đồ được công bố cùng với chính sách. Một
người đàn ông sinh vào Tháng Năm 1971 có thể nghỉ hưu khi được 61 tuổi 8 tháng
vào Tháng Giêng 2033.
Các
chuyên gia cho biết áp lực nhân khẩu học khiến chính sách này được thực thi tuy
quá trễ. Vào cuối năm 2023, Trung Quốc thống kê được gần 300 triệu người trên
60 tuổi. Cho tới năm 2035, con số đó dự kiến sẽ là 400 triệu, lớn hơn dân số Hoa Kỳ. Viện
Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Trung Quốc từng dự đoán rằng quỹ hưu trí công sẽ cạn
ngân sách vào năm đó.
Áp
lực lên các chính sách phúc lợi như lương hưu và an sinh xã hội không chỉ là vấn
đề của riêng Trung Quốc. Hoa Kỳ cũng phải đối diện với vấn đề này khi các phân
tích cho thấy trong thời điểm hiện tại, quỹ An Sinh Xã Hội không thể chi trả
toàn bộ các chính sách phúc lợi cho người dân vào năm 2033.
Đó
là chưa nói tới việc sinh nở ngày càng ít hơn, vì những người trẻ tuổi không muốn
sinh con đẻ cái, vì gánh nặng tài chánh. Cơ Quan Thống Kê Quốc Gia Trung Quốc từng
ghi nhận 2022 là năm đầu tiên Hoa Lục có dân số ít hơn 850,000 người vào cuối
năm so với năm trước, một bước ngoặt từ tăng trưởng dân số chuyển qua suy giảm.
Năm 2023, dân số tiếp tục giảm thêm 2 triệu.
Điều
đó tức là gánh nặng tài trợ lương hưu cho người cao niên sẽ được chia cho một
nhóm nhỏ hơn với dân lao động trẻ tuổi, vì các khoản thanh toán lương hưu phần
lớn được tài trợ bằng các khoản khấu trừ từ những người còn đang đi làm.
Các
nhà nghiên cứu tính toán áp lực đó bằng cách xem xét một con số gọi là tỷ lệ phụ
thuộc, tính số người trên 65 tuổi so với số người lao động dưới 65 tuổi. Con số
đó là 21.8% vào năm 2022, theo thống kê của chính phủ, tức là cứ một người về
hưu thì có khoảng năm người lao động chia sớt gánh nặng. Dự kiến tỷ lệ này sẽ tăng lên, tức là
ngày càng ít người lao động san sẻ gánh nặng của một người về hưu.
Một
số bình luận xuất hiện trên mạng xã hội khi chính phủ công bố bản đánh giá
chính sách vào đầu tuần phần nào phản ảnh nỗi lo âu.
Nhưng
trong số 13,000 bình luận trên bài viết loan báo tin tức của Tân Hoa Xã, chỉ hiện
lên vài chục bình luận, cho thấy phần lớn các bình luận khác đều bị kiểm duyệt.
(TTHN)
====================================================
Đài
Loan hi vọng nhận được chiến đấu cơ F-16 vào cuối năm nay
Bộ Quốc phòng Đài
Loan ngày thứ Sáu nói họ nhắm mục tiêu cho những chiến đấu cơ F-16V mới đầu
tiên được giao vào cuối năm nay, nói rằng "những biến động nghiêm trọng"
trong tình hình quốc tế đã khiến việc hòn đảo nhận máy bay bị chậm trễ.
=====================================================
11 cuộc đi bộ ngoài
không gian làm nên lịch sử
Richard Gray
BBC
Future
14
tháng 9 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c9wjwqne8y7o
Tỷ
phú Jared Isaacman đã làm nên lịch sử khi hoàn thành cuộc đi bộ ngoài không
gian đầu tiên có tên Polaris Dawn do một công ty hàng không vũ trụ tư nhân -
SpaceX của tỷ phú Elon Musk - tài trợ.
12
phút ông Isaacman ở bên ngoài tàu không gian Dragon của SpaceX sẽ là cột mốc
quan trọng cho các chuyến bay thương mại vào không gian.
Mặc
bộ đồ phi hành gia được thiết kế đặc biệt, tỷ phú Isaacman và kỹ sư của SpaceX
là Sarah Gillis thay phiên nhau lơ lửng bên ngoài tàu vũ trụ ở độ cao quỹ đạo
khoảng 700 km.
Cả
hai đều thử nghiệm độ linh hoạt của bộ đồ mà họ mặc. Bộ đồ này được trang bị
màn hình và máy quay trên mũ bảo hiểm.
Khi
tỷ phú Isaacman bước ra khỏi cửa tàu không gian Dragon, ấn tượng đầu tiên là
"từ đây, Trái Đất nhìn như một thế giới hoàn hảo".
Chuyến
đi bộ ngoài không gian của ông và Gillis diễn ra suôn sẻ, nhưng không phải là
không có rủi ro.
Không
giống các tàu không gian hiện đại khác, Dragon thiếu một khoang chuyển đổi áp
suất không khí, vì vậy toàn bộ tàu cần phải được giảm áp trước khi cả hai có thể
bước ra ngoài.
Điều
này có nghĩa là phi hành đoàn còn lại bên trong cũng phải tiếp xúc với môi trường
gần như chân không của không gian, vì vậy tất cả họ đều phải mặc bộ đồ phi hành
gia mới này.
Nay
khi nhiệm vụ này được thực hiện thành công, chuyến đi bộ ngoài không gian này sẽ
bổ sung vào danh sách các khoảnh khắc đáng nhớ và mang tính biểu tượng, khi các
phi hành gia dũng cảm bước ra khỏi tàu vũ trũ của mình chỉ với vài lớp vải ngăn
cách họ và không gian bao la.
Từ
việc bị mắc kẹt trong một khoang chuyển đổi áp suất không khí tới gần như bị chết
đuối trong bộ đồ phi hành gia của mình, không thiếu kịch tính đã xảy ra trong
suốt chiều dài lịch sử của các hoạt động bên ngoài vũ trụ (EVA), như tên gọi
chính thức của các chuyến đi bộ ngoài không gian.
Dưới
đây là những cuộc đi bộ ngoài không gian đáng chú ý nhất được thực hiện kể từ
khi nhà du hành vũ trụ Liên Xô Alexei Leonov trở thành người đầu tiên "đi
bộ" trong không gian cách đây gần 60 năm.
.
===============================================
Mưa
lũ do bão Yagi : Chính quyền quân sự Miến Điện kêu gọi quốc tế cứu trợ
Thanh Phương - RFI
Đăng
ngày: 14/09/2024 - 11:42 - Sửa đổi ngày: 14/09/2024 - 12:07
https://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20240914-bao-yagi-mien-dien-keu-goi-quoc-te-cuu-tro
Lãnh
đạo tập đoàn quân sự Miến Điện Min Aung Hlaing đã kêu gọi quốc tế cứu trợ, sau
khi các trận lũ lụt đã khiến ít nhất 33 người chết, theo số liệu thống kê chính
thức và buộc khoảng 235.000 người phải rời bỏ nhà cửa, theo tin của báo chí nhà
nước hôm nay, 14/09/2024. Hiếm khi nào tập đoàn quân sự Miến Điện phải kêu gọi
đến sự trợ giúp của quốc tế.
Các
trận lũ lụt do ảnh hưởng của bão Yagi làm trầm trọng thêm cảnh khốn cùng của một
quốc gia đang gặp khủng hoảng về an ninh, chính trị và nhân đạo kể từ sau cuộc
đảo chính quân sự lật đổ chế độ dân cử của bà Aung San Suu Kyi.
Theo
nhật báo Global New Light of Myanmar, hôm qua 13/09, lãnh đạo tập đoàn quân sự
Min Aung Hlaing cho biết các quan chức của chính phủ phải liên lạc với nước
ngoài để nhận cứu trợ cho nạn nhân lũ lụt. Trong quá khứ, chính quyền quân sự
Miến Điện vẫn ngăn chận viện trợ của quốc tế, hoặc phá hỏng các chương trình trợ
giúp của nước ngoài.
Vào
giữa tháng 6/2023, họ đã ngưng cấp phép đi lại cho các nhân viên một tổ chức
phi chính phủ đang tìm cách cứu trợ cho khoảng 1 triệu nạn nhân của cơn bão
Mocha ở miền tây Miến Điện. Trước đó, vào năm 2008, sau cơn bão Nargis khiến
138.000 người thiệt mạng, tập đoàn quân sự cầm quyền vào thời đó bị cáo buộc đã
ngăn chận cứu trợ khẩn cấp và ban đầu không chịu cấp phép cho các nhân viên hoạt
động nhân đạo và hàng viện trợ nhân đạo.
Còn
tại Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất được đăng trên báo trong nước,
tính đến 6 giờ sáng nay, bão Yagi và các trận mưa lũ đã khiến tổng cộng 262 người
thiệt mạng, 83 người còn mất tích. Lào Cai là địa phương thiệt hại nặng nề nhất
sau bão Yagi, mưa lũ với 111 người chết và 61 người mất tích.
Quảng
cáo
Tại
Lào, nước dâng cao từ sông Mekong cũng gây ngập lụt ở thủ đô Viêng Chăn.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
VIỆT
NAM - THIÊN TAI - QUỐC TẾ
Việt
Nam bị thiệt hại nặng nề do bão lũ: Quốc tế tích cực viện trợ nhân đạo
VIỆT
NAM - THIÊN TAI
Việt
Nam : Bão và lũ lụt ở miền bắc làm 336 người chết và mất tích
========================================================
Số người chết vì lũ lụt ở
Myanmar tăng lên 113
Số người chết vì lũ lụt
ở Myanmar đã tăng lên ít nhất 113 tính đến tối 14/9, chính quyền quân sự của nước
này cho biết hôm 15/9, sau những trận mưa lớn do Bão Yagi gây ra đã tàn phá khắp
khu vực Đông Nam Á.
==========================================
Mỹ
tố cáo kênh truyền hình Nga RT phá hoại dân chủ, gây bất ổn trên thế giới
Minh Phương
- RFI
Đăng
ngày: 14/09/2024 - 10:29 - Sửa đổi ngày: 14/09/2024 - 10:35
Ngoại
trưởng Mỹ Antony Blinken hôm qua, 13/09/2024, đã tố cáo kênh
truyền hình RT (Russia Today) của Nga thực hiện các hoạt động
gây bất ổn trên thế giới, trở thành một "chi nhánh" của tình
báo Nga. Ông cũng kêu gọi các đồng minh khởi động chiến dịch chống lại
kênh truyền hình này.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa: Xe tác nghiệp của Đài truyền hình Nga RT trên Quảng trường Đỏ,
Matxcơva, Nga, ngày 18/03/2018. AFP - MLADEN ANTONOV
Phát
biểu trước báo chí, ông Blinken khẳng định các cơ quan truyền thông được điện
Kremlin hậu thuẫn không chỉ “phá hoại nền dân chủ ở Hoa Kỳ mà còn can thiệp
vào vấn đề chủ quyền của nhiều nước trên thế giới” như Moldova, Achentina,
Pháp, Đức và cả một số quốc gia châu Phi. Ngoài ra, ngoại trưởng Mỹ còn nhấn mạnh
RT đang tham gia vào “các hoạt động bí mật nhằm thu thập thiết bị quân sự”
để trang bị cho binh lính Nga ở Ukraina.
Trong
khi đó, ông Jamie Rubin, đứng đầu một trung tâm chống tin giả thuộc bộ Ngoại
Giao Mỹ, cho biết RT không chỉ là "một kênh loan truyền tin giả, mà còn
là một thành viên chính thức trong hệ thống tình báo của chính phủ Nga".
Theo
AFP, Washington cũng đã công bố các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào tập đoàn
Rossia Segodnia của Nga, mà RT là thành viên, do tập đoàn này cố gắng can thiệp
vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ.
Đáp
lại, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, bà Maria Zakharova đã châm biếm trên mạng
Telegram rằng : "Tôi nghĩ ở Mỹ nên có một nghề mới: chuyên gia về các
biện pháp trừng phạt Nga".
Kênh
truyền hình RT của Nga, ra đời năm 2005, vẫn luôn bị phương Tây coi là cơ quan
tuyên truyền cho điện Kremlin. Trang web và các kênh truyền hình của RT được viết
và phát sóng bằng nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng
Pháp, tiếng Đức và tiếng Ả Rập.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
NGA
- MỸ
Hoa
Kỳ thi hành nhiều biện pháp chống Nga can thiệp bầu cử
NGA
- BỘ MÁY TUYÊN TRUYỀN
“Kremlin
Leaks" vén lộ cỗ máy tuyên truyền ‘‘chưa từng có’’ của Nga trước bầu cử
==================================================
Lãnh
đạo Anh, Mỹ hoãn quyết định cho phép Ukraina dùng tên lửa phương Tây để tấn
công Nga
Thanh Phương - RFI
Đăng
ngày: 14/09/2024 - 10:16 - Sửa đổi ngày: 14/09/2024 - 17:32
Sau
cuộc hội đàm hôm qua, 13/09/2024, tại Nhà Trắng, thủ tướng Anh Keir Starmer và
tổng thống Mỹ Joe Biden đã tạm hoãn quyết định cho phép Ukraina sử dụng các tên
lửa do phương Tây cung cấp để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.
HÌNH
:
Tổng
thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 12/09/2024. AP
- Manuel Balce Ceneta
Theo
lời thủ tướng Anh, vấn đề này sẽ được đem ra thảo luận với các nước đồng minh
khác bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong tháng này.
Từ
Miami, thông tín viên David Thomson tường trình:
“Vấn
đề này đã là trọng tâm chuyến thăm của ông tại Nhà Trắng, nhưng thủ tướng Anh
Keir Starmer đã không thuyết phục được tổng thống Joe Biden bật đèn xanh ngay
cho Ukraina sử dụng các tên lửa tầm xa để tấn công vào sâu trong lãnh thổ Nga.
Tuy
vậy, sau cuộc hội đàm, thủ tướng Starmer cho thấy là ông chờ đợi Mỹ sẽ ra quyết
định trong những tuần hay những tháng tới. Hiện giờ Washington vẫn tỏ ra thận
trọng. Tổng thống Joe Biden muốn tránh mọi nguy cơ leo thang với điện Kremlin
sau lời cảnh cáo của tổng thống Vladimir Putin hôm thứ Năm (12/09) rằng cho
phép Ukraina sử dụng tên lửa phương Tây để tấn công Nga “đồng nghĩa với việc
các nước thành viên NATO tham chiến chống Nga”.
Hoa
Kỳ rất quan ngại trước lời đe dọa đó, theo lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh
Quốc gia John Kirby nói trước cuộc gặp giữa thủ tướng Keir Starmer và tổng thống
Joe Biden. Tổng thống Putin tuyên bố trong quá khứ ông đã từng chứng tỏ khả
năng “tấn công” và “leo thang”. Ông John Kirby cho biết tổng thống Joe Biden hiện
vẫn không thay đổi lập trường về việc sử dụng tên lửa phương Tây để oanh kích
vào lãnh thổ Nga.”
Nhà
Trắng chỉ trích đe dọa nguy cơ chiến tranh Nga-NATO của tổng thống Putin
Phát
ngôn viên của Nhà Trắng Karine Jean-Pierre hôm qua đã chỉ trích những lời lẽ “vô
cùng nguy hiểm” của tổng thống Putin về nguy cơ chiến tranh giữa khối
NATO với Nga nếu phương Tây cho phép Ukraina dùng tên lửa tầm xa để tấn công
Nga.
Về
phần tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, hôm qua ông thông báo trong tháng
này sẽ đến gặp tổng thống Mỹ Biden để trình bày “một kế hoạch
giành chiến thắng” cho Ukraina. Ông Zelensky còn chê trách phương
Tây “sợ” nêu lên khả năng giúp Ukraina bắn hạ các tên lửa và
drone của Nga như đang giúp Israel.
Về
tình hình chiến sự, tổng thống Ukraina khẳng định cuộc tấn công của lực lượng
Kiev vào vùng biên giới Kursk của Nga đã đạt được kết quả mong muốn, đó là làm
chậm lại đà tiến của quân Nga ở miền đông Ukraina, tuy ông thừa nhận tình hình
tại vùng Donetsk còn “rất khó khăn”.
---------------------------
Các
nội dung liên quan
CHIẾN
TRANH UKRAINA - TÊN LỬA TẦM XA
Anh-Mỹ
thảo luận về việc cho phép Ukraina sử dụng tên lửa tầm xa tấn công lãnh thổ Nga
CHIẾN
TRANH UKRAINA - NGA
Mỹ,
Anh viện trợ 1,5 tỉ đô la cho Kiev nhưng chưa quyết định về việc sử dụng tên lửa
tầm x
=================================================
Bom của Nga làm ít nhất 30
thường dân bị thương ở Kharkiv, Ukraine
Ít nhất 30 người, bao
gồm ba trẻ em, đã bị thương khi một quả bom dẫn đường của Nga đánh trúng một
tòa chung cư cao tầng ở Kharkiv, đông bắc Ukraine hôm 15/9.
===============================================
Ủng
hộ châu Phi có ghế thường trực ở Hội Đồng Bảo An: Cuộc đấu mới giữa Mỹ và Nga
Trọng Thành
- RFI
Đăng
ngày: 14/09/2024 - 17:02
https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-%C4%91%E1%BA%B7c-bi%E1%BB%87t/20240914-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-%C4%91%E1%BA%A5u-m%E1%BB%9Bi-gi%E1%BB%AFa-m%E1%BB%B9-v%C3%A0-nga-gh%E1%BA%BF-th%C6%B0%E1%BB%9Dng-tr%E1%BB%B1c-h%E1%BB%99i-%C4%91%E1%BB%93ng-b%E1%BA%A3o-an-cho-ch%C3%A2u-phi
Hai
tuần lễ trước kỳ họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 12/09/2024, Mỹ chính
thức thông báo ủng hộ châu Phi có hai ghế thành viên thường trực Hội Đồng Bảo
An (HĐBA). Mỹ lần đầu tiên cáo buộc Trung Quốc trực tiếp hỗ trợ Nga trong cuộc
chiến xâm lược Ukraina để đổi lấy công nghệ vũ khí tối tân.
HÌNH
:
Một
phiên họp của Hội Đồng Bảo An về gìn giữ hòa bình và giải trừ hạt nhân, trụ sở
Liên Hiệp Quốc, New York, ngày 18/03/2024. AP - Eduardo Munoz Alvarez
Chính
quyền Nga tỏ ra thờ ơ với cuộc tranh luận đầu tiên và duy nhất giữa hai ứng cử
viên tổng thống Mỹ. Kỳ Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật Paris 2024 khép lại
với lễ bế mạc để lại nhiều ấn tượng ngay sau khi Pháp có thủ tướng mới gần hai
tháng sau bầu cử Quốc Hội trước kỳ hạn. Trên đây là các chủ đề chính của Tạp
chí Thế giới Đó đây tuần này.
***
Từ
hàng chục năm nay cải tổ Hội Đồng Bảo An luôn được coi là húy kỵ, bất chấp việc
định chế đầy quyền lực có sứ mạng duy trì hòa bình, được lập ra sau Thế chiến
Hai, ngày càng bị chỉ trích là không còn đủ năng lực thực thi sứ mạng này. Những
tháng gần đây, vấn đề cải tổ lại được đặt ra khẩn thiết. Theo giới quan sát,
hơn một nửa quyết định của Hội Đồng Bảo An liên quan đến các vấn đề an ninh của
châu Phi, và hơn một phần ba cuộc họp của Hội Đồng, trong năm 2023, liên quan đến
lục địa một tỷ rưỡi dân, nhưng mới chỉ có ba ghế không thường trực.
·
Đọc thêm : Liên Hiệp Quốc 75 tuổi và sự bất khả cải tổ Hội Đồng Bảo An
Từ New
York, thông tín viên Carrie Nooten cho biết cụ thể:
‘‘Hiện
tại, các nước châu Phi có ba ghế không thường trực tại Hội đồng
Bảo an, được phân bổ luân phiên, với nhiệm kỳ 2 năm.Tuy nhiên, theo đại
sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield, số ghế này là không đủ. Đại sứ Mỹ giải thích: “Vấn
đề là những ghế được bầu này không cho phép các nước châu Phi được hưởng lợi đầy
đủ từ những hiểu biết và tiếng nói của họ trong hoạt động của Hội đồng. Đây là
lý do tại sao mà ngoài việc trao quyền thành viên không thường trực cho các nước
châu Phi, Hoa Kỳ cũng ủng hộ việc lập ra hai ghế thường trực cho châu Phi trong
Hội đồng Bảo An. Đây là điều mà các đối tác châu Phi đang tìm kiếm và chúng tôi
tin làm như thế là đúng.’’
Tuy
nhiên, trong hiện tại mong muốn hàn gắn quan hệ với châu Phi của
Washington khó thành hiện thực. Trước hết bởi vì bản thân các nước châu Phi vẫn
chưa quyết định xem nước nào có thể làm thành viên thường trực. Đứng đầu trong
số các ứng cử viên là Niger và Nam Phi, nhưng cũng có bốn nước khác sẵn sàng.
Tiếp
theo đó là câu hỏi nhạy cảm về quyền phủ quyết. Theo kế hoạch của Mỹ, chỉ có 5
thành viên thường trực “lịch sử” (gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp và Anh) mới giữ
được quyền này. Và cuối cùng, để được thông qua, dự thảo nghị quyết trước tiên
phải được Thượng Viện Mỹ phê chuẩn, và sau đó phải được 4 thành viên thường trực
còn lại của Hội đồng Bảo an chấp thuận và được hai phần ba Đại Hội Đồng Liên Hiệp
Quốc ủng hộ.’’
Thủ
đoạn ''đánh bóng hình ảnh'' của Mỹ ?
Thông
báo của Mỹ có thể mang lại một số hy vọng nhưng giới quan sát tỏ ra hoài nghi.
Trả lời RFI, chuyên gia về Liên Hiệp Quốc Romuald Sciora, giám đốc Trung tâm
quan sát Chính trị và Địa chiến lược Mỹ, nhận định tuyên bố của Washington
thiên về ‘‘đánh bóng hình ảnh’’ của Mỹ với châu Phi, và đây là một động thái mới
trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng với Nga và Trung Quốc tại châu Phi.
Afrika.new, trang mạng Pháp ngữ hàng đầu về chính trị châu Phi, cũng dẫn lời
ông Sciora, nhấn mạnh đề xuất này là công cụ tranh đấu địa – chính trị
‘‘hơn là quyết tâm thay đổi thực sự cơ chế của Liên Hiệp Quốc’’.
Tuyên
truyền đả kích phương Tây ‘‘thống trị thế giới’’ của Nga…
Không
chỉ Mỹ mà Nga cũng chủ trương để Ấn Độ, Brazil, đại diện của khối Ả Rập và châu
Phi có tư cách ‘‘thành viên thường trực đầy đủ’’ tại Hội Đồng Bảo An, theo tư
tưởng gia Nga Serguei Karaganov, lãnh đạo Hội đồng về Chính sách Đối ngoại và
Quốc phòng Nga, thường được coi là kiến trúc sư hàng đầu của chính sách đối ngoại
Nga. Về việc để châu Phi có ghế thành viên thường trực, Trung Quốc tỏ ra kín tiếng.
Riêng về châu Á, Bắc Kinh không muốn có thêm thành viên thường trực nào ngoài
Trung Quốc.
Theo
điện Kremlin, Hội đồng Bảo an là điển hình cho sự thống trị của phương Tây, với
việc ba trong số năm thành viên thường trực là nước phương Tây. Cuộc đấu giành ảnh
hưởng giữa Mỹ và Nga với các nước châu Phi nói riêng và ‘‘các nước phương Nam’’
nói chung đang ngày càng trở nên quyết liệt hơn kể từ khi Nga xâm lăng Ukraina
(‘‘các nước phương Nam / South Global’’ là tên gọi để chỉ các nước nằm ngoài khối
phương Tây và các đồng minh của phương Tây).
·
Đọc thêm : Địa chính trị - Thế giới 2024 trong nhãn quan của Matxcơva
…
và sáng kiến của Pháp giúp HĐBA tăng cường năng lực bảo vệ hòa bình
Trên
thực tế, cho dù đa số các nước phương Nam không tham gia các trừng phạt của
phương Tây chống điện Kremlin, đa số các nước phương Nam đã bỏ phiếu lên án Nga
xâm lược Ukraina trong tất cả các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Trái ngược
với luận điệu tuyên truyền của Matxcơva, Pháp – nước phương Tây thành viên thường
trực Hội Đồng Bảo An – đang nỗ lực vận động không chỉ cho việc mở rộng ghế
thành viên thường trực cho các nước ngoài phương Tây, mà còn chủ trương giới hạn
chặt quyền phủ quyết của các thành viên thường trực để sao cho các nghị quyết của
Hội Đồng ngăn ngừa các cuộc chiến tranh, thảm sát, không bị lá phiếu của một nước
duy nhất chặn đứng.
·
Đọc thêm : Cải cách Hội Đồng Bảo An: 5 thành viên thường trực phải giải
trình vì sao phủ quyết
Sáng kiến do Pháp và Mêhicô đồng chủ trì hiện nhận
được sự ủng hộ của hơn 100 thành viên Liên Hiệp Quốc. Theo chính quyền Pháp, sáng kiến cải tổ này cần phải được cấp
tốc thực thi ngay trong dịp Đại Hội Đồng tháng 9/2024, để Hội Đồng Bảo An thực
hiện được ‘‘trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế’’, theo đúng Hiến
chương Liên Hiệp Quốc.
Mỹ
lần đầu tiên tố cáo Trung Quốc hỗ trợ Nga vũ khí chống Ukraina
Hôm
10/09 vừa qua, thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ Kurt Campbell khẳng định Bắc Kinh đang
cung cấp cho Matxcơva ‘‘các hỗ trợ rất lớn’’’ để tăng cường cỗ máy chiến tranh,
và đổi lại Nga chuyển giao cho Trung Quốc nhiều công nghệ quân sự về tàu ngầm
và tên lửa, vốn được kiểm soát chặt chẽ. Theo trang mạng Politico.com, với
tuyên bố nói trên, Washington đã nâng mức độ chỉ trích nhắm vào Trung Quốc.
Trước
phát biểu của thứ trưởng Kurt Campbell, Hoa Kỳ thường chỉ tập trung lên án việc
Bắc Kinh cung cấp cho Matxcơva ‘’các mặt hàng lưỡng dụng’’, có thể được dùng
cho quân sự. Phát biểu được thứ trưởng Kurt Campbell đưa ra với báo giới sau cuộc
họp với các đối tác Liên Hiệp Châu Âu và NATO tại Bruxelles. Thứ trưởng Ngoại
Giao Mỹ nhấn mạnh vấn đề này hoàn toàn không liên quan đến các mặt hàng lưỡng
dụng, và cho biết thêm : ‘‘Chúng tôi đang chứng kiến những nỗ lực ở cấp
cao nhất của chính phủ hai nước nhằm cố gắng che giấu hợp tác đáng lo ngại
này…’’.
HÌNH
:
Ảnh
minh họa một tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc : Ảnh chụp tại thành phố cảng miền
đông Thanh Đảo (Qingdao) năm 2019. REUTERS - JASON LEE
Theo
ông Campbell, các công nghệ mới mà Bắc Kinh đang tiếp nhận sẽ gây nguy hiểm
không chỉ cho Mỹ, mà còn cho Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Báo Anh The
Financial Times dẫn lại nguồn tin của giới nghiên cứu Hải Quân Mỹ, theo đó tàu
ngầm Type 096 đời mới trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân của Trung Quốc đang được
phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ Nga, đặc biệt khiến động cơ ít gây tiếng
ồn hơn, một công nghệ tiên tiến mà Nga không muốn chia sẻ với Trung Quốc.
Tiết
lộ mới của thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ được đưa ra chỉ hai tuần sau khi cố vấn an
ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan có chuyến đi đầu tiên tới Bắc Kinh kể từ năm
2020, nhằm tìm cách nối lại đối thoại về hàng loạt hồ sơ bất đồng, đặc biệt về
cuộc chiến Nga xâm lược Ukraina.
Hai
ứng viên tổng thống Mỹ tranh luận, điện Kremlin tỏ vẻ thờ ơ
Ngày
10/09 vừa qua, hai ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ có cuộc tranh luận đầu tiên
và duy nhất trên truyền hình. Cuộc chiến Nga xâm lược Ukraina là một chủ đề trọng
tâm. Điện Kremlin phản ứng ra sao. Từ Matxcơva, thông tín viên Anissa el-Jabri
cho biết ẩn đằng sau thái độ thờ ơ của nhà cầm quyền Nga, Matxcơva dường như vẫn
nghiêng hẳn với về phía cựu tổng thống Trump:
‘‘Bình
luận đầu tiên thể hiện sự thờ ơ được đưa ra vào sáng thứ Tư 11/09. Trên đài
Sputnik, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova nói: “Hãy tưởng tượng
một trận đấu giữa hai võ sĩ trên tàu Titanic. Sau trận đấu, mọi người tranh luận
về việc ai thắng, ai thua, nhưng chuyện này có tạo ra khác biệt gì đâu. Chỉ 15
phút sau, con tàu Titanic sẽ đâm vào tảng băng trôi mà thôi’’.
Bất
chấp việc thái độ thờ ơ đã được thể hiện rõ bởi một quan chức cao cấp, đến giữa
trưa phát ngôn viên điện Kremlin Dimitri Peskov tiếp tục nhấn mạnh: “Thật
không may, chúng tôi không thể theo dõi cuộc tranh luận vì diễn ra vào lúc nửa
đêm theo giờ Matxcơva. Nhưng sáng nay chúng tôi đã xem và đọc các báo cáo. Rõ
ràng, chúng tôi nhận thấy cả hai ứng cử viên đều đề cập đến tổng thống và đất
nước của chúng tôi. Và rõ ràng là nước Mỹ nói chung, bất kể ứng cử viên nào, vẫn
duy trì thái độ thù địch và tiêu cực đối với đất nước chúng tôi.’’
Trên
thực tế, đằng sau các lời lẽ khẳng định hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là như
nhau, quan điểm thực sự của điện Kremlin có thể được thể hiện qua phát biểu của
một nhà bình luận chính trị, được phát đi vào khung giờ vàng của truyền hình.
Điện
Kremlin dường như nghiêng hẳn về phía ứng cử viên đảng Cộng Hòa: “Lập trường của
Donald Trump có vẻ mang tính xây dựng hơn. Ông ấy hiểu rằng chiến dịch quân sự
đặc biệt không phải tự nhiên mà được tiến hành. Ông Trump cho biết Nga có lý do
riêng để bắt buộc phải áp dụng các biện pháp cực đoan này. Hãy xem xem mọi chuyện
sẽ như thế nào nếu Trump trở thành tổng thống’’.
Bế
mạc Paralympic: Vũ trường Stade de France và thông điệp Tình yêu
Trong
tuần qua, sự kiện không thể bỏ qua là Lễ bế mạc Thế Vận Hội dành cho người khuyết
tật khép lại tại sân vận động Stade de France, Paris. Đây cũng là sự kiện cuối
cùng khép lại hai kỳ Thế Vận Hội mà nước Pháp lần đầu tiên đăng cai.
Sau
khi ngọn lửa Thế Vận được thổi tắt, Stade de France biến thành một vũ trường khổng
lồ. 5.000 vận động viên khuyết tật có mặt cùng 65 nghìn khán giả tiếp tục
sống trong không khí ‘‘Paris est une fête’’, Paris là một ngày hội (như tên tác
phẩm tự thuật của văn hào Mỹ Hemingway), với các tiết mục âm nhạc điện tử do
cây đại thụ Jean-Michel Jarre, 76 tuổi, người mở đường cho nhạc electro Pháp,
chủ trì.
·
Đọc thêm : Paralympic Paris - Nghệ thuật hòa quyện thể thao, người ‘‘khuyết’’
người ‘‘lành’’ hòa hợp
·
Tất
cả hòa cùng một nhịp với những những giai điệu đã trở thành kinh điển của dòng
nhạc điện tử « Paris Stadium », « Industrial Revolution P2
Stadium » et « Time Machine Stadium »… Việc khép lại hai kỳ Thế
Vận hội, nơi âm nhạc và thể thao, công chúng và vận động viên hòa quyện mang lại
một thông điệp rõ ràng, bởi đây là ‘‘hai yếu tố biểu tượng cho sự mở rộng vòng
tay đoàn kết, cho tình huynh đệ - lòng bác ái’’, như tâm sự của ông hoàng
của âm nhạc điện tử Pháp Jean-Michel Jarre.
HÌNH
:
Nữ
ca sĩ Santa trình diễn bài ''Vivre pour le Meilleur'' của Johnny Hallyday, lễ bế
mạc Paralympic, Stade de France Paris, 08/09/2024. AP - Michel Euler
Những
người hâm mộ cũng khó lòng quên được ca khúc, đối với nhiều người đã trở thành
huyền thoại Vivre pour le meilleur (tạm dịch là Hãy sống cho
điều cao đẹp nhất), của Johnny Hallyday. Tác phẩm ra đời 25 năm trước được nữ ca sĩ
Pháp Santa làm sống lại trong màn trình diễn đầy biểu cảm.
‘‘…
Des gens qui cherchent la lumière
En
pleine nuit
Des
gens qui courent après l'amour
Et
qui le fuient
Des
bras qui se lèvent pour un dieu
Qu'ils
ne voient pas
Moi,
j'ai ta chair contre ma chair
En
ça je crois
Vivre
pour le meilleur
Se
vouloir pour tout se donner
Plus
riche de ne rien garder
Que
l'amour ... ’’ (*)
HÌNH
:
Lễ
bế mạc Para Thế Vận: Vận động viên nghe nhạc dưới mưa, Stade de France, Paris,
08/09/2024. AFP - THIBAUD MORITZ
Metro
thuận tiện cho người khuyết tật…, những thách thức với tân chính phủ…
Ca
khúc Vivre pour le meilleur nói đến sức mạnh vô song của tình
yêu. Khép lại kỳ Paralympic, chủ tịch Ủy Ban Thế Vận Quốc tế cho người khuyết tật,
Andrew Parsons, nhắc nhở cam kết của chính quyền vùng Ille-de-France và thủ đô
Paris về việc tạo điều kiện để toàn bộ 13 tuyến xe điện ngầm của thủ đô có thể
trở nên thuận tiện cho người khuyết tật, một thách thức rất lớn.
Hai
ngày trước khi Paralympic bế mạc, tổng thống Pháp chính thức bổ nhiệm thủ tướng
hai tháng sau cuộc bầu cử. Thách thức để chính phủ mới có thể trụ lại được, có
thể đưa ra được các chính sách đúng hướng, hợp lòng dân là ghê gớm. Nhiều người
tin tưởng lực đẩy tinh thần Thế Vận Hội Olympic và Paralymic, vừa được khơi lên
tại Pháp, sẽ giúp cho xã hội Pháp có thêm sức mạnh vượt qua.
(*)
Tạm dịch lời bài ''Hãy sống cho điều cao đẹp nhất''
(Lời
Lionel Florence, nhạc David Hallyday)
Ai
kiếm tìm ánh sáng giữa đêm đen
Ai
đeo đuổi tình yêu, còn ai chạy trốn
Ai
cầu xin thánh thần vô hình vô tướng
Chỉ
bạn cùng tôi tại đây, mình sát bên mình
Tôi
tin vào điều ấy
Hãy
sống cho những điều gì cao đẹp nhất
Sẵn
sàng cho cống hiến hết mình
Không
riêng giữ cho mình, ta sẽ thành giàu có
Chỉ
có Tình yêu
Có
những đàn ông nuôi ảo ảnh, mong chờ một dấu hiệu trên ban
Có
những phụ nữ khóc con mà lòng luôn kiêu hãnh
Bạn
giúp tôi mỗi ngày mỗi mạnh
Không
Thánh thần, không phép tắc buộc ràng
Khi
cơ thể chúng mình làm tình
Thì
tôi hiểu vì sao ta phải sống vì những gì cao đẹp nhất
Sẵn
sàng cống hiến mình
Không
riêng giữ cho mình, ta sẽ thành giàu có
Chỉ
có Tình yêu
Chỉ
có Tình yêu
Vâng,
sống kiếp người là để sống tự do
Yêu
mọi thứ với bạn là có thể
Yêu
hơn nữa, mãi mãi là như thế
Chỉ
có Tình yêu
Chỉ
có Tình yêu
Vâng,
sống kiếp người là để sống tự do
Yêu
mọi thứ với bạn là có thể
Yêu
nữa, yêu hơn, và mãi là như thế
Chỉ
có Tình yêu
Chỉ
có Tình yêu
----------------------------
Các
nội dung liên quan
PHÂN
TÍCH
Mỹ
khơi dậy ảo tưởng cải tổ Hội Đồng Bảo An LHQ
Walgreens
trả $106 triệu giải quyết vụ nộp hóa đơn thuốc gian dối
September
15, 2024 : 7:02 AM
algreens
đồng ý trả $106 triệu để giải quyết các vụ kiện tố cáo hệ thống nhà thuốc gian
dối trong việc nộp đơn cho các chương trình chăm sóc sức khỏe của chính phủ,
yêu cầu thanh toán cho các toa thuốc chưa từng được phân bổ
Đảng Cộng Hòa Arizona dựng bảng kêu gọi ‘Bớt Ăn Thịt Mèo Con Đi’ chuẩn bị đón
Trump
September
14, 2024 : 7:24 PM
Đảng
Cộng Hòa tại Arizona dựng lên hàng loạt bảng quảng cáo với dòng chữ “Eat Less
Kittens” (Bớt Ăn Thịt Mèo Con Đi), cổ súy cho một tuyên bố sai sự thật do cựu Tổng
Thống Donald Trump đưa ra rằng dân nhập cư Haiti bắt cóc và ăn thịt thú nuôi
Boar’s
Head đóng cửa nhà máy Virginia do bê bối dính tới nhiễm trùng listeria
September
14, 2024 : 3:41 PM
Công
ty thịt nguội Boar’s Head sẽ đóng cửa nhà máy tại Virginia từng dính líu tới thảm
họa dịch bệnh làm chết người do vi trùng listeria gây ra
Trump:
Ứng viên Steve Garvey phải nhờ MAGA mới thắng nổi Adam Schiff vào Thượng Viện
Hoa Kỳ
September
14, 2024 : 1:38 PM
Cựu
Tổng Thống Donald Trump cho biết hôm Thứ Sáu, 13 Tháng Chín rằng ứng cử viên Đảng
Cộng Hòa California Steve Garvey "không cách nào" giành chiến thắng
trong cuộc đua vào Thượng Viện mà không được MAGA ủng hộ
Trump:
Không tranh luận nữa với Kamala Harris
VOA
Cử
tri gốc Việt lên tiếng về việc ông Trump quyết định ngừng tham gia tranh luận
VOA
Trump
Media sụt giảm khi tỷ lệ cược chiến thắng cho bà Harris tăng sau cuộc tranh luận
tổng thống
VOA
Nếu đắc cử, Trump nói sẽ tống khứ hết thảy dân Haiti
September
14, 2024 : 11:39 AM
Hôm
Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, cựu Tổng Thống Donald Trump cam kết sẽ trục xuất hàng
loạt người nhập cư Haiti đang sinh sống tại thành phố Springfield, Ohio, mặc dù
phần lớn trong số họ đang cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ
Home
Depot trả gần $2 triệu giải quyết vụ kiện gian lận giá cả, làm thiệt hại cho
khách hàng
September
14, 2024 : 9:38 AM
Home
Depot đồng ý trả gần $2 triệu để giải quyết vụ kiện tố cáo nhà bán lẻ đồ dùng
gia dụng quảng cáo sai sự thật và bán hàng với giá đắt hơn giá niêm yết
Biden
yêu cầu Trump ‘chấm dứt’ loan tin đồn nhảm di dân Haiti ở Ohio ăn thịt chó, mèo
September
13, 2024 : 11:02 PM
Cựu
Tổng Thống Trump liên tục loan tin đồn vô căn cứ rằng di dân Haiti ở
Springfield bắt trộm chó, mèo để ăn thịt.
==================================================
Nga sản xuất máy bay drone tự tử sử dụng động cơ của Trung Quốc
September
14, 2024 : 8:57 AM
Từ
hồi năm ngoái, Nga đã bắt đầu sản xuất loại máy bay drone tấn công tầm xa mới
mang tên Garpiya-A1, nhờ sử dụng động cơ và các trang thiết bị khác của Trung
Quốc, để đem ra sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine
Nga
dùng linh kiện Trung Quốc sản xuất máy bay không người lái kamikaze
Nga trục xuất 6 nhà ngoại
giao Anh khi căng thẳng Đông-Tây gia tăng về tên lửa Ukraine
Cơ quan an ninh FSB của
Nga hôm 13/9 cho biết họ đã thu hồi giấy phép của sáu nhà ngoại giao Anh tại
Moscow sau khi cáo buộc họ làm gián điệp và phá hoại, một động thái cho thấy sự
tức giận của Điện Kremlin đối với vai trò quan trọng của London trong việc giúp
đỡ Ukraine.
Ukraine
và ICC bàn cách thực thi lệnh bắt đối với quan chức Nga
Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelenskyy ngày 12/9 cho biết ông và công tố viên Tòa án Hình sự Quốc
tế (ICC) Karim Khan đã thảo luận về cách đảm bảo thực thi lệnh bắt giữ đối với
các quan chức Nga bị truy nã vì tội ác chiến tranh ở Ukraine.
No comments:
Post a Comment