Sau Trung Quốc, ông
Tô Lâm sẽ thăm Mỹ trong tháng 9?
BBC News Tiếng Việt
31
tháng 8 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvg5km1eld1o
Tổng
Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm có thể sẽ thăm Mỹ vào tháng 9, theo một số
nhà quan sát.
Washington
có thể sẽ là điểm đến thứ hai của ông Tô Lâm sau Bắc Kinh kể từ khi được bầu
làm tổng bí thư vào ngày 3/8
Các
nhận định hướng đến khả năng ông Tô Lâm có thể đến New York để tham dự kỳ họp Đại
hội đồng Liên Hợp Quốc bắt đầu vào ngày 10/9 hoặc Thượng đỉnh Tương lai của
Liên Hợp Quốc (Summit of the Future) bắt đầu vào ngày 22/9/2024.
Kỳ
họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ khai mạc vào ngày 10/9, với phiên
thảo luận chung cấp cao bắt đầu vào ngày 24/9 và kết thúc vào ngày 30/9.
Giới
quan sát nhận định ông Tô Lâm có thể thăm chính thức Mỹ trong dịp này.
Trong
bài viết được đăng trên chuyên trang The Diplomat vào ngày 29/8, tác giả David
Hutt, nhà nghiên cứu từ Viện Trung Âu về Nghiên cứu châu Á (CEIAS), nhận định:
"Mặc
dù Thượng đỉnh Tương lai thuộc khuôn khổ kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, một
phái đoàn của Việt Nam không thể ở lại hai tuần ở New York. Việt Nam sẽ cử một
số đại diện đến Thượng đỉnh Tương lai bởi vì đã tổ chức Diễn đàn Tương lai
ASEAN vào năm nay, thống nhất với sáng kiến của Liên Hợp Quốc."
Diễn
đàn Tương lai ASEAN 2024 (AFF 2024) đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 23/4.
Khi
Việt Nam cử hai phái đoàn đến New York, giới quan sát đánh giá rất có khả năng
ông Tô Lâm sẽ dẫn đầu phái đoàn tham dự cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
trong khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có thể dẫn đầu phái đoàn tham dự Thượng đỉnh
Tương lai của Liên Hợp Quốc.
Thượng
đỉnh Tương lai của Liên Hợp Quốc diễn ra từ ngày 22 đến 23/9.
Hiện
ông Tô Lâm đang giữ hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước. Ông sẽ dự kỳ họp Đại
hội đồng Liên Hợp Quốc với tư cách chủ tịch nước.
Vào
tháng 10 tới, Quốc hội Việt Nam sẽ bầu chức danh
chủ tịch nước trong cuộc họp thường kỳ.
·
Ông Tô Lâm hội
đàm với ông Tập Cận Bình: Thấy gì từ cuộc gặp ở Bắc Kinh?19 tháng 8 năm
2024
·
Quốc hội họp bất
thường: ghế chủ tịch nước của ông Tô Lâm sẽ như thế nào?25 tháng 8 năm
2024
·
Ai sẽ thay ông
Tô Lâm làm chủ tịch nước?29 tháng 8 năm 2024
Sẽ
thăm chính thức Mỹ?
Tại
hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sáng
ngày 3/8, ông Tô Lâm đã được bầu làm tổng bí thư nhiệm kỳ Đại hội Đảng 13, thay
cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Các
nguồn tin và nhà quan sát từng chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng ông Tô Lâm có thể
thăm chính thức Mỹ vào tháng 9, nhân chuyến dự họp tại Liên Hợp Quốc.
Việc ông nhanh chóng thăm Trung Quốc chỉ hai tuần sau khi được bầu làm tổng bí
thư có thể là một gợi ý rằng ông sẽ thăm Mỹ, vì theo thông lệ, lãnh đạo cao nhất
của Việt Nam thường đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ.
Nếu
thăm Mỹ với tư cách nguyên thủ quốc gia, ông Tô Lâm sẽ có cuộc gặp với Tổng thống
Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ
trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Có
một điểm cần lưu ý về sự khác biệt trong chuyến thăm của
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Nhà Trắng vào năm 2015 và chuyến
thăm có thể được thực hiện lần này của ông Tô Lâm.
Lúc
bấy giờ, ông Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ với tư cách lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt
Nam. Do đó, qua các kênh ngoại giao, Việt Nam đã vận động mạnh để phía Mỹ chấp
nhận việc tiếp một lãnh đạo đảng, chứ không phải nguyên thủ quốc gia hay người
đứng đầu chính phủ, tại Nhà Trắng. Phía Mỹ cũng mất rất nhiều thời gian để hiểu
được lý do tại sao họ cần có nghi thức như vậy.
Lần
này, nếu ông Tô Lâm thăm Nhà Trắng, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn vì ông vừa là
lãnh đạo đảng vừa là nguyên thủ quốc gia. Việc hai nguyên thủ quốc gia gặp nhau
ở Nhà Trắng thì không có vấn đề gì lấn cấn về tư cách hay giao thức ngoại giao.
Trong
bài viết trên The Diplomat hôm 29/8, nhà nghiên cứu David Hutt cho rằng
lịch trình dày đặc của ông Joe Biden là một trong các trở ngại đối với chuyến
thăm chính thức của ông Tô Lâm đến Nhà Trắng.
Thời
gian làm tổng thống của ông Joe Biden hiện chỉ tính bằng tháng, nhưng cũng
không loại trừ khả năng tổng thống kế tiếp sẽ là bà Harris, một đồng minh của
ông Biden.
Tác
giả David Hutt cũng đề cập đến khả năng về cuộc gặp bên lề kỳ họp Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc sắp tới giữa hai lãnh đạo Việt Nam và Mỹ.
"Có
thể ông Biden đến New York một ngày vào tháng 9, đồng nghĩa ông Tô Lâm có thể
có cuộc gặp ngắn với ông Biden - hoặc với bà Harris - bên lề kỳ họp Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc."
·
Ai sẽ thay ông
Tô Lâm làm chủ tịch nước?29 tháng 8 năm 2024
·
Quốc hội họp bất
thường: ghế chủ tịch nước của ông Tô Lâm sẽ như thế nào?25 tháng 8 năm
2024
·
Ông Tô Lâm kết
thúc chuyến thăm Trung Quốc: những điểm đáng lưu ý20 tháng 8 năm 2024
Tiếp
nối 'ngoại giao cây tre'
Ngày
19/8, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết tổng cộng 14 văn kiện trong chuyến thăm
Trung Quốc của ông Tô Lâm
Nếu
ông Tô Lâm thăm chính thức Mỹ, Washington sẽ là điểm đến thứ hai của ông sau Bắc
Kinh kể từ khi được bầu làm tổng bí thư vào ngày 3/8.
Trước
đó, từ ngày 18 đến 20/8, trong chuyến thăm ba ngày tới Trung Quốc, ông Tô Lâm
đã có một lịch trình nghị sự dày đặc, với các nội dung về hợp tác chính trị,
kinh tế và giải quyết bất đồng trên Biển Đông.
Bình
luận với BBC ngày thứ Hai 19/8, Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, nhà nghiên cứu quan hệ
quốc tế làm việc cho Quỹ Taiwan NextGen Foundation, Đài Loan, nhận định về định
hướng ngoại giao sắp tới của ông Tô Lâm:
"Ông
Tô Lâm khó mà đưa con tàu đối ngoại Việt Nam đi trật đường ray. Kế thừa di sản
của ông Nguyễn Phú Trọng là cần thiết vì nó tạo thế vững chắc cho ông Tô Lâm về
quyền lực chính trị. Và khi mà chính sách cân bằng của Việt Nam (thường được biết
đến với tên gọi 'ngoại giao cây tre') đã khá thành công thì không có việc gì phải
điều chỉnh quá nhiều."
Xét
về dòng thời gian, Trung Quốc và Nga là hai quốc gia đầu tiên trong số 7 nước
Việt Nam xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Cụ
thể, Việt Nam đã xác lập mối quan hệ ngoại giao ở bậc cao nhất đối với Trung Quốc
(2008), Nga (2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản
(11/2023) và Úc (2024).
Trước
đó, Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình
Dương Daniel K. Inouye thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói với BBC rằng, ở nhiệm kỳ
thứ ba chưa từng có tiền lệ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến Trung Quốc đầu
tiên vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2022 vì nhiều mục đích, trong đó có việc
dọn đường cho việc Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ vào năm 2023.
"Điều
này dẫn chúng ta đến một quy tắc bất thành văn trong nghi thức đối ngoại của Việt
Nam: Lãnh đạo cao nhất của Việt Nam nên đến Trung Quốc trước khi đến Hoa Kỳ.
Làm như vậy sẽ báo hiệu sự tôn trọng của Hà Nội đối với Bắc Kinh, đây là một yếu
tố quan trọng trong cách tiếp cận hiện tại của Việt Nam trong quan hệ với các
cường quốc."
Vì
vậy, Giáo sư Vuving đánh giá chuyến đi Trung Quốc của ông Tô Lâm là phù hợp với
quy tắc bất thành văn nói trên.
Về
phần mình, nhà nghiên cứu David Hutt cho rằng một cuộc gặp giữa ông Tô Lâm, ông
Biden và bà Harris sẽ chủ yếu "mang tính chất biểu tượng".
Đối
với các điểm đến của ông Tô Lâm kể từ khi nhậm chức chủ tịch nước và sau đó là
kiêm chức vụ tổng bí thư, ông David Hutt cho rằng Trung Quốc là điểm đếm
"hợp lý" vì chuyến đi Bắc Kinh có thể đã được lên kế hoạch vài tháng
từ trước khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời vào ngày 19/7.
"Thời
điểm đó, xét về mặt thời gian, thì về khía cạnh nghi thức ngoại giao hơn là có
bất kỳ thay đổi đột ngột gì trong định hướng chính sách ngoại giao của Hà Nội,"
ông David Hutt viết trên The Diplomat.
Trong
bài viết ngày 19/8 trên trang Fulcrum của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS có
trụ sở tại Singapore, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cũng nhận định chính sách ngoại giao
của Việt Nam "sẽ không bị ảnh hưởng đáng kể" sau khi ông Tô Lâm lên nắm
quyền.
"Ông
Tô Lâm sẽ tiếp tục nền ngoại giao cây tre của ông Trọng. Với xuất thân làm
trong ngành công an, ông Tô Lâm có thể dễ dàng làm việc với các nhà lãnh đạo
chuyên chế như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir
Putin. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa Việt Nam sẽ phớt lờ mối gắn kết với
các quốc gia phương Tây."
Về
phần mình, hôm 29/8, ông Tô Lâm nhấn mạnh ngoại giao Việt Nam phải vươn lên tầm
cao mới để là "đội quân tiên phong" với mục tiêu "bảo đảm cao nhất
lợi ích quốc gia, dân tộc, vì Đảng vững mạnh, vì nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
giàu mạnh, có vị trí, vai trò quan trọng trong nền chính trị thế giới, nền kinh
tế toàn cầu và nền văn minh nhân loại, vì ấm no, hạnh phúc của nhân dân".
Dưới
thời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Việt Nam cũng đang có một số bước đi
đáng chú ý, chẳng hạn như chuyến thăm
Philippines của Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng, vào hôm
30/8. Có thông tin ông Giang cũng sẽ thăm Mỹ trong thời gian tới.
--------------
Tin
liên quan
·
Ai sẽ thay ông Tô
Lâm làm chủ tịch nước?
29
tháng 8 năm 2024
·
Ông Tô Lâm kết thúc
chuyến thăm Trung Quốc: những điểm đáng lưu ý
20
tháng 8 năm 2024
·
Điểm đáng chú ý
trong chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về công tác nhân sự Đại hội
14
21
tháng 8 năm 2024
·
Ông Tô Lâm thăm
Trung Quốc: tăng cường kết nối đường sắt
17
tháng 8 năm 2024
·
Việt Nam trong quỹ
đạo Đảng trị và Công an trị
16
tháng 8 năm 2024
·
Quốc hội họp bất
thường: ghế chủ tịch nước của ông Tô Lâm sẽ như thế nào?
25
tháng 8 năm 2024
No comments:
Post a Comment