Quốc phòng Đài Loan:
‘Súng’ trong tay Cố Lập Hùng
Trúc Phương/Người Việt
August
31, 2024 : 6:22 PM
Modified
date: 15 hours ago | Copyright: Nguoi Viet News, Inc.
https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/quoc-phong-dai-loan-sung-trong-tay-co-lap-hung/
Cách
đây vài tuần, lực lượng vũ trang Trung Hoa Dân Quốc (ROC) đã tổ chức cuộc tập
trận Hán Quang lần thứ 40, một sự kiện thường niên được thực hiện từ năm 1984.
Là cuộc tập trận lớn nhất Đài Loan, Hán Quang được tiến hành với kịch bản đối
phó cuộc xâm lược tiềm tàng của quân đội Trung Quốc (PLA).
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/08/A1-Co-Lap-Hung-Dai-Loan-1536x1024.jpg
Ông
Cố Lập Hùng, bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan. (Hình: Sam Yeh/AFP via Getty
Images)
Với
Hán Quang 2024, Hải Quân ROC khai triển nhiều phương tiện hiện đại, trong đó có
ít nhất hai tàu chiến sử dụng hỏa tiễn thuộc lớp Kuang Hua VI (Quang Hoa Lục Hiệu)
cùng các bệ phóng hỏa tiễn chống hạm di động. Trong ngày đầu tiên của cuộc tập
trận, Hải Quân và Không Quân ROC di chuyển khẩn cấp nhằm tránh các cuộc tấn
công bằng hỏa tiễn của PLA. Các đơn vị Hải Quân ROC xuất kích từ cảng bắt đầu dạt
ra những địa điểm ẩn nấp ngoài khơi.
Trong
khi đó, Không Quân ROC đưa chiến đấu cơ từ các sân bay dọc bờ biển phía Tây Đài
Loan đến các phi trường ở Hoa Liên và Đài Đông… Phần mình, Lục Quân ROC bắt đầu
đặt mìn và lưới Hải Quân ở sông Đạm Thủy (Tamsui) nằm phía Bắc của Đài Bắc để
ngăn chặn sự đổ bộ xâm nhập của địch quân. Cùng lúc, binh đoàn công binh số 53
của ROC lắp ráp bồn dầu, chăng dây cáp và nhiều vật liệu khác để tạo ra các chướng
ngại vật nổi trên sông…
Trước
cuộc tập trận năm nay, giới chức Bộ Quốc Phòng Đài Loan nhấn mạnh rằng Hán
Quang 2024 sẽ xoáy vào việc ra quyết định từ các đơn vị cấp dưới. Thiếu Tướng Đổng
Ký Tinh (Tung Chi-hsing), giám đốc Sở Kế Hoạch Tác Chiến Bộ Quốc Phòng, nói:
“Cuộc tập trận Hán Quang sẽ thực hành các kịch bản khác nhau và áp dụng mô hình
chỉ huy theo nhiệm vụ… Chúng tôi sẽ khai triển các cơ chế chỉ huy phi tập trung
và chứng minh năng lực [của quân đội] trong việc tiến hành những hoạt động
phòng thủ độc lập của từng đơn vị.” Thông điệp này được ông Cố Lập Hùng
(Wellington Koo), bộ trưởng Quốc Phòng, và Đô Đốc Mai Gia Thụ (Mei Chia-shu), tổng
tham mưu trưởng, nhắc lại trong phiên điều trần trước Lập Pháp Viện ngày 26
Tháng Sáu.
Nhắc
đến quốc phòng Đài Loan, nhân vật đáng chú ý nhất hiện tại là ông Cố Lập Hùng.
Là viên chức dân sự lãnh đạo Bộ Quốc Phòng, ông Cố đang tạo ra niềm tin cho người
dân trong nước lẫn với giới quan sát quốc tế về khả năng phác thảo chiến lược bảo
vệ quốc gia.
Tại
một buổi lễ tổ chức ở Học Viện Quân Sự Đài Loan mới đây, Bộ Trưởng Cố Lập Hùng
– bằng giọng mạnh mẽ và dứt khoát – nói về mối nguy hiểm ở eo biển Đài Loan. Về
phía mình, trong khi Đài Bắc “chưa từ bỏ đối thoại với Trung Quốc,” thì “kẻ duy
nhất không chấp nhận nguyên trạng duy trì hòa bình và ổn định và muốn đẩy cả
hai bên eo biển Đài Loan đến bờ vực chiến tranh không ai khác hơn là Trung Quốc,”
ông Cố nói.
Ông
Cố Lập Hùng, 65 tuổi, là bộ trưởng Quốc Phòng dân sự thứ ba kể từ khi Đài Loan
điều chỉnh luật quốc phòng năm 2002 nhằm khuyến khích việc bổ nhiệm người thuộc
cánh dân sự vào vị trí lãnh đạo quốc phòng.
Đài
Loan chưa bao giờ dứt khỏi cơn ác mộng xâm lược của Trung Quốc. Với nhiều
chuyên gia và giới quan sát, một nền quốc phòng mạnh luôn đòi hỏi phải đẩy
nhanh cải cách trong lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, tại Đài Loan, điều này cần
phải vượt qua sự chống đối và phản kháng từ một số viên chức cổ hủ và rào cản từ
một cơ quan lập pháp hiện do phe đối lập kiểm soát.
Từ
khi ông Lại Thanh Đức (Lai Chingte) đắc cử tổng thống Đài Loan, Trung Quốc liên
tục gây áp lực và hù dọa. Trong thực tế, giới lãnh đạo Bắc Kinh đã từ chối hợp
tác với chính quyền dân cử của Đài Bắc kể từ khi đảng Dân Tiến (DPP) lên nắm
quyền vào năm 2016. Song song với chiến dịch phá hoại và làm suy yếu DPP, Bắc
Kinh cũng ngừng công nhận ranh giới trên biển ở eo biển mà cả hai bên đều tôn
trọng trong nhiều thập niên.
Ông
Cố Lập Hùng chẳng xa lạ gì các vấn đề này, khi ông từng đứng đầu Hội Đồng An
Ninh Quốc Gia dưới thời bà Thái Anh Văn, tổng thống. Ông Ivan Kanapathy, cựu Thủy
Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và là giới chức cấp cao thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
Hoa Kỳ, nhận định rằng ông Cố Lập Hùng có khả năng trở thành “bộ trưởng Quốc
Phòng dân sự đầu tiên có tầm ảnh hưởng kể từ khi Đài Loan dân chủ hóa” vào đầu
những năm 1990.
“Ông
ấy bắt tay đảm nhận công việc với sự hiểu biết sâu sắc về bối cảnh chính trị rộng
lớn hơn trong mối quan hệ tay ba (Đài Loan-Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa-Hoa Kỳ)
và nhận ra được những thiếu sót trong khả năng phòng thủ của Đài Loan,” ông
Ivan Kanapathy nói, theo Nikkei Asia ngày 6 Tháng Tám.
Sinh
năm 1958 tại Đài Bắc, ông Cố Lập Hùng học tại Đại Học Quốc Gia Đài Loan và Đại
Học New York trước khi gia nhập hãng luật Formosa Transnational. Ông từng tham
gia nhiều vụ án đình đám; phản đối án tử hình; và bảo vệ sinh viên biểu tình
trong Phong Trào Hoa Hướng Dương (“Thái Dương Hoa học vận”) năm 2014.
Ông
Vương Định Vũ (Wang Ting-yu), nhà lập pháp cấp cao của DPP, đồng lãnh đạo Ủy
Ban Đối Ngoại Và Quốc Phòng của Quốc Hội, nói về ông Cố Lập Hùng trong nhiệm kỳ
của ông tại Hội Đồng An Ninh Quốc Gia: “Ông ấy được cựu Tổng Thống Thái Anh Văn
tin tưởng sâu sắc về khả năng xây dựng hợp tác quân sự và tiến hành các dự án
mua vũ khí giữa Đài Loan và Hoa Kỳ… Ông ấy là một bộ trưởng vững vàng, có đầu
óc cải cách và sáng tạo.”
Ngay
sau khi nhậm chức, ông Cố Lập Hùng đã công bố thành lập một “thực thể mới,” lấy
cảm hứng từ Đơn Vị Đổi Mới Quốc Phòng Hoa Kỳ (U.S. Defense Innovation Unit),
nơi chuyên nghiên cứu các công nghệ tân tiến mang tính đột phá.
Theo
bà Kolas Yotaka, một chính trị gia thuộc DPP, ông Cố Lập Hùng đã tìm cách làm
cho các cuộc tập trận quân sự hằng năm của Đài Loan ít mang tính biểu diễn và gần
với thực tế hơn. Nhận xét về ông Cố Lập Hùng, bà Kolas Yotaka nói, ông ấy
“nhanh nhẹn, thông minh, sáng tạo, quyết đoán, và am hiểu các vấn đề quốc tế.”
Quân
đội Đài Loan đã trải qua nhiều thay đổi trong nhiệm kỳ tổng thống của bà Thái
Anh Văn. Bà đã tăng ngân sách quốc phòng trong bảy năm liên tiếp; áp dụng chính
sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc một năm đối với nam giới; và giám sát chương
trình đóng tàu ngầm nội địa đầu tiên của Đài Loan. Tuy nhiên, các chuyên gia
nhiều lần cảnh báo rằng Đài Loan không còn nhiều thời gian và cần phải đẩy mạnh
tối đa việc thực hiện các cuộc cải cách toàn diện.
Một
số người ở Đài Loan lẫn Mỹ ủng hộ việc áp dụng chiến lược bất đối xứng
(asymmetric), còn gọi là chiến lược “con nhím” (“porcupine” strategy), tức ưu
tiên đầu tư vào các loại vũ khí hạng nhẹ, chẳng hạn tàu không người lái, hơn là
những thứ “đồ chơi quy ước” (conventional armaments) chẳng hạn máy bay chiến đấu,
xe tăng và tàu chiến (khiến tăng đáng kể chi phí trong bối cảnh ngân sách hạn
chế).
Không
phải ai cũng tin ông Cố Lập Hùng. Tướng Bằng Thế Khoan (Feng Shih-kuan), bộ trưởng
Quốc Phòng tiền nhiệm, nói: “Việc có một bộ trưởng [quốc phòng] dân sự là bằng
chứng của hệ thống dân chủ nhưng điều đó không phù hợp với tình hình hiện tại của
đất nước chúng ta.” Ông Khoan đưa ra ví dụ về một vụ tai nạn chết người năm
2016, khi một hỏa tiễn phóng từ tàu Hải Quân ngoài khơi Cao Hùng hướng tới Bành
Hồ đã trúng phải một tàu đánh cá. “Nếu là một bộ trưởng dân sự, tôi có thể
không nắm bắt được tình hình chung vào lúc này, chứ đừng nói đến cách xử lý phù
hợp,” tướng về hưu Khoan viết (trong hồi ký mới xuất bản).
Dù
vậy, trong bối cảnh rộng hơn, việc bổ nhiệm ông Cố Lập Hùng đánh dấu một bước
tiến trong quá trình chuyển đổi dân chủ của Đài Loan sau nhiều thập niên nằm dưới
sự cai trị của quân đội và chế độ độc tài.
“Việc
bổ nhiệm Cố Lập Hùng, một người dân sự, làm bộ trưởng Quốc Phòng không phải là
một diễn biến tồi,” nhận định của ông Lý Hỷ Minh (Lee Hsi-min), cựu đô đốc, từng
là tổng tham mưu trưởng Đài Loan từ 2017 đến năm 2019.
Một
cựu giới chức an ninh từng làm việc gần gũi với ông Cố Lập Hùng cũng nhận xét rằng,
lý lịch pháp lý và kinh nghiệm chinh chiến về luật trong hồ sơ cá nhân ông Cố sẽ
giúp ích bản thân ông rất nhiều, rằng việc giải quyết nhiều khách hàng và vụ án
khác nhau đã hình thành nên khả năng “thích nghi tốt và ứng phó với những thách
thức mới,” giới chức này nói.
Một
số chuyên gia quốc phòng cũng khen ngợi ông Cố Lập Hùng, người đang làm việc và
tư duy với phong thái trái ngược ba nhân vật tiền nhiệm – Tướng Bằng Thế Khoan,
Tướng Nghiêm Đức Phát và Tướng Khâu Quốc Chính. Cả ba “đều là những vị tướng
theo trường phái cũ, không hề quan tâm yếu tố sẵn sàng tác chiến của quân đội
và luôn xem thường sự thay đổi” – nhận định của ông Ngô Di Nông (Enoch Wu), một
cựu giới chức thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Đài Loan. [qd]
No comments:
Post a Comment