Nhà
bất đồng: Nam sinh lên án Đảng ‘trưởng thành về nhận thức’
05/09/2024
Nam
sinh đang hứng chịu búa rìu dư luận ở Việt Nam vì lên án sự ‘dối trá’ của chính
quyền ‘đã có sự trưởng thành về nhận thức’, một nhà bất đồng chính kiến lưu
vong nói với VOA và bày tỏ lo ngại cho tương lai của nam sinh này ở trong nước.
https://gdb.voanews.com/a8ac6642-bd54-49fb-a0c7-226d5fc7c56e_w1023_r1_s.png
Chu
Ngọc Quang Vinh đã chiến thắng trong cuộc thi tháng chương trình 'Đường lên đỉnh
Olympia'
Chu
Ngọc Quang Vinh, học sinh lớp 12 ở một trường chuyên của tỉnh Yên Bái, đã làm dậy
sóng dư luận trên truyền thông và mạng xã hội mấy ngày qua khi em có bài viết
thể hiện quan điểm trên Facebook trong đó mô tả Đảng Cộng sản cầm quyền là ‘thế
lực xấu chỉ biết lừa gạt dân’.
Nhà
chức trách vào cuộc
Trong
bài đăng vào ngày 1/9 tức là ngay trước thềm lễ Quốc khánh Việt Nam, nam sinh
Vinh bày tỏ rằng sau khi được tiếp cận văn hóa phương Tây ‘cao trào nhất’, dần
dần em nhận ra rằng ‘những gì mình được học ở trường bấy lâu nay không hoàn
toàn là sự thật, chỉ biết lừa gạt dân’ và rằng em học lịch sử ‘không phải theo
ý muốn của bản thân’.
Do
đó, mục tiêu của em là ‘tìm mọi cách để sau này được sống ở nước ngoài’. Chu Ngọc
Quang Vinh đang tham gia chương trình ‘Đường lên đỉnh Olympia’, cuộc thi kiến
thức danh giá trên sóng truyền hình dành cho học sinh trung học cả nước với phần
thưởng chung cuộc là học bổng đại học ở nước ngoài.
Vinh
đã thắng trong các cuộc thi tuần và thi tháng ở vòng loại nhưng để giành được học
bổng em sẽ phải thắng trong các cuộc thi quý và chung kết năm trước các đối thủ
sừng sỏ khác. Trong 23 mùa giải của chương trình, đại đa số các quán quân đều
đã đi du học và chọn ở lại nước ngoài sau khi học xong.
Bài
viết của Vinh đã bị cộng đồng mạng trong nước phản ứng dữ dội, từ những lời chỉ
trích nhẹ nhàng như ‘nông nổi’, bồng bột tuổi trẻ’, ‘thiếu chín chắn’ cho tới
những lời lẽ mạt sát, chửi bới nặng nề khi như ‘vô ơn’, phản bội đất nước’, ‘vọng
ngoại’…
Trước
phản ứng của dư luận, Vinh đã gỡ bài khỏi trang cá nhân và viết bài xin lỗi. Em
nói rằng mình ‘đã sai’, ‘hối hận’ và ‘mong nhận được sự tha thứ’. Em cho rằng bản
thân ‘không bao giờ có ý định cực đoan trong việc liên hệ với các tổ chức nước
ngoài để làm hại lợi ích của dân tộc’ và sở dĩ em có nhận định như vậy là vì
‘đã bị ảnh hưởng bởi những tư liệu không đúng sự thật và mang tính ác ý với Tổ
Quốc’.
Trước
đó, em Vinh và gia đình đã bị nhà chức trách mời lên ‘làm việc’, truyền thông
trong nước cho biết. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái, Sở Công an, Sở Giáo
dục tỉnh cùng nhà trường nơi em học cũng đã vào cuộc để chấn chỉnh và gửi cán bộ
đến gia đình để ‘nắm tình hình và diễn biến tư tưởng của học sinh Vinh’, tờ
Công thương cho hay.
Một
trong những biện pháp trước mắt mà chính quyền đưa ra là tăng cường giáo dục
chính trị, tư tưởng, truyền thống cách mạng cho học sinh, sinh viên, đẩy mạnh
chia sẻ các thông tin tích cực về Đảng, về Chủ tịch Hồ Chí Minh…, cũng theo báo
Công thương.
‘Phản
tỉnh’
Chu
Ngọc Quang Vinh ‘không hề bồng bột, nông nổi’ như những lời chỉ trích mà trái lại
em ‘đã có sự trưởng thành về nhận thức’, ông Nguyễn Tiến Trung, nhà bất đồng
chính kiến hiện đang sống ở Cologne, Đức, nói với VOA.
Bản
thân ông Trung cũng lớn lên trong nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nặng tính tuyên
truyền ở Việt Nam trước khi đi du học ở Pháp. Sau khi về nước, ông gia nhập
quân ngũ. Thời gian này ông thể hiện sự chuyển biến về nhận thức, nhất quyết
không chịu đọc ‘Mười lời tuyên thệ của quân nhân’. Ông bị loại khỏi quân ngũ và
sau đó bị khởi tố, bị bắt và bị Tòa kết án 7 năm tù cộng với 3 năm quản chế về
tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’.
“Bạn
ấy được dạy khác, nhưng khi bạn ấy tiếp nhận thông tin bạn ấy đã có sự phản tỉnh,
lật ngược lại vấn đề,” ông Trung giải thích về nhận định của mình.
Liên
hệ với kinh nghiệm bản thân, ông Trung cho rằng nam sinh Vinh, vốn cách ông một
thế hệ, đã có sự chuyển biến sớm hơn ông nhờ vào sự phổ biến của Internet, mạng
xã hội so với thế hệ của ông.
“Thật
sự tôi cũng bị nhồi sọ và cũng tin theo những gì họ tuyên truyền. Tôi dở hơn bạn
ấy ở chỗ phải đến khi tôi ra nước ngoài, khi tôi qua Pháp du học thì mới thấy
những gì Đảng cộng sản họ dạy tôi trong trường học là sai trái, là lường gạt,”
ông nói.
Theo
quan sát của nhà bất đồng này thì nhiều thanh niên, sinh viên ở trong nước
‘cũng nhận thức được như em Vinh’ nhưng ‘không ai dám nói ra vì ai cũng sợ hết,
cha mẹ họ cũng sợ’.
Về
ý kiến nói rằng nam sinh Vinh ‘phản bội đất nước’, ông Trung lập luận: “Bạn ấy
chỉ lên án Đảng Cộng sản lừa dối dân và tuyên truyền sai sự thật, nhồi nhét vào
đầu sinh viên, học sinh Việt Nam những điều không đúng sự thật thì bạn ấy đang
lên án đảng cầm quyền chứ không hề đụng chạm gì đến đất nước.”
Ông
cũng bày tỏ cảm thông cho nguyện vọng của em Vinh được sống và làm việc ở nước
ngoài và cho rằng ‘đó là điều rất bình thường’ đối với giới trẻ Việt Nam.
“Bạn
bè của tôi, trước em Vinh một thế hệ, rất nhiều người mong muốn đi du học và ở
lại cống hiến,” ông nói và chỉ ra trường hợp Giáo sư Ngô Bảo Châu đi du học ở
Pháp, đoạt giải Fields danh giá và hiện đang giảng dạy Toán học ở Mỹ.
Lý
do ông chỉ ra là hệ thống giáo dục trong nước ‘không có tự do học thuật, chịu sự
kiểm duyệt của Đảng’ và ‘chế độ không trọng dụng nhân tài mà sử dụng người theo
nguyên tắc hậu duệ, quan hệ và tiền tệ’.
“Những
người có trí tuệ đương nhiên phải tìm đến nơi nào đó trọng dụng họ, nơi họ phát
huy được tài năng nhất và đóng góp được cho nhân loại,” ông cho biết.
Trước
những lời lên án em Vinh ‘vọng ngoại’, ‘mơ mộng viễn vông về phương Tây’, ông
Trung cho rằng ‘những cái gì tốt đẹp của phương Tây chúng ta đều cần phải học hỏi’
và dẫn ra trường hợp của ông Hồ Chí Minh cũng trích dẫn những giá trị tư tưởng
của phương Tây trong bản Tuyên ngôn độc lập mà ông đọc vào ngày 2/9 năm 1945.
Tương
lai bất định?
Nhà
bất đồng chính kiến này cho rằng những biện pháp tăng cường tuyên truyền giáo dục
chính trị, tư tưởng của chính quyền sẽ ‘không có tác dụng’ trước tình trạng giới
trẻ không còn mặn mà gì với Đảng, Đoàn thanh niên hay tư tưởng Mác-Lênin.
“Chủ
nghĩa Mác-Lê xa rời thực tế, còn nếu nói đạo đức cách mạng thì nhìn đâu cũng thấy
tham nhũng, làm gì cũng thấy tồi tệ. Đảng nói gì cũng tốt nhưng thực tế toàn là
tham nhũng và tệ hại,” ông trình bày. “Điều này càng làm cho người dân chán
ngán chế độ và không tin vào những lời tuyên truyền.”
Ông
chỉ ra việc chính quyền phải dùng đến cách tăng cường đàn áp để cho rằng biện
pháp tuyên truyền ‘đã thất bại’ nên chính phải ‘khiến người dân khiếp sợ không
dám phản đối’.
Khi
được hỏi về sức ép tâm lý mà Chu Ngọc Quang Vinh phải đối mặt từ phía chính quyền,
công an, nhà trường và xã hội, ông Trung cho là ‘khủng khiếp’ đối với một nam
sinh mới 18 tuổi.
“Có
lẽ cậu bé rất sốc và lo sợ,” ông nhận định. “Không biết sau này cậu ấy có đủ sức
để học hay thi tiếp lên đại học hay không.”
Các
làm của chính quyền, theo lời ông, là ‘dùng số đông để đàn áp’ theo kiểu ‘cả vú
lấp miệng em’. Ông Trung kể lại việc ông đã từng bị mời lên công an phường làm
việc trong thời gian quản chế và một mình ông phải đối mặt với ‘mười mấy người
từ công an, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh’.
Về
tương lai của em Vinh ở Việt Nam sau sự cố này, ông Trung nói: “Cậu bé khó lòng
học tiếp ở Việt Nam vì đi đâu cũng sẽ bị mọi người dòm ngó, chỉ trích và gièm
pha.”
Tuy
nhiên, ông bày tỏ hy vọng Vinh đủ bản lĩnh để vượt qua sức ép và dẫn ra trường
hợp Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ, một cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia
khác vốn cũng bị chính quyền bỏ tù vì lên án Đảng, để làm ‘tấm gương cho em
Vinh’.
“Dũng
rất can trường, mạnh mẽ và đã vượt qua được. Hy vọng Vinh cũng làm được như
Dũng.”
.
Nguyễn
Tiến Trung là thế hệ thức tỉnh trước Chu Ngọc Quang Vinh. Trước hai người này
là các thế hệ khác cũng có người thức tỉnh, thoát khỏi bùa mê tuyên truyền kiểu
Lenin. Sự thức tỉnh đồng loạt, đông đảo xảy ra ở thập niên 1990, sau khi Liên
Bang Xô Viết tan rã. Thời đó, Trần Huy Quang viết truyện Linh Nghiệm, phản ảnh
sự thức tỉnh của những người từng tin tưởng là sẽ tiến đến xã hội chủ nghĩa. Đại
Tá bộ đội Bùi Tín với Hoa Xuyên Tuyết, Mặt Thật cũng nằm trong đợt này. Nhà văn
tập kết chiêu hồi Xuân Vũ tác giả của Đường Đi Không Đến là một trong những người
thức tỉnh ở thập niên 1960. Doãn Quốc Sỹ với Khu Rừng Lau, Ba Sinh Hương Lửa cuối
thập niên 1950 là lớp người không bị nhiễm phải bùa mê nên đã chạy vào Nam.
No comments:
Post a Comment