Thursday, 12 September 2024

MỘT SỐ TIN NGÀY 12/09/2024 (Tổng Hợp)

 



MỘT SỐ TIN NGÀY 12/09/2024

 

 

====================================================

 

.

Trump và Harris song đấu trên truyền hình: Diễn tiến và triển vọng

Đỗ Kim Thêm

Posted on 12/09/2024 by Boxit VN

https://boxitvn.online/?p=91154

 

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi_y5J8g1svJy4RAlCoF9nvaFH8w4MCRM6leYQqBp8eDJOb7idpDm03MgVkK9NYmnAoLeDlTjFxiscSlpnakGvYnSxu-jIwVMRr-XVc1K9usqfWI_AeMJ0oA-5Tx3_cOlpzMh2cOMTiFvO9Jz-rbocxR_CA0yxPpraKFcoR8ndaiEeMlTI0weO5_juifEc/w570-h321/Picture1.jpg

Nguồn ảnh: (AFP / SAUL LOEB)

 

Diễn tiến

 

Để vận động tranh cử cho chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới đây, hai ứng cử viên Donald Trump và Kamala Harris đã tham gia cuộc tranh luận trên hệ thống truyền hình ABC vào ngày 10/9/2024 với các chủ đề về phát triển kinh tế, quyền phá thai và chính sách đối ngoại. Trong lần gặp nhau đầu tiên qua hình thức song đấu này, cả hai đã gay gắt cáo buộc nhau là dối trá và kém cỏi.

 

Đài ABC ở Philadelphia đứng ra tổ chức cuộc tranh luận kéo dài 90 phút này và không có khán giả. Hai ký giả David Muir và Linsey Davis điều hợp chương trình và đặt các câu hỏi; mỗi ứng viên có được hai phút để trả lời. Các micrô bị tắt tiếng khi ứng cử viên khác đang phát biểu Tuy nhiên, họ đã nhiều lần cố gắng ngắt lời nhau. 

 

Đối với ứng cử viên Harris, đây là lần đầu tiên tham gia cuộc song đấu và ứng cử viên Trump là lần thứ hai vì đã gặp Tổng thống Joe Biden vào tháng Sáu năm nay.

 

Gia tài đổ nát của Trump 

Vấn đề phát triển kinh tế Hoa Kỳ là trọng điểm khởi đầu. Trước tiên, Harris cho rằng mình là người duy nhất có kế hoạch củng cố kinh tế cho tầng lớp trung lưu bằng các biện pháp giảm thuế cho các gia đình trẻ và doanh nghiệp nhỏ, còn Trump thì không. Harris dự đoán là trong nhiệm kỳ tới, Trump sẽ không gì khác hơn là tiếp tục những gì còn lại trong nhiệm kỳ đầu tiên, mà chủ yếu là lo việc giảm thuế cho các đại doanh nghiệp và tỷ phú. 

 

Harris nhắc lại thành tích kinh tế của chính phủ đương nhiệm. Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Biden và bà đã phải lo dọn dẹp “gia tài đổ nát” mà Đảng Cộng hòa để lại. Harris còn cáo buộc thêm, Trump phải chịu trách nhiệm về tai hoạ thảm khốc trong trận đại dịch COVID-19 và cuộc tấn công thô bạo vào Điện Capitol sau khi Trump thất bại trong cuộc bầu cử 4 năm trước.

 

Harris là người Marxist 

Đến lượt mình, Trump cho biết là sẽ có một kế hoạch tuyệt vời để tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng. Ông đảm bảo đó là một “nền kinh tế vĩ đại” như ông đã làm trong nhiệm kỳ đầu tiên,  

 

Trump cho biết Harris là một “người theo chủ nghĩa Marx”. 

 

Thất bại kinh tế điển hình nhất của Harris cùng với Tổng thống Mỹ Biden là đã gây ra tình trạng lạm phát cao nhất trong lịch sử đất nước. Ngoài ra, cả hai đã để hàng triệu người từ các nhà tù và bệnh viện tâm thần nhập cư, đặc biệt là sẽ làm cho người gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc Phi châu phải mất việc.

 

Quyền phá thai 

Chủ đề tiếp theo là quyền phá thai. Trump ca ngợi các thẩm phán Tòa án Tối cao về quyết định lật ngược quy định của liên bang và giao việc này lại cho các tiểu bang giải quyết. 

 

Ngược lại, Harris chỉ trích là chính phủ và cũng như cá nhân Donald Trump không nên vạch ra những gì mà phụ nữ tự do làm đối với cơ thể của họ. Harris hứa là sẽ đưa quyền phá thai thành luật khi thắng cử. Để đạt được mục tiêu này, Harris sẽ cần có đa số tại Quốc hội. 

 

Việc vận động tranh cử 

Harris và Trump liên tục cáo buộc nhau là nói dối. Harris kêu gọi mọi cử tri Mỹ nên tham dự một cuộc vận động tranh cử của Trump để có thể nhận ra những tuyên bố ngớ ngẩn và khiến họ sẽ buồn chán mà bỏ ra về sớm. 

 

Trump phản bác rằng mọi cử tri không còn ai muốn đến tham dự các buổi vận động của Harris trong khi ông tạo ra được các thành tích vận động với quy mô lớn nhất trong lịch sử chính trị Mỹ.

 

Vụ tấn công ngày 6 tháng 1

Harris nhấn mạnh đến hậu quả về cuộc tấn công Điện Capitol của những người ủng hộ Trump vào ngày 6 tháng 1 năm 2021. “Chúng ta đừng quay lại đó”, Harris cũng cảnh báo về các hậu quả tai hại mà Trump sẽ gây ra trong nhiệm kỳ thứ hai. Lần này không ai có thể ngăn cản được Trump, kể cả Tòa án tối cao và người đồng hành Vance chắc chắn sẽ không thể nào làm được. 

 

Ngược lại, Trump phủ nhận mọi trách nhiệm liên quan đến vụ tấn công, ngoại trừ việc những người ủng hộ yêu cầu Trump phát biểu. Đảng Cộng hòa luôn nhấn mạnh Trump là người yêu chuộng hòa bình và yêu nước. 

 

Vấn đề Israel và Ukraine 

Về chính sách đối ngoại, cuộc chiến Gaza là chủ đề tranh luận đầu tiên. Trump cáo buộc Harris là thù ghét Israel. Nếu Harris được bầu, Israel sẽ không còn tồn tại trong hai năm nữa. Harris bác bỏ lời tuyên bố này và nhấn mạnh rằng cuộc chiến phải kết thúc ngay lập tức bằng một thỏa thuận ngừng bắn và những con tin còn lại từ Gaza phải được trao trả. Harris mô tả Trump là làm “trò cười của các nhà lãnh đạo quốc tế” khi bị những nhà lãnh đạo độc tài thao túng. Trump trả lời rằng Thủ tướng Hungary Orban từng nói ông là người được kính trọng nhất trên thế giới. 

 

Khi tranh luận về cuộc chiến Ukraine, Trump cảnh báo rằng chúng ta đang đùa giỡn với Thế chiến thứ ba. Do đó, cần phải có một cuộc đàm phán càng nhanh càng tốt để chấm dứt cuộc chiến Ukraine. 

 

Harris phản bác rằng khi Trump nói sẽ nhanh chóng kết thúc chiến tranh thì nghĩa là sẽ bỏ rơi Ukraine. “Nếu Donald Trump làm tổng thống thì Putin sẽ ngồi ở Kiev ngay bây giờ”.

 

Tuyên bố kết thúc

Để kết thúc cho buổi song đấu, Harris cho biết là chiến dịch vận động tranh cử này có một tầm nhìn hướng về quá khứ và tương lai. Bà sẽ ủng hộ cho một “nền kinh tế cơ hội” và muốn trở thành một tổng thống để bảo vệ cho các nhân quyền cơ bản, bao gồm cả nữ quyền được quyết định về cơ thể. Hiện nay, chúng ta đang cần có một vị tổng thống biết nhận ra vấn đề của đất nước và làm đại diện cho các lợi ích của người dân. Harris nói: “Tôi muốn trở thành tổng thống của tất cả người Mỹ”. 

 

Ngược lại, Trump chỉ ra rằng Harris đã là thành viên của một chính quyền đương nhiệm được 3 năm rưỡi. Đảng viên Đảng Dân chủ tuyên bố rằng Harris muốn làm “tất cả những điều tuyệt vời này”, nhưng Trump thắc mắc là tại sao từ lâu với tư cách là Phó Tổng thống, Harris không giải quyết các vấn đề. Biden và Harris là tổng thống và phó tổng thống tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước và bị khắp thế giới nhạo báng. Hoa Kỳ là một quốc gia thất bại. 

 

Triển vọng

Trong hầu hết các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy là Trump và Harris gần như ngang tài ngang sức, biên độ về mức ưa chuộng của cử tri không quá cách biệt và các tiểu bang xung đột còn cạnh tranh nhau, quan trọng nhất là có nhiều cử tri chưa có thái độ dứt khoát ủng hộ ai. Hai yếu tố này sẽ được coi là mang tính quyết định cho kết quả. 

 

Cuộc song đấu trên hệ thống truyền hình của Harris và Trump là hình thức vận động duy nhất và cuộc tranh luận lần thứ hai vào tháng 10 sẽ có thêm yếu tố quyết định.

 

 

Phản ứng của báo giới

 

Nhìn chung, sau cuộc song đấu, các nhà bình luận Mỹ đều đồng ý rằng Harris thành công nhiều hơn trong việc đưa Trump vào thế phòng thủ. 

 

 

The New York Times:

 

“Chỉ trong vài phút, Trump chuyển đề tài thảo luận từ thuế quan sang tình trạng người nhập cư, vấn đề mà ông lặp đi lặp lại trong suốt buổi tranh luận, việc này mô tả Trump như là một dạng người cuồng loạn lo đề cao bản ngã là trung tâm. 

 

Trong suốt buổi tranh luận, Harris liên tục làm được những điều mà Biden đã không làm được trong lần vận động tái tranh cử, đó là khiêu khích Trump theo cách khiến Trump đưa ra những lời tuyên b đầy dối trá và hoang tưởng. 

 

Đối với Harris, cuộc tranh luận thành công là không thể chối cãi vì Harris xác định được vai trò cá nhân và kế hoạch của mình. Hơn thế, Harris còn cố gắng buộc Trump đành phải thể hiện bản ngã đích thực của Trump”.

 

 

USA Today:

 

“Trump đang ở thế phòng thủ trước các vấn đề pháp lý, đó là các việc không công nhận kết quả cuộc bầu cử, phản đối của các đồng minh cũ, và kêu gọi tấn công Điện Capitol. Ngay cả những lần xuất hiện trong chiến dịch tranh cử mà ông yêu thích cũng trở thành đề tài tranh luận, để cho Harris chế nhạo chúng là chuyện lạc đề và gây nhàm chán đến mức mà những người ủng hộ ông thường cũng đành phải bỏ ra về sớm. 

 

Harris đã cố gắng gây bất an và nhử Trump, thường là thành công, dẫn đến việc Trump phải phản ứng phòng thủ, tức giận và lan man trong khi Harris duy trì được thế thượng phong cuộc trao đổi. Trump liên tục quay sang vấn đề nhập cư, một đề tài quan trọng mà ông quan tâm – nhưng lại luôn gặp khó khăn trong việc duy trì đường lối tấn công nhất quán, thường dựa vào những lời tuyên bố quen thuộc và sai lầm và đã được người điều hợp chương trình phải điều chỉnh”.

 

 

Washington Post:

 

“Harris đã tự giới thiệu bản thân với một số lượng lớn cử tri Mỹ. Công việc của Trump là cố làm mất uy tín của Harris. Harris rất rõ ràng, kiên quyết và có thể thuyết phục được nhiều cử tri còn chưa quyết định rằng việc họ bỏ phiếu cho Harris ít nhất là an toàn – và Harris có thể thu phục được một số người trong số này. Trump đã ở thế phòng thủ trong suốt buổi tối vì không thể tạo ra một đòn tấn công rõ ràng nào vào Harris và vẫn bị ám ảnh bởi việc tấn công Biden. 

 

Trong các cuộc song đấu trước đây với Biden, tài năng của Trump là khiến cho Biden phải rơi vào thế thủ. Harris đã lật ngược tình thế và đặt cho Trump vào thế phòng thủ gần như suốt buổi trong khi Harris vẫn bình tĩnh. Trump lại cứ tức giận. Harris trông có vẻ thoải mái. Trump không vui và thỉnh thoảng gầm gừ, khó chịu. Kết luận: Đối với những cử tri còn đang do dự, Harris làm cho họ chấp nhận mình. Đó là những gì Harris đã làm”.

 

 

Politico:

 

“Trong cuộc gặp mặt trực tiếp lần đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống, Harris đã chế nhạo Trump về việc lượng cử tri tham gia, những lần phá sản trước đây, tài sản thừa kế và nhiều chuyện khác hơn thế nữa. Harris tuyên bố rằng các nhà lãnh đạo thế giới đang cười nhạo Trump – một hành động nhắm thẳng vào sự bất an của cá nhân Trump. 

 

Kết quả là Trump rơi vào thế thủ và phải vật lộn để ghi điểm ngay cả khi cuộc thảo luận chuyển sang chủ đề mà ông ưa chuộng hơn như nhập cư và kinh tế. 

 

Những lời trao đổi ban đầu chuyển nhanh giọng điệu sang thành cuộc tranh luận với bầu không khí căng thẳng, đó là việc Harris phải chịu trách nhiệm trong về một số vấn đề đất nước. Trong lúc đầu, Trump tỏ ra điềm tĩnh – gợi cho chúng ta nhớ lại cuộc đối đầu với Tổng thống Joe Biden – thì nay Trump ngày càng tỏ ra thất vọng khi bị Harris tấn công”.

 

 

Fox News

 

“Có thể có nhiều cử tri còn đang do dự sẽ cho rằng Harris rất nghiêm túc, đã sẵn sàng và có khả năng cai trị. Nhưng đồng thời, vẫn còn những nghi ngờ về khả năng Harris có thể trở thành tổng thống Mỹ tương lai. 

 

Thực ra, điểm yếu nhất trong màn trình diễn của Trump vào tối thứ Ba là không nhấn mạnh được đến các vấn đề kinh tế và sự tương phản giữa phương sách kinh tế của Trump và Joe Biden theo một cách rõ ràng và dễ hiểu đối với cử tri. Việc Trump nhấn mạnh về vấn đề biên giới phía Nam xem như là cường điệu, mặc dù những quan điểm nêu ra gây được nhiều tiếng vang rộng rãi. 

 

Nhiều người trong phe cánh tả sẽ tuyên bố là cuộc bầu cử đã kết thúc vì thành tích mạnh mẽ của Harris. Điều này gần như được phóng đại. 

 

Trong tuần này, Trump chắc chắn sẽ phải chịu một đòn thất bại về chính trị qua cuộc đối đầu với Harris và hai người dẫn chương trình của đài ABC. Nhưng xét theo quá khứ, việc loại bỏ Trump sẽ là một sai lầm nghiêm trọng”.

 

Đ.K.T.

Tác giả gửi BVN

 

 

 

===================================================

 

 

.

Tranh luận Tổng thống: Harris cứ quăng mồi, Trump cứ cắn câu 

Thụy Linh / Ngô Phong Today 11-9-24

12/09/2024

https://boxitvn.online/?p=91139

 

VIDEO :

11Sep | Tranh luận Tổng Thống: Harris cứ quăng mồi, Trump cứ cắn Câu

 https://www.youtube.com/watch?v=kql887UVsJM&t=9s

NGO PHONG TODAY

 

20,462 views Premiered Sep 11, 2024

11Sep: Những phát biểu đáng chú ý liên quan đến cuộc tranh luận tổng thống 2024 vào tối qua, cũng như đưa ra các nhận định toàn cảnh về sự kiện – vốn dĩ được cả thế giới quan tâm theo dõi.

Taylor Swift – một trong những nghệ sĩ quyền lực và có tầm ảnh hưởng nhất của thế kỷ 21 – đã chính thức tuyên bố ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc đua tổng thống năm 2024, chấm dứt những đồn đoán về quan điểm chính trị của cô trước thềm bầu cử tháng 11. Vào thời điểm hiện tại, Cô là ngôi sao lớn nhất và có ảnh hưởng sâu rộng nhất trên toàn cầu, đã đứng lên để bảo vệ những giá trị mà cô tin tưởng. Lần này, với sự cam kết mạnh mẽ dành cho ứng viên Harris, Swift đang gửi đi một thông điệp rõ ràng: âm nhạc và nghệ thuật không đứng ngoài cuộc khi nói đến tương lai của một quốc gia....

 

Channel Ngo Phong Today, một kênh YouTube hoạt động đầy sức sống với nhiều nội dung hấp dẫn về tin thời sự, được phát thanh, phát hình và phát hành mỗi ngày, mang cả Thế Giới đến cho mỗi người ! Trong một Thế Giới đầy rẫy thông tin, chúng ta cần một nguồn tin đáng tin cậy để cập nhật về những sự kiện quan trọng ở Hoa Kỳ và Thế Giới. Đó chính là Ngo Phong Today. Ngoài ra, chúng Tôi còn cung cấp cho quý khán thính giả những đánh giá chân thật và bản sắc về những vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị.

 

Hãy đăng ký kênh Ngo Phong Today để cập nhật những tin tức mới nhất và độc đáo nhất về tin thời sự. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp Quý vị cập nhật và hiểu rõ hơn về Hoa Kỳ cũng như Thế Giới xung quanh. Quý vị có thể liên hệ qua E-mail: breakingnewsusa123@gmail.com  Chúng tôi biên tập nội dung hoàn toàn Content và không chấp nhận Channel nào Reup video của chúng tôi !

 

 

=======================================================

 

.

Washington ‘‘chuẩn bị’’ cho phép Ukraina dùng vũ khí do Mỹ cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga  

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 11/09/2024 - 12:33   -  Sửa đổi ngày: 11/09/2024 - 15:52

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240911-washington-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-cho-ph%C3%A9p-ukraina-d%C3%B9ng-v%C5%A9-kh%C3%AD-do-m%E1%BB%B9-c%E1%BA%A5p-%C4%91%E1%BB%83-t%E1%BA%A5n-c%C3%B4ng-s%C3%A2u-v%C3%A0o-l%C3%A3nh-th%E1%BB%95-nga

 

Chính quyền Mỹ hôm qua, 10/09/2024, phát đi nhiều tín hiệu cho thấy Washington có thể sớm cho phép Ukraina sử dụng vũ khí tầm xa do Hoa Kỳ cấp để tấn công các căn cứ quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga, như đòi hỏi khẩn thiết của Kiev thời gian gần đây. 

 

HÌNH :

Ảnh tư liệu minh họa : Quân đội Mỹ bắn thử phiên bản đầu tiên của Hệ thống tên lửa chiến thuật, tại khu bắn thử White Sands Missile Range, Fort Bragg N.C., bang New Mexico, Mỹ, ngày 14/12/2021. AP - John Hamilton

 

Theo AFP, trả lời phỏng vấn báo giới tối hôm qua tại Washington, tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ‘‘đang xem xét vấn đề này’’. Cũng ngày hôm qua, trên Sky News, ngoại trưởng Antony Blinken khẳng định: ‘‘Chúng tôi không loại trừ việc này’ ’ nhưng nhấn mạnh, Mỹ muốn chắc chắn là việc cho phép phải giúp Ukraina đạt được các mục tiêu mà Kiev đề ra.

Sáng hôm nay, ngoại trưởng Mỹ cùng người đồng cấp Anh, David Lammy, đi tàu hỏa từ Ba Lan đến Kiev. AFP cho hay, ‘‘việc giảm nhẹ các giới hạn trong sử dụng vũ khí của phương Tây cung cấp’’ trong cuộc chiến chống xâm lược Nga là một trọng tâm của chuyến công du của hai lãnh đạo ngoại giao Anh - Mỹ.

 

Một đòi hỏi chủ yếu của Ukraina là Mỹ cho phép sử dụng các tên lửa chiến thuật ATACMS, có tầm bắn đến 300 km để tấn công các căn cứ trong lãnh thổ Nga. Hồi đầu năm nay, Washington đã cho phép Kiev dùng vũ khí Mỹ cấp để tấn công các mục tiêu sát biên giới.

Truyền thông Anh cho hay, trong cuộc gặp tổng thống Mỹ hôm thứ Sáu 13/08, thủ tướng Anh Keir Starmer đề nghị Nhà Trắng dỡ bỏ quy định cấm Ukraina sử dụng tên lửa Anh Storm Shadow, do Anh - Pháp hợp tác sản xuất, có tầm bắn đến 550 km, tấn công các mục tiêu trên đất Nga.

 

Trang mạng Telegraph ngày 10/09 giải thích, việc sử dụng tên lửa Storm Shadow đòi hỏi phải có sự cho phép của Mỹ vì vũ khí này ‘‘được sử dụng với một số hệ thống thiết bị của Mỹ’’.

 

Theo AFP, việc Mỹ - Anh nối lại các thảo luận về chủ đề này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ phát hiện Iran cung cấp tên lửa cho Nga, gây lo ngại về việc quân đội Nga sử dụng các vũ khí này để tấn công vào các khu vực sâu trong hậu phương Ukraina ở miền tây, cho đến nay vốn tương đối ít bị chiến tranh ảnh hưởng.

 

Về vấn đề này, một số nhân vật tên tuổi trong phe Cộng Hòa Mỹ, trong đó có chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ, Mike McCaul, đã gửi thư đến tổng thống Biden, hối thúc Nhà Trắng sớm ra quyết định. Tuy nhiên, nội bộ đảng Cộng Hòa cũng đang rất chia rẽ : Nhiều cộng sự của ứng cử viên tổng thống Donald Trump để ngỏ khả năng buộc Kiev phải nhân nhượng lãnh thổ cho Nga để chấm dứt chiến tranh, nếu Trump tái đắc cử trong cuộc bầu cử đầu tháng 11/2024.

 

Theo AFP, điện Kremlin hôm nay cho biết Nga sẽ có phản ứng ‘‘thích hợp’’, nếu Ukraina được các đối tác phương Tây cho phép sử dụng vũ khí tầm xa chống lại lãnh thổ nước này

 

-----------------------------

Các nội dung liên quan

 

CHIẾN TRANH UKRAINA - HÀ LAN

Amsterdam cho phép Ukraina dùng vũ khí Hà Lan viện trợ tấn công các mục tiêu quân sự Nga

 

CHIẾN TRANH NGA - UKRAINA

Ukraina tiếp tục vận động Mỹ cho phép « đánh sâu hơn vào lãnh thổ Nga »

 

UKRAINA - NATO

Nhiều nước NATO muốn dỡ bỏ các hạn chế đối với Ukraina trong việc sử dụng vũ khí phương Tây

 

 

 

===================================================

 

Bị Harris chọc quê, Trump tức khí phao tin ‘di dân ăn thịt chó’

Người Việt Online

September 11, 2024 : 7:57 AM

https://www.nguoi-viet.com/nvtv-tin-tuc/nvtv-diem-tin-buoi-sang/bi-harris-choc-que-trump-tuc-khi-phao-tin-di-dan-an-thit-cho/

 

 

Tranh luận Trump-Harris: Ai thắng?

Anthony Zurcher

Phóng viên Bắc Mỹ đưa tin từ Philadelphia

11 tháng 9 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cvgx2j2v20yo

 

 

 

Tranh luận Trump-Harris: Quốc tế nghĩ gì?

BBC News Tiếng Việt

12 tháng 9 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cqxjx9x4332o

 

 

 

Washington ‘‘chuẩn bị’’ cho phép Ukraina dùng vũ khí do Mỹ cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga  

Trọng Thành  -  RFI

 

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Cuộc tranh luận lộ rõ khác biệt tầm nhìn giữa Trump và Harris

Anh Vũ  -  RFI

Đăng ngày: 11/09/2024 - 15:10

https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20240911-b%E1%BA%A7u-c%E1%BB%AD-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-m%E1%BB%B9-2024-cu%E1%BB%99c-tranh-lu%E1%BA%ADn-l%E1%BB%99-r%C3%B5-kh%C3%A1c-bi%E1%BB%87t-t%E1%BA%A7m-nh%C3%ACn-gi%E1%BB%AFa-trump-v%C3%A0-harris

 

Cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình đầu tiên và có thể là duy nhất giữa hai ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ  2024 đã diễn ra đúng hẹn, tối 10/09/2024, tại trường quay của kênh truyền hình Mỹ ABC, từ Philadelphia. Trước hàng triệu khán giả truyền hình, trong 90 phút tranh luận căng thẳng, ứng viên đảng Dân Chủ bà Kamala Harris và cựu tổng thống Donald Trump, ứng viên của đảng Cộng Hòa đã thể hiện tầm nhìn hoàn toàn khác biệt nhau về lãnh đạo  đất nước.

 

HÌNH :

Người dân theo dõi cuộc tranh luận trên truyền hình giữa hai ứng viên Donald Trump (T) và Kamala Harris, bên ngoài Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Berkeley, California, Hoa Kỳ, ngày 10/09/2024. AP - Gabrielle Lurie

 

Hai ứng viên chưa từng đối mặt trực tiếp với nhau. Cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình này là cơ hội tốt nhất để thể hiện tầm nhìn lãnh đạo cường quốc Mỹ, tất nhiên đối kháng nhau, từ các vấn đề trong nước, như kinh tế, phá thai hay nhập cư cho đến các vấn đề quan hệ quốc tế với những biến động địa chính trị liên tục trên thế giới hiện nay.

 

Chiến dịch vận động tranh cử đang đi vào chặng quyết định cuối cùng và chỉ còn chưa đầy hai tháng đến ngày bầu cử tổng thống 05/11, cuộc tranh luận có thể giúp người dân Mỹ có cái nhìn cụ thể về từng ứng viên để lựa chọn.

 

Ngôn từ tranh luận được hai đối thủ sử dụng rất gay gắt, không ít những lời lẽ châm chọc, giễu cợt khiêu khích nhau.

 

Vấn đề được quan tâm đầu tiên với cử tri Mỹ rõ ràng là kinh tế. Đây là mảng mà dư luận Mỹ đã đánh giá là điểm yếu của bà Kamala Haris sau khi thay thế ông Joe Biden ra tranh cử.

 

Ngay trong những phát biểu đầu tiên, cả hai ứng viên đã chỉ trích nhau dữ dội về trách nhiệm đối với tình hình kinh tế của đất nước. Bà phó tổng thống nhằm vào nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump từ 2017-2021: « Donald Trump đã để lại cho chúng ta tỷ lệ thất nghiệp lớn nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái ». Bà cũng nhấn mạnh rằng chính quyền Biden đã tiếp quản và « dọn dẹp sạch mớ hỗn độn mà Donald Trump để lại » và tuyên bố, « Donald Trump không có kế hoạch nào cho bạn ».

 

Về phần mình, cựu tổng thống Mỹ đã chọn vấn đề lạm phát để ra đòn đầu tiên. Theo ông, tình trạng lạm phát dai dẳng dưới thời chính quyền của tổng thống đảng Dân Chủ Joe Biden là một « thảm họa » đối với người dân và bà đã sao « sao chép » chương trình kinh tế của Joe Biden. Trước khi nhanh chóng chuyển sang chủ đề tranh cử chính của mình là nhập cư : Trump tuyên bố là người duy nhất có thể đối đầu với Trung Quốc không giống như đối thủ của ông, một « người theo chủ nghĩa Marx ».

 

Trong suốt cuộc tranh luận, phó tổng thống đảng Dân Chủ liên tục có động thái nhằm chọc tức cựu tổng thống đảng Cộng Hòa, khiêu khích ông bằng những lời nhắc nhở về thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020 mà ông vẫn phủ nhận và chế giễu những tuyên bố khác của ông. Bà Harris cố gắng chứng minh ông Trump không đủ tư cách đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo đất nước. Đáp trả, ông Trump nhấn mạnh bà Harris là một người cực tả hay thay đổi lập trường, liên quan trực tiếp đến các chính sách thất bại của chính quyền Biden. Và như thường lệ, cựu tổng thống không ngần ngại dùng những thông tin sai sự thật để khẳng định quan điểm của mình.

 

Phó tổng thống đã tấn công vào các điểm yếu của đối thủ, bắt đầu từ vấn đề phá thai. Về chủ đề này, ông Trump cũng đáp lại bằng thông tin sai lệch, cáo buộc đối thủ đảng Dân Chủ muốn hợp pháp hóa việc phá thai cho đến tận tháng thứ 9 của thai kỳ và thậm chí còn cho phép “hành quyết trẻ sơ sinh sau khi sinh”.

 

Nếu như quan điểm về các vấn đề trong nước mặc nhiên mâu thuẫn nhau thì hai ứng cử viên cũng hoàn toàn đối lập nhau về chính sách đối ngoại của nước Mỹ. Donald Trump hứng đòn từ Kamala Harris về chính sách đối ngoại. Khi được hỏi về cuộc xung đột giữa Hamas và Israel vốn đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng trong vòng chưa đầy một năm, Donald Trump trả lời rằng nếu ông nắm quyền điều hành đất nước thì xung đột ở Ukraine và Israel sẽ không bao giờ xảy ra. Vẫn theo cách lập luận không cần biết đến cơ sở, ông Trump nhận định nếu Harris lên nắm quyền, thì đó sẽ là « mối đe dọa cho nền dân chủ » và Israel sẽ có thể « biến mất trong 2 năm ».

 

Trên hồ sơ chiến tranh Ukraina, cựu tổng thống Mỹ tỏ ra năng nổ, nhưng vẫn với lập luận cũ, khẳng định chỉ có ông mới có thể giải quyết, chấm dứt chiến tranh và ông Biden cũng như bà Harris không được các lãnh đạo Nga và Ukraina tôn trọng. Kamala Harris trả lời các lãnh đạo độc tài ủng hộ ông vì họ biết có thể thao túng ông bằng nịnh bợ.

 

Nhìn chung, theo phần đông các nhà bình luận Mỹ, ứng viên đảng Dân Chủ đã hoàn toàn thoải mái và làm chủ được cuộc tranh luận, thể hiện được mình là người mạnh mẽ quyết đoán trước một đối thủ  không có gì thay đổi về tính cách hay quan điểm cố hữu, dù có cố tỏ ra điềm tĩnh hơn nhưng không thuyết phục.

 

Cho dù cuộc tranh luận trực tiêp trên truyền hình này được đánh giá là thời điểm quan trọng của chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, nhưng đa số các nhà phân tích chính trị đều cho rằng tác động của màn tranh luận đến lá phiếu bầu của cử tri thường vẫn hạn chế. Trừ khi xảy ra những diễn biến đặc biệt, như trường hợp của cuộc tranh luận hồi tháng 6 giữa Joe Biden và Donald Trump: Vì màn trình diễn thảm hại của mình, tổng thống đảng Dân Chủ phải bỏ cuộc đua giữa đường nhường chỗ cho bà phó tổng thống.

 

.

 

.

Nước lũ tràn vào sở thú Nigeira, cuốn trôi rắn, cá sấu tới khu dân cư

Người Việt Online

September 11, 2024 : 4:32 PM

https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/nuoc-lu-tran-vao-so-thu-nigeira-cuon-troi-ran-ca-sau-toi-khu-dan-cu/#google_vignette

 

BORNO, Nigeria (NV) – Lũ lụt ở miền Bắc Nigeria làm chết hơn 80% thú vật, gồm từ sư tử tới trâu tới đà điểu, trong Sanda Kyarimi Park Zoo ở tiểu bang Borno, và làm nhiều con khác sổng chuồng, sở thú này loan báo hôm Thứ Ba, 10 Tháng Chín, theo Reuters.

 

“Vài con thú nguy hiểm bị cuốn trôi vào khu dân cư của chúng tôi, như cá sấu, rắn,” sở thú này cho biết thêm trong thông báo về lũ lụt ở Borno, đồng thời khuyến cáo cư dân đề phòng.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/TS-nuoc-lu-1536x1024.jpg

Nhà cửa chìm dưới nước lũ ở Maiduguri, Nigeria, hôm 10 Tháng Chín. (Hình: Aaudu Marte/AFP via Getty Images)

 

Video trên mạng xã hội cho thấy vài con thú xuất hiện ngoài đường phố thủ phủ Maiduguri, theo BBC.

 

Ông Ali Donbest, giám đốc sở thú này, cho BBC hay ông không biết chính xác bao nhiêu con sổng chuồng nhưng họ đang cố gắng tìm kiếm. Tính tới Thứ Ba, họ tìm được một con đà điểu.

 

Tuy nhiên, không phải con thú nào ngoài đường cũng của sở thú này.

 

“Chúng tôi nhận được tin người ta thấy hà mã đâu đó, mà sở thú chúng tôi không có hà mã, nên có lẽ nước lũ cũng cuốn trôi thú vật ở nơi khác,” ông Donbest cho hay.

 

Tính tới Thứ Ba, không có tin gì về thú vật tấn công người.

 

Lũ lụt ở Borno xảy ra do mưa lớn làm tràn đập nước, khiến hàng ngàn người mất nhà cửa. Tháng trước, lũ lụt ở Đông Bắc Nigeria làm thiệt mạng ít nhất 49 người. (Th.Long) [qd]

 

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats