Tuesday, 24 September 2024

LŨ LỚN SÔNG MEKONG ĐỔ VỀ MIỀN TÂY, SÀI GÒN CÓ THỂ 'LÊNH LÁNG' NƯỚC (Người Việt Online)

 



Lũ lớn sông Mekong đổ về miền Tây, Sài Gòn có thể ‘lênh láng’ nước

Người Việt Online

September 23, 2024 : 4:00 PM

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/lu-lon-tren-song-mekong-dang-do-ve-mien-tay-sai-gon-sap-lenh-lang-nuoc/#google_vignette

 

CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Khối nước khổng lồ từ trận lũ lớn ở lưu vực sông Mekong tại Thái Lan, Miến Điện và Lào đang di chuyển về phía hạ nguồn sông Mekong và có thể về đến miền Tây Việt Nam vào những ngày tới.

 

Báo Thanh Niên hôm 22 Tháng Chín dẫn tin từ Dự Án Giám Sát Hoạt Động Của Các Đập Thủy Điện Sông Mekong (MDM), cho biết bão Yagi tạo ra một trận lũ lớn trên sông Mekong, khiến mực nước sông tại Luang Prabang (Lào) đã vượt ngưỡng lũ hồi tuần qua, cao hơn đến 1.73 mét so với trung bình nhiều năm cùng kỳ và cao hơn năm 2023 là 0.63 mét, và khối nước khổng lồ đang di chuyển về phía hạ nguồn.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-Mien-tay-ngap-lut-1-1536x864.jpg

Nước sông Mekong, đoạn chảy qua tỉnh Bueng Kan, Thái Lan, dâng cao hôm 14 Tháng Chín. (Hình: Thairath/Tuổi Trẻ)

 

Viện Quy Hoạch Thủy Lợi Nam Bộ (SIWRP) cho biết thêm, tính đến hôm 19 Tháng Chín, mực nước tại các trạm trên dòng chính sông MeKong như trạm Kratie và Prek Kdam (Cambodia) đều có xu thế tăng mạnh, cộng với mưa liên tục trên vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long ở mức trung bình và có xu thế tăng.

 

Ông Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về sinh thái học Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhận định cho biết khi khối nước này về đến miền Tây Việt Nam khoảng đầu Tháng Mười tới có thể trùng vào đợt triều cường cuối Tháng Tám đầu Tháng Chín Âm Lịch.

 

Khi đó, nước sông Mekong từ trên đổ về gặp nước thủy triều từ hướng biển lên sẽ gặp nhau ở vùng giữa Đồng Bằng Sông Cửu Long và gây ngập cho dãy đô thị phía Đông quốc lộ 1A như: Mỹ Tho, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang.

 

Trong khi đó, báo VNExpress cùng ngày dẫn lời ông Nguyễn Phước Huy, giám đốc Đài Khí Tượng Thủy Văn Tỉnh Đồng Nai, cho biết tình hình mưa lũ trên sông Đồng Nai “diễn biến phức tạp” do các địa phương ở đầu nguồn mưa lớn.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-Mien-tay-ngap-lut-2.jpg

Hồ thủy điện Trị An xả lũ có thể gây ngập Sài Gòn, Bình Dương, Bình Thuận. (Hình: A Lộc/Tuổi Trẻ)

 

Do nước sông Đồng Nai lên nhanh, gần mức báo động 3 làm nước sông dâng cao khiến nhiều địa phương ven sông thuộc Đồng Nai, Bình Dương, Sài Gòn và Bình Thuận có nguy cơ ngập lụt, sạt lở.

 

Cùng với đó, công ty Thủy Điện Trị An thông báo tiến hành xả lũ hồ thủy điện Trị An rộng 323 cây số vuông, nằm trên lưu vực sông Đồng Nai lớn nhất miền Nam, nước sẽ đổ xuống hạ lưu từ hôm 23 Tháng Chín.

 

“Người dân, ngành chức năng cần theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có giải pháp ứng phó nước sông dâng cao, hạn chế thiệt hại,” ông Huy cảnh báo. (Tr.N) [kn]

 

 

----------------------------------------------------

 

Sạt lở, ngập lụt, Thanh Hóa ban bố ‘tình huống khẩn cấp’

Người Việt Online

September 23, 2024 : 2:20 PM

https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/sat-lo-ngap-lut-thanh-hoa-ban-bo-tinh-huong-khan-cap/

 

THANH HÓA, Việt Nam (NV) – Hôm 23 Tháng Chín, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thanh Hóa đã công bố “tình huống khẩn cấp” về sạt lở do mưa lũ gây ra, làm thiệt hại nghiêm trọng đến công trình công cộng và tài sản của người dân.

 

Theo đó, tỉnh Thanh Hóa liên tiếp công bố ba khu vực rơi vào “tình huống khẩn cấp” về sạt lở ở xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh; xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc; và xã Thanh Quân, huyện Như Xuân.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-Ban-du-lich-thanh-hoa-1-1536x975.jpg

Cầu treo vào Bản Mạ bị ngập hai đầu cầu khiến cả bản bị cô lập. (Hình: Tuấn Minh/Người Lao Động)

 

“Các khu vực trên đều xảy ra sạt lở do ảnh hưởng của mưa, lũ trong đợt bão số 3 và bão số 4. Các điểm sạt lở đều có nguy cơ cao gây mất an toàn tính mạng, tài sản của người dân, công trình của đơn vị,” bản tin Thanh Niên dẫn thông báo của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thanh Hóa cho biết.

 

Trước đó, hôm 22 Tháng Chín, đồi Đá Bàn ở huyện Thạch Thành, đang bị nứt toác, sạt lở đất đá tràn vào nhà dân. Hiện, sườn đồi Đá Bàn cũng đang tiếp tục xuất hiện nhiều vết nứt rộng, kéo dài hơn 100 mét, có nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào, uy hiếp hàng chục nhà dân, buộc giới hữu trách di tản dân khẩn cấp.

 

Cùng ngày, ông Hoàng Văn Dũng, phó chủ tịch huyện Mường Lát, cho biết thêm mưa lũ đã gây sạt lở hàng chục điểm trên tuyến đường từ trung tâm huyện về các xã khiến nhiều xã, bản đang bị cô lập. Hiện tại huyện Mường Lát vẫn đang tiếp tục có mưa lớn, nước sông suối dâng cao có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đá.

 

Trong khi đó, nói với báo Người Lao Động, ông Cần Bá Huyến, chánh văn phòng huyện Thường Xuân, cho biết mưa lớn nhiều ngày qua đã khiến nước sông Chu và một số sông ở huyện lên cao khiến nhiều xã như: Thọ Thanh, Xuân Cao, Xuân Dương, Ngọc Phụng, thị trấn Thường Xuân… bị ngập lụt, sạt lở.

 

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/09/VN-Ban-du-lich-thanh-hoa-2-1536x864.jpg

Dãy nhà hai tầng của Trường Trung Học Cơ Sở Lâm Phú, xã Lâm Phú, huyện Lang Chánh, bị nứt, gãy tường và các cột nhà. (Hình: Phúc Ngư/Thanh Niên)

 

Đáng lưu ý, mái taluy dương bờ hữu kênh thủy lợi Cửa Đạt bị sạt lở đất kéo dài khoảng 150 mét, rộng 100 mét khiến lòng kênh chính bị trên 150,000 khối đất đá lấp kín, gây ách tắc lòng kênh đoạn qua xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, buộc hồ Cửa Đạt phải cho xả lũ khiến Bản Mạ, thị trấn Thường Xuân – một điểm du lịch nổi tiếng ở Thanh Hóa bị cô lập.

 

Theo đó, cầu treo Bản Mạ bị nước ngập sâu hai bên đầu cầu khiến toàn bộ thôn Bản Mạ với 50 gia đình bị cô lập, chia cắt.

 

Chính quyền các huyện Mường Lát, Cẩm Thủy, Thạch Thành và thành phố Thanh Hóa… đã phải di tản hơn 6,000 người dân khi nước lũ trên các sông dâng rất cao, nhiều nơi bị cô lập. (Tr.N) [kn]

 

 

 

 





No comments:

Post a Comment

View My Stats