Monday, 23 September 2024

LHQ KÊU GỌI THÔNG QUA "HIỆP ƯỚC TƯƠNG LAI", CƠ HỘI DUY NHÂT ĐỂ "THAY ĐỔI TIẾN TRÌNH NHÂN LOẠI" (Minh Phương / RFI)

 



LHQ kêu gọi thông qua “Hiệp ước tương lai”, cơ hội duy nhất để “thay đổi tiến trình nhân loại”

Minh Phương  -  RFI

Đăng ngày: 22/09/2024 - 11:05Sửa đổi ngày: 22/09/2024 - 13:46

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240922-lhq-k%C3%AAu-g%E1%BB%8Di-th%C3%B4ng-qua-hi%E1%BB%87p-%C6%B0%E1%BB%9Bc-t%C6%B0%C6%A1ng-lai-c%C6%A1-h%E1%BB%99i-duy-nh%E1%BA%A5t-%C4%91%E1%BB%83-thay-%C4%91%E1%BB%95i-ti%E1%BA%BFn-tr%C3%ACnh-nh%C3%A2n-lo%E1%BA%A1i

 

Hôm nay, 22/09/2024, lãnh đạo của 193 quốc gia thành viên sẽ bỏ phiếu thông qua “Hiệp ước tương lai” để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, trong bối cảnh nhân loại đang bị thử thách bởi chiến tranh, nghèo đói và tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên Hiệp ước này vẫn đứng trước nguy cơ bị Nga phủ quyết. 

 

HÌNH :

Hình ảnh bên ngoài Trụ sở Liên Hiệp Quốc, tại New York, Mỹ, ngày 21/09/2024. AP - Stefan Jeremiah

 

Từ New York, thông tín viên RFI Carrie Nooten cho biết cụ thể :

 

“Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres muốn biến hiệp ước này thành di sản trong nhiệm kỳ của mình. Đối với ông, Hiệp ước Tương lai là cơ hội duy nhất để “thay đổi tiến trình của nhân loại”. Nhưng do phải đàm phán nhiều lần để đạt được sự đồng thuận, 193 quốc gia với tầm nhìn khá phân cực, đã làm suy yếu nội dung của văn bản. Ban đầu, văn bản đã đề ra nhiều cam kết đối với việc cải cách Hội đồng Bảo an, hoặc cải cách các tổ chức tài chính toàn cầu, vốn là hai điều mà các quốc gia ở phía Nam bán cầu yêu cầu mạnh mẽ. Nhưng cuối cùng, văn bản đạt được rất ít tiến bộ cụ thể trong nhiều lĩnh vực, như cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, bảo vệ dân thường ở vùng chiến sự hoặc giải trừ vũ khí hạt nhân.

 

Do đó, không có cuộc cách mạng nào về chủ nghĩa đa phương. Tuy vậy, các nhà ngoại giao nói rằng họ cảm thấy nhẹ nhõm khi thấy rằng, bất chấp tình hình hiện tại, các nước thành viên đã đạt được sự đồng thuận. Và ngay cả khi Hiệp ước này không mang tính “ràng buộc”, tức là không có gì bắt buộc các nước phải tuân theo, tất cả đều đồng ý rằng nó bao hàm một “cam kết đạo đức” từ phía các quốc gia. Đến sáng nay vẫn còn một chút hồi hộp khi Matxcơva tỏ ra không hài lòng với văn bản này và muốn thấy “nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ” được đưa vào văn bản. Có thể Nga sẽ ngăn cản việc thông qua Hiệp ước ... dù ít có khả năng Nga muốn bắt đầu tuần lễ cấp cao Đại hội đồng LHQ với việc 190 quốc gia phản đối mình.”







No comments:

Post a Comment

View My Stats