Góp
ý với lãnh đạo đảng CSVN về việc chuẩn bị Đại hội đảng 14
Nguyễn Đình Cống
24/09/2024
https://baotiengdan.com/2024/09/24/gop-y-voi-lanh-dao-dang-csvn-ve-viec-chuan-bi-dai-hoi-dang-14/
Mỗi
lần đảng Cộng sản Việt nam họp đại hội (ĐH), có hai việc quan trọng cần chuẩn bị
là nhân sự và văn kiện. Tôi xin góp vài ý kiến về hai việc này khi đảng chuẩn bị
cho ĐH 14 sắp tới.
1.
Tình hình nhân sự
Liên
quan đến nhân sự, đặc biệt là ở cấp chiến lược, Đảng đã có nhiều văn bản về đường
lối, tiêu chuẩn và quy hoạch cán bộ. Tuy rằng văn bản nào cũng ghi là chỉ thị,
nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương hoặc của Bộ Chính trị, nhưng thực chất
đều chỉ là viết theo ý kiến của một người, là Tổng Bí thư.
Đó
là những văn bản dài dòng. Khi tách ra từng câu để xem xét thì câu nào cũng
hay, cũng có ý nghĩa, nhưng ghép chung lại trong từng đoạn và trong toàn bộ thì
mới thấy lộ ra những lời văn sáo rỗng và gán ghép khập khiểng, chứa đựng một số
điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học, như tôi đã có lần nhận xét
trong bài viết “Phản biện đường lối cán bộ cộng sản”, đăng trên
trang Tiếng Dân ngày 25-12-2018.
Chính
những điều phản dân chủ, phản tiến bộ và phản khoa học ấy đã dẫn đến hai vấn đề
nghiêm trọng. Thứ nhất, Đại hội 13 đã “vô cùng sáng suốt” bầu ra được mười mấy
vị “tinh hoa” hạng nhất vào Bộ Chính trị và 200 vị “tinh hoa” hạng hai vào Ban
chấp hành trung ương (BCHTW), nhưng mới qua nửa nhiệm kỳ đã có 5 vị trong Bộ
Chính trị và vài chục vị trong BCHTW bị tước bỏ mọi chức vụ! Các vị “tinh hoa”
này đã phải “nhập kho” hoặc sớm về vườn “làm người tử tế”, bởi đó là những
“tinh hoa dỏm”, là những tên trộm cắp trá hình, trong đó có những “cặp đôi hoàn
hảo” gồm Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh, khoác tay nhau vào tù.
Thứ
hai, lãnh đạo đảng đã rất lúng túng, phải làm liều, làm trái những quy định do
chính họ ban hành. Một số người được bầu đã vi phạm tiêu chuẩn của đảng, như bầu
ông Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ 3, trái với điều lệ Đảng; như chấp
nhận cho ông Lương Tam Quang làm Bộ trưởng Công an trước rồi mới bầu vào Bộ
Chính trị sau; hay như cả dân tộc Việt Nam mà để chọn một chủ tịch nước thay
cho ông Tô Lâm, chỉ được giới hạn trong 3 người.
Tất
cả những sai lầm về quy hoạch, đề bạt cán bộ cấp chiến lược phải quy cho Trưởng
Tiểu ban Nhân sự của ĐH 13 là ông Nguyễn Phú Trọng. Nhưng ông đã qua đời, đành
xí xóa trách nhiệm của ông, hãy để cho linh hồn ông được tạm an nghỉ nơi cõi
vĩnh hằng và sẽ được vào vòng luân hồi.
2.
Về văn kiện
Văn
kiện quan trọng nhất là báo cáo chính trị. Tôi đã xem lại 12 báo cáo, từ ĐH lần
hai (Năm 1951: ĐH đổi tên đảng Cộng sản Đông dương thành đảng Lao động Việt
Nam) cho đến ĐH 13, năm 2021. Mỗi báo cáo được viết theo một kiểu khác nhau,
nhưng tóm lại gồm hai phần chính. Một là, đánh giá tình hình thực tế; hai là vạch
ra những mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển mọi mặt.
Trừ
báo cáo ở ĐH 2, phần một được viết thành nhiều mục, còn lại ở các ĐH khác, được
viết trong một mục theo dàn ý sau.
a)
Điểm qua tình hình thế giới và trong nước;
b)
Những thành tích đạt được về mọi mặt. Tuy thành tích là cơ bản, nhưng vẫn còn
phạm một số thiếu sót và sai lầm;
c)
Một số nguyên nhân về thành tích và thiếu sót;
d)
Một số bài học kinh nghiệm.
Riêng
bài học kinh nghiệm, tôi có nhận xét là chưa có gì sắc sảo, hình như chỉ viết
ra cho đủ đề mục.
ĐH
6 và ĐH 9 có 4 bài, ĐH 7 có 5 bài, ĐH 8 có 6 bài. Từ ĐH 10 đến ĐH 13, mỗi báo
cáo có đúng 5 bài, nhưng nội dung các kinh nghiệm hình như không được đúc kết từ
hoạt động thực tế, mà là do lập luận bằng lý thuyết và con số 5 bài hình như là
chuẩn mực cần có.
Quan
trọng là phần hai. Nó là chỉ tiêu, là kế hoạch, là mơ ước muốn đạt được. Trừ
báo cáo ở ĐH 7, phần hai chỉ được viết trong một mục lớn, còn ở những ĐH khác
nó được viết thành nhiều mục như kinh tế, văn hóa giáo dục, y tế, sự làm chủ của
nhân dân, vai trò của chính quyền, xây dựng và chỉnh đốn đảng.
Để
có những mơ ước, những kế hoạch tốt thì phải dựa vào sự đánh giá đúng sự thật
trong phần một, được xem như tiên đề. Thế nhưng trừ báo cáo ở ĐH 6, có viết: “Thái
độ của đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng váo sự thật, đánh
giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”; thì ở nhiều báo cáo khác, nó chỉ được viết
ra một phần của sự thật; đó là phần thành tích, còn phần thiếu sót và sai lầm
chỉ viết qua loa.
“Một
phần của bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một phần của sự thật chưa phải là sự thật”,
mà có khi lại là dối trá. Khi chỉ trình bày một phần sự thật là do vô tình, vì
vô minh, vì thiếu thông tin thì đó có thể chưa phải là sự thật. Nhưng một khi cố
tình chỉ dùng một phần của sự thật để chứng tỏ một điều gì đó thì có thể chắc
chắn rằng đó là sự dối trá.
ĐH
6 là một ĐH đặc biệt. Khi TBT Lê Duẩn còn sống, đã chỉ đạo chuẩn bị dự thảo báo
cáo chính trị, nhưng sau khi ông qua đời, ông Trường Chinh đã cho bỏ dự thảo đó
và tổ chức viết lại dự thảo khác.
Báo cáo chính thức tại ĐH 6, có đoạn viết: “Đại hội của
chúng ta có nhiệm vụ làm hết sức mình để đáp ứng lòng mong mỏi chính đáng của đồng
bào và đồng chí… Ở đại hội này chúng ta chú trọng kiểm điểm những mặt yếu kém,
những sai sót… Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài
về chủ trương chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
Như
vậy sự ra đi của ông Lê Duẩn, ngoài việc là một tổn thất cho gia đình, cho Đảng,
ở một khía cạnh nào đó thì cũng là dịp may để Đảng tổ chức được một đại hội có
ý nghĩa lịch sử. Không biết, sự ra đi của ông Nguyễn Phú Trọng, ngoài việc để lại
sự thương tiếc của nhiều người, liệu có tạo được chuyển biến gì không ở ĐH 14 sắp
tới?
Ngoài
văn kiện của ĐH 6 tôi không tìm thấy một báo cáo nào khác viết về sự cần thiết
nhìn thẳng vào và nói rõ sự thật. Chính nhờ nhìn rõ được sự thật mà ĐH 6 đã đề
ra được một số chủ trương đổi mới về kinh tế, đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói
và quá lạc hậu.
3.
Vài ý kiến đóng góp
Kỳ
họp thứ mười của Ban Chấp hành Trung ương (tháng 9-2024) đã thảo luận một số vấn
đề về chuẩn bị nhân sự và văn kiện cho ĐH 14. Qua lời phát biểu của TBT Tô Lâm,
thấy lóe ra một vài hy vọng về sự đổi mới tiếp theo. Phải chăng là sự đổi mới về
chính trị như nhiều người mong đợi? Trước mắt thấy có đổi mới về đường lối cán
bộ, mong rằng sự đổi mới đó sẽ tránh được những sai lầm về phản dân chủ, phản
tiến bộ và phản khoa học.
Chỉ
mới nghe ông Tô Lâm nói, thật sự chúng ta chưa biết ông ta nghĩ gì hay sẽ làm
được gì. Thôi thì tạm theo phương châm “Chớ vội quá tin vào điều ông nói, hãy
chờ xem việc ông làm”. Nghĩa là xin chớ nóng vội, mà hãy bình tĩnh theo dõi để
hưởng ứng, cổ vũ những việc làm của ông ta dù nhỏ mà ích nước lợi dân. Trong kỳ
họp lần thứ mười, đã thấy vài điều như vậy. Tiếc rằng việc đổi mới điều lệ chưa
được thông qua. Phải chăng đây là điều mà phe bảo thủ đã tạm thắng.
Về
đóng góp, tôi đã có suy nghĩ nhiều, chỉ tạm xin nêu ra các ý quan trọng sau, có
thể dùng trong việc chuẩn bị văn kiện cũng như nhân sự:
3.1- Phải
thoát khỏi vô minh bằng cách phân biệt mục đích và phương tiện
Cần
phân biệt thật rõ ràng mục đích cơ bản, lâu dài và phương tiện để đạt mục đích
đó. Có những thứ chúng ta cần đạt được trước, đó cũng là mục đích nhưng là mục
đích trước mắt, tạm thời, về lâu dài nó chỉ là phương tiện. Chúng ta cần kiên
trì mục đích cơ bản; còn phương tiện, tuy quan trọng, nhưng có thể thay đổi
theo không gian, thời gian và hoàn cảnh, miễn là nó thật sự phục vụ cho mục
đích.
Đảng
đã vạch ra đường lối rất đúng là lãnh đạo toàn dân xây dựng một nước Việt Nam
hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, để đem lại tự do và hạnh
phúc cho toàn dân. Ý ấy cũng được lãnh tụ Hồ Chí Minh viết trong di chúc. Trong
đường lối ấy chỉ có ba từ là mục đích cơ bản. Đó là HÒA BÌNH, TỰ DO, HẠNH PHÚC.
Tất cả những từ còn lại, kể cả chủ nghĩa này, chính quyền kia, đảng phái nọ
cũng chỉ là phương tiện, nghĩa là có thể thay đổi.
Tôi
biết trên thế giới có những vùng lãnh thổ không độc lập, không thống nhất,
không giàu có mà dân vẫn được hưởng tự do, sống hòa bình, hạnh phúc. Trong những phương tiện mà nhân
dân đang rất cần, là sự dân chủ hóa.
3.2- Phải
nhìn thẳng vào và tìm được sự thật, tránh mọi sự tuyên truyền có tính chất ngụy
biện
Trước
đây tôi thấy ở những nơi quan trọng thường treo và thờ bốn chữ
QUANG-MINH-CHÍNH- ĐẠI để nhắc nhở mọi người, đặc biệt là những người có quyền
hành. Có giữ được Quang, Minh, Chính, Đại mới tạo dựng được lòng tin. Mà trong
nhiều hoạt động của xã hội, lòng tin đóng vai trò rất quan trọng.
Khi
Đảng chưa nắm được chính quyền, để lôi kéo nhân dân đi theo, cần tuyên truyền về
sự tốt đẹp của chế độ mới mà đảng theo đuổi. Có lúc, khi mà dân trí còn thấp
thì tuyên truyền quá lên một chút là tạm chấp nhận được. Nhưng quá lợi dụng việc
này để trở thành dối trá theo kiểu tuyên truyền của phát xít Hitler (một điều dối
trá mà được nói mãi sẽ trở thành sự thật) thì chỉ tự làm hại mình và hại dân.
Gần
đây có vài sự thật được nhiều người quan tâm:
a)
Phát biểu của em học sinh Chu Ngọc Quang Vinh (17 tuổi) về mất lòng tin vào Đảng.
Cháu Quang Vinh có thể đại diện cho một số bạn trẻ biết suy nghĩ, phản biện.
b)
Các bức tâm thư của ông Nguyễn Đình Bin (80 tuổi) về yêu cầu Đảng đổi mới chính
trị. Ông Bin có thể đại diện cho một số cán bộ hưu trí, quan tâm đến vận mệnh đất
nước.
c)
Đường lối thượng sách về Dân Chủ Hóa đất nước do Đảng chủ động thực hiện từ
trên xuống, do ông Nguyễn Quang A nghiên cứu và trình bày. Ông Quang A có thể đại
diện cho một số trí thức yêu nước.
Đại
hội 14 lần này, Đảng phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật và chỉ nói thật. Đảng
phải để người dân được mở miệng, phải chấp nhận quyền tự do ngôn luận của dân
là một quyền chính đáng, được Hiến pháp ghi nhận.
Thay
vì “bịt miệng” dân, Đảng cần tổ chức đối thoại với dân, để những trí thức phản
biện như TS Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Nguyên Ngọc, Nguyễn Trung, Đinh Hoàng Thắng,
cựu tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức v.v… có cơ hội đóng góp ý kiến. Làm
được như vậy, Đảng sẽ được lợi nhiều mặt, cả đối nội lẫn đối ngoại.
Ông Tô Lâm đã dám trò chuyện với trí thức Việt ở Mỹ,
qua buổi tọa đàm do GS Nguyễn Thị Liên Hằng, Giám đốc Viện nghiên cứu Đông
Á Weatherhead, Đại học Columbia, tổ chức hôm 23-9 vừa qua, tôi tin rằng
ông sẽ dám tham gia một buổi tọa đàm như vậy với trí thức trong nước.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/09/1-23-1024x710.jpeg
Ảnh
minh họa. Tiếng Dân edit
3.3-
Phải thể hiện việc làm theo lời nói
Đảng
có chủ trương đúng là xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân. Nói đúng rồi,
nhưng phải làm sao cho hành động đi đôi với lời nói, thì mới tạo được lòng tin
của dân (Dân hầu như đã mất hết lòng tin vào đảng. Nên nhớ, không có dân, đảng
sẽ khó mà tồn tại được lâu dài).
Việc
quan trọng trước mắt là tổ chức được cuộc bầu cử Quốc hội thật sự dân chủ, các
đại biểu Quốc hội phải do dân thật sự bầu ra (thay vì đảng cử dân bầu), lập nên
một Quốc hội thật sự là cơ quan lập pháp cao nhất.
Đảng
thừa biết những việc có lợi hoặc hại cho dân. Có lợi thì đó là việc thiện, dù
nhỏ đến mấy cũng cố làm. Có hại là việc ác, dù nhỏ đến mấy cũng hết sức tránh
xa.
Trong
Hiến pháp có quy định những quyền tự do của người dân. Đảng cần xúc tiến Quốc hội
sớm ban hành luật thực thi các quyền đó.
3.4-
Phải đổi mới chính cương điều lệ, tổ chức
Đảng
cộng sản là một đảng làm cách mạng có chính cương, điều lệ, tổ chức theo kiểu của
Lê nin. Bây giờ thời thế đã thay đổi, Đảng trở thành một đảng chính trị cầm quyền.
Để làm tốt nhiệm vụ, Đảng phải thay đổi nhiều thứ. Đã có đảng Hành Động Nhân
Dân của Singapore được đánh giá là đảng cầm quyền thành công nhất. Tôi nghĩ rằng
đảng cầm quyền Việt Nam nên và có thể học tập họ.
No comments:
Post a Comment