Tuesday 10 September 2024

DỰNG LẠI CÂY, CŨNG CẦN GỌI TÊN NGƯỜI TRỒNG LẪN KẺ PHÁ   (Cù Mai Công / Facebook)

 



DỰNG LẠI CÂY, CŨNG CẦN GỌI TÊN NGƯỜI TRỒNG LẪN KẺ PHÁ  

Cù Mai Công

8-9-2024  lúc 23:41  

https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=2022812931498083&id=100013081863461&mibextid=QwDbR1&rdid=1zdAYFGM9eqi3CFg

 

Mưa to gió lớn, bão bùng thì hậu quả đầu tiên là cây đổ. Đâu cũng vậy, kể cả những nước giàu có, trồng đúng kỹ thuật. Bão Yagi lại là bão lớn. Thế nhưng ở ta, bên cạnh bão và vỉa hè đô thị chật hẹp, bị bó vỉa như siết cổ cây thì không thể phủ nhận chuyện ngay từ ban đầu việc trồng ẩu tả, dối trá, không “sâu rễ bền gốc” đã “góp sức” không nhỏ trong việc làm đổ mấy vạn cây. Riêng ở Hà Nội thống kê tới giờ (9-9-2024) là 25.000 cây.

 

Ai cũng xót xa, nhất là người Hà Nội. Dư luận bức xúc trước vô số hình ảnh cây bật gốc, lòi ra bầu đất còn nguyên bọc nhựa. Ai mua cây non về trồng đều biết: cây non được bó trong bầu nhựa cho chắc đất, chắc cây. Mua xong, các nhà vườn đều dặn tháo bầu nhựa trước khi trồng thì rễ mới ăn ra đất được.

 

Và vô số cây bị bên điện, nước, viễn thông, làm vỉa hè… bó gốc, chặt rễ.

 

Trước đó bốn năm, tháng 9-2020, trận bão số 5 quét qua Huế khiến 15.000 cây xanh, trong đó có cả ngàn cây cổ thụ bị quật ngã, bật gốc, người Huế đã không đành đoạn cưa nhánh nhỏ làm củi, nhánh lớn bán làm bàn ghế mà ra sức trồng lại hàng ngàn cây. Tới giờ, hàng ngàn cây trồng lại ấy vẫn xanh mơn mởn, cành lá sum suê làm đẹp xứ Huể, mát lòng mát dạ du khách ghé thăm Huế mộng mơ.

 

Đây không phải là chuyện khó với người làm vườn lẫn đơn vị trồng cây. Ngay sau bão, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cũng đã yêu cầu với cây xanh cần bảo tồn, các cây quý hiếm có giá trị bị nghiêng, đổ sau bão Iagi cần kiểm tra, đánh giá để chống dựng, trồng lại ngay.

 

Tôi xin góp ý thêm: cây nào trồng lại được đều nên trồng lại chứ không chỉ cây cần bảo tồn, cây quý hiếm. Vì những mảng xanh luôn là của quý hiếm vốn thiếu nghiêm trọng trong các đô thị hiện nay.

 

Nhìn mấy cây bị bật gốc, tôi bỗng liên tưởng mấy chậu sung kiểng dỏm bán trên đường, vỉa hè dịp tết: những trái sung chi chít vốn đính vô cành bằng keo dán sắt. Riêng về mấy bầu nhựa quanh gốc cây khiến rễ cây bị bó không khó truy lại đơn vị, bộ phận trồng mấy cây đó lẫn những đơn vị làm đường, làm vỉa hè đã chặt, xén rễ… Để xử lý, kỷ luật và bồi thường về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” này. Cũng là một cách răn đe những tái phạm và kiểm tra kỹ hơn việc trồng cây.

 

Dựng lại nhà, dựng lại cây và quan trọng hơn là cũng cần gọi tên, dựng lại người trồng lẫn kẻ phá.

 

HÌNH :

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=2022812681498108&set=pcb.2022812931498083

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=2022812688164774&set=pcb.2022812931498083

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=2022812674831442&set=pcb.2022812931498083

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=2022812768164766&set=pcb.2022812931498083

 

https://www.facebook.com/photo?fbid=2022812758164767&set=pcb.2022812931498083

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=2022812778164765&set=pcb.2022812931498083

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=2022812854831424&set=pcb.2022812931498083

 

https://www.facebook.com/photo/?fbid=2022812874831422&set=pcb.2022812931498083

 

.

 123 BÌNH LUẬN   

 

 

Cù Mai Công

Xin mời tham khảo ý kiến nặng ký của nhà báo Hoàng Linh

https://www.facebook.com/profile.php?id=61560324903423

 

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats