Cựu Thứ trưởng Ngoại giao kêu gọi ông Tô Lâm thay đổi 'thể
chế chính trị'
BBC
News Tiếng Việt
4 tháng 9 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5ykenx89plo
Mới
đây, ông Nguyễn Đình Bin, cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam, cựu
ủy viên Trung ương Đảng, đã đăng tâm thư gửi đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô
Lâm kêu gọi thay đổi thể chế.
Tổng
Chủ Tô Lâm
Cụ
thể, ông Bin nói Đảng Cộng sản Việt Nam phải thực hiện "đổi mới chính trị
thực sự toàn diện và triệt để", vì hệ thống chính trị hiện hành đang rơi
khủng hoảng trầm trọng sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời.
Ông
Nguyễn Đình Bin là một nhà ngoại giao kỳ cựu. Ông sinh năm 1944 và vừa nhận huy
hiệu 55 tuổi đảng.
Ông
từng là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 8
(1996-2001).
Ông
giữ chức thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao từ năm 2000 đến năm 2008, dưới
hai thời bộ trưởng Nguyễn Dy Niên và Phạm Gia Khiêm. Ông từng làm chủ nhiệm Ủy
ban người Việt Nam ở nước ngoài, đại sứ Việt Nam tại Nicaragua, Pháp và nổi tiếng
với biệt danh "con nuôi Chủ tịch Fidel Castro".
Ông
Nguyễn Đình Bin (ngoài cùng bên phải) chụp cùng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tâm
thư của ông Nguyễn Đình Bin xuất hiện đầu tiên trên trang Facebook tên Nguyễn
Đình Bin vào đúng ngày Quốc khánh 2/9/2024. Một số người quen của ông đã xác nhận
với BBC đây là Facebook của cựu Thứ trưởng thường trực Nguyễn Đình Bin.
Đồng
thời, với sự cho phép của ông Nguyễn Đình Bin, BBC đã có được bốn văn bản có đầy
đủ nội dung các bức tâm thư mà ông viết và gửi đi trong những ngày cụ thể sau:
·
Thư
ngỏ ngày 2/9/2024 gửi các lãnh đạo, nguyên lãnh đảo Đảng và toàn thể đồng bào
trong và ngoài nước
·
Tâm
thư ngày 4/8/2024 gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
·
Tâm
thư ngày 19/5/2024 gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
·
Tâm
thư ngày 19/5/2020 gửi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng
Nội
dung các bức thư gửi vào những thời điểm khác nhau, đến các đối tượng khác
nhau, có nhiều điểm tương đồng, với ý tưởng nổi bật là "hệ thống chính trị,
chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng đang ra sức xây dựng và kiên trì bảo vệ đã rơi
vào khủng hoảng trầm trọng".
Do
đó, "Đảng phải thực hiện đổi mới chính trị thực sự toàn diện và triệt để"
và những hiến kế chi tiết của ông đều xuất phát từ quyết tâm "bảo vệ Đảng
trước các nguy cơ, thách thức sống còn" và mong rằng Đảng sẽ "tự cứu
lấy chính mình".
'Cờ
trong tay ông Tô Lâm, liệu có Trường Chinh thứ hai?'
Ông
Tô Lâm kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng trên cương vị lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt
Nam
Lá
thư của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin gửi cho Tổng Bí thư, Chủ tịch
nước Tô Lâm vào ngày 4/8/2024 có lời chúc mừng ông Tô Lâm trên cương vị mới.
Ông Bin cho rằng lịch sử đã lựa chọn ông Tô Lâm và cờ đang nằm trong tay ông Tô
Lâm để dẫn dắt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương khóa 13 đi đến
quyết định thay đổi thể chế.
Cựu
Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin nói rằng những kiến nghị của ông là sự hưởng ứng lời
kêu gọi của chính ông Tô Lâm trong bài phát biểu sau khi được nhậm chức tổng bí
thư vào ngày 3/8, rằng ông mong muốn "tiếp tục nhận được sự giúp đỡ quý
báu của các bậc lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng,
Nhà nước".
Theo
ông Bin, dù Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người tận tụy và đã ban hành
nhiều chủ trương mới mẻ để thay đổi đất nước cũng như bảo vệ, chỉnh đốn Đảng
nhưng phải "nhìn thẳng vào sự thật và gọi đúng tên con bệnh":
·
Tình
hình Đảng và Đất nước vẫn đã và đang tiếp tục diễn biến ngày càng tồi tệ, tới mức
báo động thực sự nghiêm trọng, chưa từng xảy ra bao giờ
·
Càng
ra sức đốt lò, ra sức chống tham nhũng, tiêu cực, thì tham nhũng, tiêu cực,
cũng như các quốc nạn khác, càng lây lan, càng phát triển, càng hoành hành trầm
trọng
·
Càng
nỗ lực xây dựng và chỉnh đốn Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thì Đảng,
Nhà nước càng hư hỏng nghiêm trọng
Ông
cho rằng "thể chế chính trị nước nhà đã thực sự khủng hoảng trầm trọng"
và lịch sử đang lặp lại, giống hệt như thời điểm Đại hội 6 năm 1986.
Theo
ông Bin, vào thời điểm Việt Nam chìm trong khủng hoảng kinh tế-xã hội thì Tổng
Bí thư Lê Duẩn qua đời, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước) Trường
Chinh lên thay.
"Tổng
Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh đã nhận ra sứ mệnh lịch sử của
Đảng và trọng trách của cá nhân mình trước nguy cơ thực sự hiểm nghèo ấy. Tổng
Bí thư, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã dũng cảm quyết định từ bỏ mô hình quản lý
kinh tế theo quan điểm Mác – Lênin, xã hội chủ nghĩa đã thực sự lỗi thời, là cội
nguồn sinh ra tình hình khủng hoảng đó, để chấp nhận và vận dụng vào nước ta
kinh tế thị trường, là một thành tựu nhân loại đã đạt được."
Tâm
thư của Cựu Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin
Ông
Nguyễn Đình Bin viết rằng, nhờ có quyết định lịch sử đó, Đảng đã đưa đất nước
thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội trầm trọng, đưa đất nước bước vào thời kỳ
phát triển và đạt được các thành tựu to lớn. Và theo ông, việc Đảng đổi mới về
kinh tế (áp dụng kinh tế thị trường) và tiếp đó là về đối ngoại (đa phương hóa
quan hệ, không phân biệt lập trường tư tưởng, chế độ và hợp tác toàn diện với cựu
thù) tức là trên thực tế đã từ bỏ các quan điểm Mác- Lênin, từ bỏ xã hội chủ
nghĩa vốn đã lỗi thời trên hai lĩnh vực này rồi.
Soi
chiếu lại thời điểm hiện tại, cựu thứ trưởng cho rằng Việt Nam hiện đang gặp khủng
hoảng về ngoại trị và nội trị.
Về
đối nội, theo ông Bin, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, dù chỉ chạm vào một phần
nổi rất nhỏ nhìn thấy được của tảng băng chìm khổng lồ, đã phơi trần tất cả các
mặt yếu kém và những tiêu cực này, như ung thư đang di căn trầm trọng, phá hoại
Đảng, Nhà nước và xã hội mà nguy hiểm nhất là hủy hoại cội rễ con người, đặc biệt
là những người nắm quyền.
"Xét
cho cùng thì những tội phạm tham nhũng cũng là nạn nhân của hệ thống chính trị
hiện hành, đã tạo ra bao nhiêu kẽ hở, điều kiện thuận lợi để họ lợi dụng phạm tội."
Ông
Bin nhắc đến việc các ủy viên Bộ Chính trị liên tục xin từ nhiệm, trong đó có
hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc hội, một thường trực Ban Bí thư, một phó
thủ tướng - đây là lần đầu tiên "thảm trạng này xảy ra, từ khi Đảng ta cầm
quyền".
Bảy
ủy viên Bộ Chính trị mất chức, hàng trên từ trái qua: Phó Thủ tướng Phạm Bình
Minh, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần
Tuấn Anh; Hàng dưới từ trái qua: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước
Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến
Dũng
'Đổi
mới chính trị hay là chết'
Xuất
thân từ một gia đình nghèo ở Kim Thành, Hải Dương trước khi trở thành một nhà
ngoại giao, ông Nguyễn Đình Bin là người nổi tiếng trong vai trò phiên dịch cho
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro trong những lần hai
ông gặp nhau.
Trong
một bài báo trên VnExpress, ông Bin còn kể lại kỷ niệm được giao
nhiệm vụ cắt tóc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông cũng có nhiều hình ảnh chụp
cùng vị đại tướng của Việt Nam. Trong bài, ông Bin còn tiết lộ chính mình là
người phiên dịch câu nói lịch sử của lãnh tụ Fidel Castro về mối quan hệ với Việt
Nam tại một cuộc mít tinh: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình.”
Với
bề dày về ngoại giao, ông Bin viết rằng những điều ông kiến nghị về thay đổi thể
chế là đã được nung nấu, nghiền ngẫm, kiểm nghiệm, chắt lọc và rút ra từ khi
ông mới 10 tuổi, khi ông đi theo con đường của Đảng trong hàng ngũ Đội Thiếu
niên kháng chiến chống Pháp và từ thực tiễn hơn nửa thế kỷ được giáo dục, rèn
luyện và chiến đấu trong đội ngũ của Đảng.
Ông
Nguyễn Đình Bin thời gian làm phiên dịch cho lãnh tụ Cuba Fidel Castro
Cựu
Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Đình Bin viết rằng, Đảng hãy chấp
nhận và vận dụng “mô hình nhà nước pháp quyền thực sự, một bộ máy quản trị quốc
gia với tam quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập, kiểm tra, giám sát lẫn
nhau, là mô hình hiệu quả nhất loài người đã đạt được cho đến nay, để kiểm soát
và ngăn chặn lạm dụng quyền lực".
Ông
còn kêu gọi đa nguyên về chính trị và cho phép xã hội dân sự tồn tại, để bảo đảm
và phát huy được dân chủ thực sự.
"Đó
cũng chính là cái lồng kiểm soát quyền lực tốt nhất cho đến nay đã được chứng
minh trên thế giới, mà đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã khẳng định là Đảng
ta, Đất nước ta đang rất cần," ông Bin viết.
Ông
Nguyễn Đình Bin trình bày thêm rằng, quan điểm Mác- Lênin - xã hội chủ nghĩa
giáo điều, đã lỗi thời vì xét theo lý thuyết thì hệ thống này quá hoàn hảo.
Nhưng, thực tế hơn ba thập kỷ qua đã chứng tỏ không phải như vậy, mà là tạo ra
một bộ máy quan liêu khổng lồ, ba bộ máy (đảng, chính quyền, đoàn thể) trùng lặp
nhau.
Trong
đó, theo ông, các tổ chức quần chúng đã phình to thành cả một hệ thống hành
chính hóa, quan liêu hóa, từ trung ương tới cơ sở; nhiều khi dựa dẫm, triệt
tiêu lẫn nhau, tạo thêm mâu thuẫn nội bộ, trì trệ, ách tắc, hiệu quả rất hạn chế.
"Để
cứu Nước, cứu Đảng thoát khỏi tình thế khủng hoảng này; đồng thời, đặt nền móng
vững chắc, lâu dài, từ nay và mãi mãi mai sau... thì không có giải pháp nào
khác là phải thực hiện đổi mới chính trị thực sự toàn diện và triệt để, hội nhập
toàn diện và thực sự vào dòng chảy chủ lưu tự do, dân chủ, văn minh của thế giới
hiện nay, như không ít lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cấp, đảng viên, trí thức
thực sự tâm huyết, trí tuệ… và cá nhân tôi đã góp ý với Đảng," ông viết.
Lá
thư của ông Bin còn nhắc lại chuyện hồi cuối năm 2018, ông đã xin gặp Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng để trực tiếp trình bày cụ thể về giải pháp căn cơ thay đổi
thể chế nhưng bị từ chối tiếp.
Sau
đó, ông Hồ Mẫu Ngoạt, trợ lý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã tiếp ông Bin
vào ngày 13/2/2019 trong hai tiếng rưỡi đồng hồ. Tuy nhiên, ông Bin cho rằng những
lời tâm huyết của ông đã không được "báo cáo đầy đủ" với Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng nên ông tiếp tục gửi thư đến các lãnh đạo, cựu lãnh đạo Đảng
và Nhà nước để trình bày những thay đổi mà ông đề xuất.
Bên
cạnh ông Nguyễn Đình Bin, một số cựu cán bộ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng từng
lên tiếng góp ý, hiến kế cho giới lãnh đạo đang cầm quyền.
Ví
dụ, vào năm 2007, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã công bố một lá thư phản đối chủ
trương xây dựng Nhà Quốc hội ở khu di tích 18 Hoàng Diệu, đồng nghĩa việc phá bỏ
Hội trường Ba Đình.
Cựu
Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng từng có thư ngỏ đăng trên báo Tuổi Trẻ vào tháng
10/2007 về Hội trường Ba Đình, ông còn nói người dân phía Nam không hề được hỏi
ý kiến gì vì cuộc triển lãm về dự án Hội trường Ba Đình chỉ được tổ chức ở Hà Nội.
Play
video, "Ai sẽ thay ông Tô Lâm làm chủ tịch nước?", Thời lượng 11,23
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c5ykenx89plo
Ai
sẽ thay ông Tô Lâm làm chủ tịch nước?
--------------------------
Tin
liên quan
·
Cựu thứ trưởng ngoại
giao Việt Nam nói về 'nội chiến' và 'Đảng trị lạc lõng'
30
tháng 4 năm 2022
·
Cải cách Ruộng đất và
sự thay thế bộ tứ lãnh đạo Việt Nam
1
tháng 9 năm 2024
·
Đại học Fulbright Việt
Nam và cáo buộc 'cách mạng màu'
2
tháng 9 năm 2024
No comments:
Post a Comment