Anh chi 15 triệu bảng
để trục xuất người di cư về Việt Nam và 10 quốc gia khác
RFA
2024.09.05
Bộ
Nội vụ Anh quốc đang chi 15 triệu bảng Anh cho các đối tác về hồi hương ở 11 quốc
gia trong đó có Việt Nam để tăng số vụ trục xuất những người di cư bất hợp pháp
bằng thuyền nhỏ.
Hình
chụp từ drone cho thấy thuyền chở những người vượt biên vào Anh bằng đường biển
qua eo biển Manche hôm 6/8/2024 (REUTERS/Chris
J. Ratcliffe)
Tờ
Independent của Anh tiết lộ hôm 4/9 cho hay, động thái này diễn ra sau khi 12
người di cư tử vong vào thứ 3/9, trong một nỗ lực vượt eo biển Manche, đây là nỗ
lực vượt biển chết chóc nhất trong năm cho đến nay.
Bộ
này đang tìm kiếm các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận để hỗ trợ những người
di cư tái hòa nhập khi họ bị trục xuất về nước.
Theo
một hợp đồng được công bố vào tháng trước, chính phủ sẽ chi 5 triệu bảng Anh mỗi
năm cho các tổ chức từ thiện cung cấp hỗ trợ cho những người xin tị nạn không
thành công và những người không có quyền ở lại Vương quốc Anh như chỗ ở và tiền
mặt.
Số
tiền này cũng sẽ cung cấp các gói thực phẩm, hỗ trợ tìm kiếm và đoàn tụ gia
đình, hỗ trợ sức khỏe tâm thần và việc làm, và vận chuyển đến các điểm đến tiếp
theo ở quốc gia quê hương của một cá nhân.
Các
quốc gia bao gồm Việt Nam, Albania, Bangladesh, Ethiopia, Ghana, Ấn Độ, Iraq,
Jamaica, Nigeria, Pakistan, và Zimbabwe.
Tính
đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 19.000 người di cư đến Anh bằng cách vượt eo
biển Manche trên những chiếc thuyền nhỏ, số liệu của Bộ Nội vụ đưa ra đến tháng
6 cho thấy có hơn 3.000 người Việt Nam đã đi theo con đường này, đứng thứ ba
trong số các sắc dân.
-----------------------------
Tin,
bài liên quan
Tin
Việt Nam
Bộ
Ngoại giao Việt Nam nói đang triển khai biện pháp bảo hộ cho người Việt bị tắc ở
Brazil
Người
tị nạn Việt Nam bị tắc lại tại sân bay ở Brazil, thiếu nước và thực phẩm
Brazil
hạn chế công dân Việt Nam nhập cảnh nhằm ngăn di cư lậu đến Mỹ và Canada
Cà
Mau: khởi tố một phụ nữ lừa bán năm người sang Campuchia
Việt
Nam hoan nghênh Báo cáo về nạn buôn người của Mỹ nhưng chưa hài lòng với Báo
cáo tự do tôn giáo
No comments:
Post a Comment