Đài
Loan bị các quốc gia Thái Bình Dương khước từ vì e sợ Trung Quốc
Người Việt Online
August
31, 2024 : 8:37 AM
SYDNEY,
Úc (NV)
– Hôm Thứ Bảy, 31 Tháng
Tám, Diễn Đàn Quần Đảo Thái Bình Dương PIF xóa bỏ các chi tiết liên quan tới
Đài Loan khỏi thông cáo ban hành hôm Thứ Sáu, hành động này diễn ra sau cuộc tọa
đàm thường niên giữa các nhà lãnh đạo khu vực, nối tiếp những khiếu nại do đặc
sứ Trung Quốc đệ trình và là “hành động can thiệp thô lỗ” bị chính phủ Đài Bắc
lên án, thông tấn xã Reuters loan tin.
Tổ
chức gồm có 18 quốc gia với ba thành viên có bang giao với Đài Loan và 15 thành
viên công nhận Trung Quốc, vốn là quốc gia chủ nợ lớn của các đảo quốc Thái
Bình Dương. Những nước này mượn nhiều tiền của Trung Quốc để xây cất hạ tầng cơ
sở, còn Bắc Kinh thì đang tìm cách tăng cường năng lực an ninh tại các đảo quốc.
Đài
Loan bị Hoa Lục xem là một trong những tỉnh lỵ của Trung Quốc, không có quyền
bang giao với các quốc gia, Hoa Lục cho biết. Đây là lập trường bị hòn đảo dân
chủ quyết liệt phản kích.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2024/08/GettyImages-2168578372-1536x1024.jpg
Diễn
Đàn Quần Đảo Thái Bình Dương PIF gồm 18 quốc gia kết thúc cuộc họp ngày 30
Tháng Tám, 2024 tại Nuku’alofa (Hình: KATALINA SIASAU/AFP/Getty Images)
PIF
công bố một thông cáo trên trang mạng của diễn đàn hôm Thứ Sáu, gồm có một mục
có tựa đề “Bang giao với Đài Loan/Hoa Lục,” nêu rõ “Các nhà lãnh đạo tiếp tục
công nhận quyết định do các nhà lãnh đạo đưa ra năm 1992 về bang giao với Đài
Loan/Hoa Lục.”
Thông
cáo đã bị xóa khỏi trang web vào tối Thứ Sáu sau phản ứng tức giận từ Trung Quốc
và một tài liệu mới đã được đăng vào sáng Thứ Bảy với các tham chiếu đến Đài
Loan đã bị xóa.
Tiểu
ban thư ký PIF không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.
Bộ
Ngoại Giao Đài Loan phẫn nộ trước hành động của Trung Quốc.
“Đài
Loan lên án hành động can thiệp thô lỗ và ngang nhiên của Trung Quốc cùng hành
vi phi nghĩa ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định trong khu vực đồng thời kêu gọi
tất cả các quốc gia có chung quan điểm theo dõi sát sao hành động của Trung Quốc,”
Bộ Ngoại Giao Đài Loan cho biết trong một tuyên bố.
Tuy
nhiên, Bộ Ngoại Giao Đài Loan lưu ý rằng thông cáo chung được PIF công bố không
hạ thấp vị thế của Đài Loan tại diễn đàn cũng như không thể ngăn cản Đài Loan
tiếp tục tham gia trong tương lai.
Là
đối tác phát triển của PIF từ năm 1993, Đài Loan tiến cử Tien Chung-kwang, thứ
trưởng ngoại giao, tới Tonga để gặp gỡ ba đồng minh Thái Bình Dương là Palau,
Tuvalu và Quần Đảo Marshall.
Hôm
Thứ Sáu, đặc sứ Trung Quốc tại PIF, Qian Bo, lên giọng và nói với các phóng
viên tại Tonga rằng việc nhắc tới Đài Loan trong thông cáo “chắc chắn là một
sai lầm,” Australian Broadcasting Corporation và Nikkei đưa tin.
Trong
tuần, Qian vận động hành lang ngăn không cho Đài Loan được tham gia vào các hoạt
động chính thức của diễn đàn, trang mạng của Tòa Đại Sứ Trung Quốc cho hay.
“Dẫu
cho chính quyền Đài Loan có nỗ lực lôi kéo các bên để công nhận sự hiện diện của
họ bằng cách rù quến PIF ra sao đi chăng nữa, họ chỉ có thể tự huyễn hoặc chính
mình,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lin Jian phát biểu tại cuộc họp
báo thường kỳ tại Bắc Kinh hôm Thứ Sáu.
Đài
Loan lần lần giảm bớt đồng minh ngoại giao tại Thái Bình Dương trong những năm
gần đây khi Trung Quốc tăng cường tuôn đổ nguồn tài trợ giúp các đảo quốc phát
triển. Nauru chuyển quay lưng với Đài Loan để bắt tay với Bắc Kinh vào Tháng
Giêng, còn Kiribati và Quần Đảo Solomon, chuyển qua bang giao với Trung Quốc
năm 2019, và nay cả hai hiện đều có cảnh sát Trung Quốc hiện diện trên lãnh thổ.
(TTHN)
No comments:
Post a Comment