Việt Nam: Bộ Chính trị
và vấn đề 'hồng' hơn 'chuyên'
BBC News Tiếng Việt
5
tháng 7, 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c2558j44lego
Sau
khi ông Đinh Tiến Dũng ra đi, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam càng trở nên
"hồng" hơn "chuyên". Theo nhiều nhà phân tích, điều này phản
ánh nỗi lo của Đảng Cộng sản.
Theo
diễn giải của chính Đảng Cộng sản Việt Nam, “hồng” là khái niệm dùng để chỉ một
người giác ngộ cao, trình độ hiểu biết chuyên sâu về chính trị, mang tính giai
cấp, ở đây có nghĩa là người giác ngộ cao về chủ nghĩa cộng sản.
Ngày
nay, "hồng" thường được hiểu là một người có học vấn và quá trình
công tác tập trung chủ yếu trong mảng đảng, đoàn, hội, hoặc những chức vụ trong
chính quyền nhưng tập trung vào công tác chính trị.
“Chuyên”
là trình độ chuyên môn về một ngành nghề nào đó, là năng lực để thực hiện một
nhiệm vụ, một chức trách nào đó, theo một bài viết trên cổng điện tử của Đảng bộ
TP HCM.
Một
bài viết của Tiến sĩ Phạm Ngọc Hùng trên Tạp chí Cộng sản nêu rõ: "Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, lớp người xây dựng chủ nghĩa xã hội phải vừa 'hồng', vừa
'chuyên', chính là vừa phải có đạo đức, vừa phải có trình độ chuyên môn. Nói cụ
thể là phải có đức và tài."
Hiểu
một cách đơn giản, "hồng" để chỉ những người có chuyên môn về "đảng",
còn chuyên là chỉ những người có học vấn và công tác liên quan đến các chuyên
môn cụ thể, chẳng hạn như tài chính, công nghệ.
Tất
nhiên, do bản chất Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện và độc quyền trong
công tác cán bộ, một người được coi là "kỹ trị" thì bắt buộc phải
"hồng". Các tiêu chuẩn về chính trị luôn được xem xét đầu tiên trong
quá trình xác minh, thẩm tra lý lịch cán bộ. Đòi hỏi, về mặt lý thuyết, là một
người phải "vừa hồng vừa chuyên". Trên thực tế, "chuyên" có
thể tính sau, nhưng "hồng" là điều bắt buộc phải có trước.
Từ
lâu nay, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên vừa "hồng" vừa
"chuyên" luôn là định hướng, kim chỉ nam của Đảng, kế thừa từ tư tưởng
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau này, tiêu chuẩn còn được thêm một yếu tố là
"sạch" - tức không tham nhũng, tiêu cực.
Bộ
Chính trị 'hồng' hơn 'chuyên'?
Sau
sự ra đi của ông Đinh Tiến Dũng, Bộ Chính trị hiện còn 15 người. Trong đó, có bốn
gương mặt được bầu mới hồi 16/5 gồm:
·
Ông
Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương;
·
Ông
Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương;
·
Bà
Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương;
·
Ông
Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiến
sĩ khoa học chính trị Nguyễn Khắc Giang, trong bài viết trên trang Fulcrum của
Viện nghiên cứu ISEAS, cho rằng trong số những gương mặt được bầu mới này, chỉ
có ông Lê Minh Hưng, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, được coi là nhà kỹ trị.
Ông
Khắc Giang định nghĩa nhà kỹ trị là người có chuyên môn kỹ thuật hoặc kinh tế
và trước khi rời chính trường, ông Đinh Tiến Dũng cũng được xếp vào nhóm này.
Như
vậy, theo cách nói của ông Giang, Bộ Chính trị 13 chỉ còn duy nhất ông Lê Minh
Hưng là nhà kỹ trị.
Trong
khi đầu khóa, cũng theo ông Giang, con số này là năm người nhưng đều đã
"xin thôi" gồm: ông Phạm Bình Minh, ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trần Tuấn
Anh, ông Vương Đình Huệ, ông Đinh Tiến Dũng.
No comments:
Post a Comment