Trung
Quốc : Tập Cận Bình loại trừ đối thủ trong đảng trước Hội nghị trung ương 3
Anh
Vũ -
RFI
Đăng
ngày: 02/07/2024 - 14:22
Sau
nhiều lần bị rời lại, hôm 27/06 vừa qua, đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo họp
Hội nghị Trung ương 3, khóa 20 từ ngày 15 đến 18/07/2024,. Việc chuẩn bị cho hội
nghị diễn ra, đã thành lệ như nhiều năm trước, là dịp để ông Tập Cận Bình đẩy mạnh
thanh lọc mạng lưới được cho là đe dọa quyền lực của cá nhân ông, bằng chiêu
bài chống tham nhũng. RFI trích giới thiệu bài phân tích đăng trên trang
Asialyst.com của Alex Payette, nhà nghiên cứu chính trị người Canada.
HÌNH
:
Hình
minh họa: Ông Ngô Anh Kiệt, bí thư đảng ủy khu tự trị Tây Tạng, trong một phiên
họp Quốc Hội Trung Quốc , tại Bắc Kinh, ngày 06/03/2019. AP - Mark
Schiefelbein
Sau
cuộc họp của Bộ Chính Trị hôm 30/04 năm nay phát động « chiến dịch giáo
dục kỷ luật đảng », cuộc chiến chống tham nhũng có chiều hướng tăng tốc
ở Trung Quốc. Từ đó đến nay, đã có hàng chục lãnh đạo cấp thứ bộ trưởng và lãnh
đạo địa phương ở cấp tỉnh bị rơi vào tầm ngắm của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung
ương đảng. Đó là chưa kể đến nhiều lãnh đạo bị kết án, khai trừ khỏi đảng.
Nhà
nghiên cứu Alex Payette nhận định, trong chiều hướng này, có vẻ như Bắc Kinh vẫn
quyết tâm ưu tiên an ninh chính trị, khiến các cuộc đấu đá nội bộ thêm căng thẳng
và gây hại cho sự ổn định trước thềm Hội nghị Trung ương 3. Đồng thời, những cuộc
tấn công không ngừng từ Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật khiến mọi việc trở nên phức tạp
hơn đối với Tập Cận Bình. Chủ tịch Trung Quốc, thời gian gần đây, đã không còn
có thể tìm được những cán bộ sẵn sàng ngoan ngoãn phục vụ đường lối chính trị của
mình. Nhưng điều đó không ngăn cản Tập Cận Bình tập trung vào cuộc đấu tranh chống
các « mối nguy hiểm chính trị », chủ yếu là đối với ông, nhằm loại bỏ
những gương mặt đang lên hay theo những phe nhóm cũ cũng như mới trong đảng.
Vụ
thanh lọc cựu bí thư đảng ủy khu tự trị Tây Tạng Ngô Anh Kiệt ( Wu Yingjie) hôm
16/06 vừa rồi là một thí dụ điển hình trong bối cảnh đó.
Ông
Ngô đã rời vị trí lãnh đạo cao nhất vùng vào tháng 10 năm 2021 để được bầu làm
phó chủ nhiệm Ủy ban Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Quốc Hội. Tháng 3 năm
2023, ông được bổ nhiệm làm giám đốc Ủy ban văn hóa, dữ liệu và nghiên cứu lịch
sử của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Ngô Anh Kiệt
được thay thế Trần Toàn Quốc làm người đứng đầu khu tự trị Tây Tạng vào năm
2016, vào thời điểm đó việc tiến cử này được coi là bước đi đúng hướng trong việc
quản lý Tây Tạng. Là người đi lên từ địa phương, ông Ngô am hiểu địa bản và nhất
là văn hóa, phong tục của địa phương Tây Tạng.
Kiến
thức và kinh nghiệm sâu sắc này giải thích tại sao nhiều người tin rằng việc
Ngô Anh Kiệt lên đứng đầu bộ máy đảng vùng tự trị sẽ giúp Bắc Kinh cai trị vùng
Tây Tạng nhẹ nhàng hơn một chút và thực tế đã diễn ra như vậy.
Ngô
Anh Kiệt bị án kỷ luật sau khi Ủy ban Kỷ luật đảng đã cho bắt một loạt gần chục
lãnh đạo của khu tự trị Tây Tạng.
Việc
ông Ngô Anh Kiệt ngã ngựa không thể phân tích trong khuôn khổ chiến dịch chống
tham nhũng rộng rãi nhằm vào chính quyền khu tự trị. Đa phần những người bị bắt
đều là do đấu đá nội bộ.
Tác
giả Payette cho biết, người đầu tiên là Vương Kim Sơn, bị khai trừ khỏi đảng
tháng 10/2014, từng là người thân cận của tướng Từ Tài Hậu, một người thuộc phe
cánh của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân. Ông Dương bị cuốn vào trong những căng
thẳng giữa Tập Cận Bình và chỉ huy cao cấp trong quân đội.
Một
nhân vật khác, Lạc Đại Khắc (Le Dake) cựu lãnh đạo an ninh quốc gia của Tây Tạng
cũng đã bị hạ bệ hồi tháng 06/2015 trong khi Tập Cận Bình tiến hành quét
dọn bộ máy an ninh xung quanh ông. Ông Lạc là người có thâm niên trong hệ
thống an ninh, và nắm các chức vụ lãnh đạo lĩnh vực này trong một thời gian dài
ở Tân Cương. Ông này là người gắn bó lâu năm với các nhân vật như Mạnh Kiến Trụ
(Meng Jianzhu), Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong) , từng là cánh tay phải của
Giang Trạch Dân. Nhân vật này bị rớt đài không phải vì vụ việc liên quan đến
Tây Tạng.
Trong
danh sách các quan chức Tây Tạng bị bắt còn có Đổng Vân Hồ ( Dong Yunhu), lãnh
đạo tuyên truyền của khu tự trị. Ông là tay chân của ngôi sao tuyên giáo
Trung Quốc, Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan), bị bắt chủ yếu vì lý do có mối liên hệ với
bộ máy tuyên truyền không mấy thiện cảm với Tập Cận Bình. Thực tế ông ông Đổng
chỉ có thời gian 4 năm ở Tây Tạng trước khi được thuyên chuyển về Thượng Hải
năm 2015 theo yêu cầu của Giang Trạch Dân.
Hầu
hết các nhân vật lãnh đạobị nhắm tới trong những tháng gần đây đều bị ủy
ban kỷ luật đưa ra những cáo buộc tham nhũng liên quan đến những chức vụ của họ
ở những lĩnh vực khác từ nhiều năm trước đó. Nhưng họ đều có những điểm chung
là có liên quan đến các phe cánh lãnh đạo cũ từ thời Triệu Tử Dương, Giang Trạch
Dân hay Hồ Cẩm Đào.
Theo
tác giả, cách diễn giải lý do cuộc chiến chống tham nhũng ở Tây Tạng là không
thuyết phục đối với trường hợp của ông Ngô Anh Kiệt cũng như đối với các trường
hợp khác.
Đa
số trong số họ đều bị triệt hạ vì lý do liên kết với một số lãnh đạo cấp cao
trong cuộc đấu đá nội bộ đảng chứ không phải lý do dính dáng gì đến Tây Tạng.
Trường hợp của ông Ngô cũng nằm trong logic đó.
Ngô
Anh Kiệt, cũng như Trương Vĩnh Trạch (Zhang Yongze) , là người của cựu phó thủ
tướng, ủy viên Bộ Chính Trị, Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua). Thời gian gần đây một loạt
vây cánh của ông Hồ Xuân Hoa ở khu tự trị Nội Mông cũng bị ủy ban kỷ luật nhằm
tới. Vì thế trường hợp Ngô Anh Kiệt không có vẻ gì là ngẫu nhiên.
Tấn
công vây cánh của một nhà lãnh đạo cấp cao đang nổi lên nhằm làm suy yếu ông ta
là một chiến lược khá cổ điển trong các cuộc đấu đá nội bộ đảng Cộng sản Trung
Quốc.
Gần
đây ông Tập đã tìm cách hạ bớt uy tín của Hồ Xuân Hoa, nhân vật đang nổi
lên. Dường như Tập Cận Bình lo ngại nguy cơ chính trị tiềm ẩn của ông Hồ mặc dù
ông này trên thực tế đã bị cho ngồi chơi rồi.
Tập
Cận Bình dường như còn hy vọng ông Lý Hi, lãnh đạo Ủy ban kiểm tra Kỷ luật
Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc tìm được lý do nào đó để buộc tội Hồ và hủy
hoại danh tiếng của ông trước Hội nghị trung ương 3. Ở Trung Quốc đã có tin đồn
về việc ông Hồ có dính vào vụ Evergrande đổ bể. Nhưng những nỗ lực đó đến hiện
tại vẫn không có tác dụng. Tuy nhiên vụ triệt hạ Ngô Anh Kiệt có thể có ý nghĩa
biểu tượng vì Ông Hồ và ông Ngô có quan hệ mật thiết với nhau.
Nhìn
các quan chức như Ngô Anh Kiệt, Trương Vĩnh Trạch bị loại trừ, là một người kỳ
cựu trong bộ máy lãnh đạo đảng, ông Hồ hiểu rằng đó là là một cuộc bao vây, chỉ
còn một bước nữa ông sẽ bị cô lập và buộc phải rút lui khỏi chính trường. Có vẻ
như ông Tập Cận Bình muốn vô hiệu hóa mạng lưới ủng hộ ông Hồ, giống như ông đã
làm với Vương Kỳ Sơn.
Đảng
Cộng sản Trung Quốc vẫn ra rả nhắc lại một điều : « không
cho phép hình thánh các phe nhóm, bè cánh cũng như các lợi ích hoặc trao đổi lợi
ích ». Nhưng thục tế thì diễn ra hoàn toàn khác.
(Nguồn
asialyst.com)
---------------------------
Các
nội dung liên quan
TRUNG
QUỐC - CHÍNH TRỊ
Trung
Quốc : Ba cựu lãnh đạo bị cáo buộc âm mưu tạo phản
TRUNG
QUỐC - THAM NHŨNG
Một
ủy viên bộ Chính Trị Trung Quốc bị điều tra tham nhũng
No comments:
Post a Comment