Trung
Quốc quy định bảo vệ đất hiếm để « bảo đảm an ninh quốc gia »
Thùy
Dương - RFI
Đăng
ngày: 30/06/2024 - 12:26
Trung
Quốc ngày 29/06/2024 ban hành quy định nhằm bảo vệ nguồn cung đất hiếm với lý
do bảo đảm an ninh quốc gia. Bắc Kinh thiết lập các quy tắc về khai khoáng, luyện
kim và kinh doanh các vật liệu quan trọng, được sử dụng để chế tạo các sản phẩm,
từ nam châm cho xe điện đến các mặt hàng điện tử dân dụng.
HÌNH
:
Ảnh
tư liệu : Một mỏ đất hiếm đang được khai thác trong tỉnh Giang Tây (miền trung
Trung Quốc). AP
Đất
hiếm là nhóm 17 khoáng sản đặc biệt quan trọng, được dùng để chế tạo thiết bị
điện tử, nam châm trong động cơ xe điện và tua-bin điện gió, thiết bị quân sự…
Theo Reuters, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất đất
hiếm chính trên thế giới, sản xuất gần 90% sản lượng đất hiếm tinh chế trên
toàn cầu.
Các
quy định, được công bố vào thứ Bảy 29/06, ghi rõ là các nguồn đất hiếm thuộc sở
hữu của Nhà nước, và chính phủ sẽ giám sát sự phát triển của ngành công nghiệp
đất hiếm. Quy định mới của Trung Quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.
Chính
phủ Trung Quốc sẽ triển khai một hệ thống thông tin về truy vết nguồn gốc sản
phẩm có chứa đất hiếm. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác, luyện
kim và tinh lọc đất hiếm cũng như các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu các
sản phẩm được làm từ đất hiếm sẽ phải triển khai một hệ thống theo dõi luồng sản
phẩm, ghi chép « trung thực » dữ liệu và tích hợp các dữ liệu này vào
hệ thống truy xuất nguồn gốc.
Quy
định bảo vệ nguồn cung đất hiếm lần này của Bắc Kinh được ban hành trong khi
Liên Âu đang chuẩn bị áp thuế hải quan bổ sung tạm thời nhắm vào xe điện Trung
Quốc kể từ ngày 04/07/2024 để chống việc chính quyền Trung Quốc cạnh tranh
không lành mạnh, khi trợ giá cho các hãng xe.
Tầm
mức quan trọng của đất hiếm đối với lĩnh vực chuyển đổi sinh thái khiến Liên Âu
đã đề ra mục tiêu đầy tham vọng là đến năm 2030 phải sản xuất được một số đất
hiếm chính yếu phục vụ quá trình chuyển đổi sinh thái. Theo ước tính, nhu cầu đất
hiếm của Liên Âu sẽ tăng gấp 6 trong
thập kỷ này và đến năm 2050 sẽ tăng gấp 7 lần.
Reuters
nhắc lại là Trung Quốc hồi năm 2023 cũng đã ra quy định hạn chế xuất khẩu
germanium và gallium, hai kim loại hiếm được sử dụng nhiều trong sản xuất chip
điện tử, với lý do bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia. Bắc Kinh cũng đã cấm xuất
khẩu công nghệ sản xuất nam châm từ đất hiếm, cũng như công nghệ khai thác và
tinh chế đất hiếm.
Những
quy định này đã làm dấy lên lo ngại về sự leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc
và phương Tây, nhất là sau khi Hoa Kỳ cáo buộc Bắc Kinh sử dụng biện pháp mang
tính ép buộc kinh tế, gây ảnh hưởng tới các nước khác nhưng Trung Quốc bác bỏ.
------------------------------
Các
nội dung liên quan
MỸ
- TRUNG - CÔNG NGHỆ
Chất
bán dẫn đối chọi với đất hiếm : Tâm điểm cuộc chiến công nghệ Trung - Mỹ
ÚC
- TRUNG QUỐC - ĐẤT HIẾM
Úc
yêu cầu nhà đầu tư Trung Quốc bán lại cổ phần tại một công ty khai thác đất hiếm
No comments:
Post a Comment