Tô Lâm lập thế chống bị đảo chính
July 4,
2024
https://www.nguoi-viet.com/sai-gon-nho/to-lam-lap-the-chong-bi-dao-chinh/
Việt Nam
đang xây dựng hình ảnh một quốc gia có nền kinh tế cởi mở để thu hút các nhà đầu
tư nước ngoài. Tuy nhiên, vị tân Chủ Tịch Nước Tô Lâm, từng là người đứng đầu cỗ
máy đàn áp- Bộ Công An, đang khiến hình ảnh Việt Nam trở nên nhem nhuốc hơn bao
giờ hết. Điều đó cho thấy chính sách “an ninh chính trị,”“an ninh chế độ,” luôn
là ưu tiên hàng đầu của giới chóp bu cầm quyền, vượt trên mọi chính sách khác,
kể cả việc phát triển kinh tế.
Trong một
nhận định đăng trên trang Web của Human Right Watch, bà Elaine Pearson, giám đốc
Á châu của tổ chức này đã thẳng thắn gọi Tô Lâm là “nhà độc tài” và cảnh báo
các quốc gia dân chủ nên “thận trọng” với ông này.
Bà Elaine
Pearson “liệt kê” một số “thành tích” vi phạm nhân quyền nghiêm trọng mà Tô Lâm
đã chỉ đạo thực hiện trong thời gian làm Bộ trưởng công an để minh chứng cho nhận
định của mình. Từ thảm họa môi trường Formosa, đại dịch COVID-19, các điều luật
phản dân chủ, những vụ đàn áp giới bất đồng chính kiến… Và đương nhiên, là cả vụ
bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, vụ ăn thịt bò dát vàng đầy tai tiếng khiến người
Việt Nam đến nay vẫn cảm thấy nhục nhã.
Để ngồi
lên vị trí chủ tịch nước, ông Tô Lâm phải chấp nhận rời bỏ vị trí bộ trưởng
Công An (theo đúng cái gọi là “quy trình” của đảng) không có nghĩa rằng ông này
“giũ bỏ” (dù là bắt buộc) bản chất công an để điều hành nhà nước với tư cách
dân sự.
Có thể
nói, trong hai, ba chục năm trở lại đây, ông Tô Lâm là bộ trưởng công an tàn bạo
nhất, gian xảo và thô thiển nhất so với những kẻ tiền nhiệm. Nói như vậy không
có nghĩa rằng những Bùi Thiện Ngộ, Lê Minh Hương, Lê Hồng Anh, Trần Đại Quang…
không tàn ác. Nhưng ngoài cái ác theo bản chất, ác theo hệ thống thì đời sống
người dân sẽ trở nên khổ sở hơn, thực trạng xã hội sẽ ngột ngạt hơn khi bị tác
động thêm bởi “cái ác cá nhân” mà ông Lâm là một trường hợp điển hình.
Rất nhiều
nhà phân tích chính trị đã chỉ ra rằng ông Lâm có tham vọng trở thành kẻ giữ
quyền lực tuyệt đối và vĩnh viễn trên đất nước một trăm triệu dân, như Tập Cận
Bình của Tàu và Putin của Nga. Để đạt được quyền lực tuyệt đối, ngoài việc gây
tội ác với dân, ông đương nhiên cũng tạo ra nhiều kẻ thù trong chính nội bộ đảng
của ông ta. Do vậy, nỗi sợ lớn nhất đối với ông Lâm chính là “đảo chính.”
Ngoài việc
sắp xếp các thuộc hạ thân tín vào những vị trí quan trọng, ông Lâm đang ráo riết
thực hiện những chính sách có tính chiến lược nhằm bảo vệ tính mạng cũng như
quyền lực tuyệt đối của mình, hết sức tinh vi. Chỉ trong vòng một tháng ngồi
vào ghế chủ tịch nước, thay thế ông Võ Văn Thưởng bị phế truất, ông Lâm đã thực
hiện hai chính sách được cho là mang tính quyết định.
Thứ nhất,
sửa đổi Luật cảnh vệ để vô hiệu hóa các đối thủ chính trị. Báo chí “lề đảng”
loan tin, hôm 28 Tháng Sáu 2024, Quốc Hội đã thông qua “Luật cảnh vệ sửa đổi”
cho phép bộ trưởng Công An Lương Tam Quang (đàn em của ông Tô Lâm) được quyền
áp dụng các biện pháp cảnh vệ trong các trường hợp đặc biệt nhằm bảo vệ an ninh
quốc gia và trật tự xã hội. Điều đáng chú ý, nội dung cụ thể của các biện pháp
cảnh vệ được cho là “chứa đựng thông tin bí mật nhà nước” nên Luật Cảnh Vệ hiện
hành và sửa đổi chỉ nêu tên biện pháp và nội dung cụ thể sẽ do bộ trưởng Công
An quy định chi tiết.
Có thông
tin rằng trước đó, tướng quân đội Nguyễn Quốc Duyệt đã đề nghị ban soạn thảo bổ
sung thêm cụm từ “Bộ trưởng Quốc Phòng vào sau bộ trưởng Công An bởi lực lượng
cảnh vệ bao gồm cả công an và quân đội,” nhưng đã bị gạt ra. Việc loại quân đội
ra khỏi quyết định chiến lược này, đồng thời “áp dụng biện pháp cảnh vệ” đối với
những trường hợp không thuộc đối tượng cảnh vệ (trước khi sửa đổi), thực chất
là một biện pháp kiểm soát và vô hiệu hóa các đối thủ chính trị, một nước cờ
thành công của ông Lâm. Ông ta có thể loại bỏ bất cứ đối thủ nào một cách dễ
dàng nếu cảm thấy quyền lực của mình có dấu hiệu bị đe dọa.
Thứ hai,
gia tăng kiểm soát và siết chặt gọng kìm với dân chúng. Sau tám năm làm bộ trưởng
Công An, dù gần như đã hoàn tất việc vô hiệu hóa mọi hội nhóm dân sự và giới bất
đồng chính kiến bằng cách đẩy họ vào tù hoặc ép buộc phải ra nước ngoài tị nạn
chính trị, nhưng ông Lâm vẫn chưa yên tâm. Để giữ vững chế độ một cách tuyệt đối,
ông cho ra mắt cái gọi là “Lực lượng an ninh, trật tự cơ sở” vào ngày 1 Tháng Bảy
2024. Lực lượng này gồm hàng trăm ngàn thành viên với nhiệm vụ làm tai mắt, mật
báo cho công an. Bên cạnh Lực Lượng AK47, thường được biết đến với cái tên “Dư
luận viên” trên mạng, “Lực lượng an ninh, trật tự cơ sở” sẽ phải chui vào từng
ngõ xóm, khu phố, trường học, công xưởng, nơi làm việc, học tập, các quán xá,
chợ búa… để nghe ngóng, rình mò mọi hành vi, xoi mói từng suy nghĩ của người
dân để xác định xem kẻ nào mang tư tưởng chống chế độ rồi …đi báo công an.
Nơi ông
Lâm chọn là Sài Gòn, chứ không phải Hà Nội, để tham sự lễ ra mắt Lực lượng nói
trên, cho thấy ông ta đặc biệt cảnh giác người dân miền Nam. Cựu tướng công an
được miêu tả là đã chứng kiến các màn trình diễn trấn áp gây rối trật tự công cộng,
trấn áp đua xe… với sự tham gia của đội quân đông đảo hơn 1,000 người trước cổng
chính chợ Bến Thành. Báo chí lề đảng loan tin, có đến 15 ngàn người, chia thành
gần 5,000 tổ, mỗi tổ ba thành viên, mỗi thành viên phụ trách 900 nhân khẩu. Bằng
việc khuyến khích người dân tham gia lực lượng, được trang bị vũ khí như dùi
cui cao su, dùi cui kim loại, áo giáp chống đâm, găng tay bắt dao, được trả
lương và hưởng chính sách đãi ngộ…, ông Lâm đang đẩy Việt Nam đến gần hơn với sự
hủy diệt.
Chế độ Cải
cách ruộng đất với những cuộc đấu tố long trời lở đất của mấy chục năm trước
đang được tái dựng lại dưới thời tên tướng công an sắt máu. Rồi đây, sẽ là cảnh
nhà nhà có mật vụ, người người là mật vụ, mọi thôn xóm đều có mật vụ và không
ai còn có thể tin ai được nữa. Chỉ mới một tháng cầm quyền, nhưng ông Lâm đã tạo
ra nỗi bất an không chỉ trong hệ thống chính trị, mà cho toàn xã hội Việt Nam.
Những người quả cảm dám lên tiếng, dù là yếu ớt ở Việt Nam vốn thưa thớt trong
mấy năm qua, có lẽ sẽ hoàn toàn vắng bóng trong những năm tới.
Lời cảnh
báo của bà Elaine Pearson và những nhà hoạt động nhân quyền rằng: “Hãy cảnh
giác với ông Lâm, tân chủ tịch độc tài của Việt Nam” có lẽ không mấy tác dụng đối
với những nhà đầu tư nước ngoài. Thế giới không chỉ đơn giản mang xu hướng Độc
tài và Dân chủ, nơi mà quyền lực và lợi ích kinh tế đã được minh chứng mang sức
hút không thể cưỡng lại.
No comments:
Post a Comment