Saturday 6 July 2024

ĐỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH CHÂN QUANG (Nguyễn Văn Tuấn / Diễn Đàn Thế Kỷ)

 



Đọc Luận Án Tiến Sĩ Của Thượng Tọa Thích Chân Quang

Nguyễn Văn Tuấn

03/07/2024

https://diendantheky.net/nguyen-van-tuan-doc-luan-an-tien-si-cua-tt-thich-chan-quang/

 

Mấy ngày gần đây, người ta đã bàn rất nhiều về quy trình và thời gian kỷ lục liên quan đến việc cấp văn bằng tiến sĩ cho ngài thượng toạ (TT). Nhưng tôi nghĩ nội dung của luận án mới thú vị hơn, và hình như chưa ai bàn qua. Do đó, cái note này sẽ đọc những nội dung chánh của luận án để các bạn nào hiểu thêm.

 

Đọc như thế nào? Cũng như bất cứ công trình nghiên cứu nào, tôi sẽ đọc qua 4 khía cạnh hay cũng có thể xem là 4 câu hỏi phổ biến:

 

·        Ý tưởng hay chủ đề nghiên cứu có mang tính nguyên thuỷ?

·        Phương pháp luận có đạt tiêu chuẩn ‘scientific method’?

·        Nội dung nghiên cứu có cái mới hay không?

·        Cách trình bày có đạt chuẩn mực khoa học?

 

Cần phải nhấn mạnh một cái hay của luận án. Trong khi tuyệt đại đa số luận án tiến sĩ ở Việt Nam viết bằng tiếng Việt, thì luận án của ngài thượng toạ viết bằng cả Việt lẫn tiếng Anh. Dịch toàn bộ luận án ~300 trang từ tiếng Việt sang tiếng Anh không phải là điều đơn giản, nhưng ngài TT đã làm cái việc rất công phu đó. Đáng nể.

 

https://lh7-us.googleusercontent.com/docsz/AD_4nXezidH_gski6RoEvIYihcUEX6Nz3_UPIoFBpjr5xtCR1vknTJO9Xdt4_H4mbBiYXFmWK5QPaajTNUsp7BzgBfwni_H1dLJkP1PZ98Bm1Eooenyn_Tw6zRB7q6E7x8UxePhXjlFr79MzEqSLyuzaQXWD0NwxFX6niR5eE0Iyr2o6iwZiVY3K90Q?key=j9vpFU5yrSywfYX5OIOLlg

Hình bìa sách Luận án tiến sĩ của Vương Tấn Việt  (bản Tiếng Anh)

 

.

1.  Ý tưởng

 

Không nói ra thì ai cũng biết một nghiên cứu cấp tiến sĩ cần phải có cái mới. ‘Mới’ ở đây không hẳn là cái gì cũng mới (như nhiều người hiểu lầm), mà là hoặc mới về ý tưởng, hoặc mới về cách tiếp cận, hoặc mới về cách phân tích, hoặc mới về dữ liệu, hoặc mới về cách diễn giải. Có khi chủ đề nghiên cứu không mới, nhưng cách tiếp cận mới và dữ liệu mới, thì luận án vẫn được xem là có cái mới. Ví dụ như tôi làm nghiên cứu về ăn chay và loãng xương, thì cái chủ đề đó không mới, nhưng cách tôi tiếp cận câu hỏi đó ở Việt Nam và những dữ liệu tôi thu thập đều là mới.

 

Quay lại nghiên cứu của ngài TT, chủ đề nghiên cứu có thể thấy qua nhan đề của luận án: ‘Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam‘ (Human Responsibilities in International Law and Vietnamese Law). Đáng lý ra, tác giả phải nhấn mạnh đến phần Nhân quyền trong nhan đề nữa, vì luận án đề cập đến Nhân quyền khá nhiều lần, nhưng ngài chỉ nói sơ qua có lẽ do nhạy cảm?  

 

Trong chương mở đầu của luận án, tác giả lặp đi lặp lại khái niệm ‘quyền’ và ‘nghĩa vụ’ trong xã hội. Tác giả cho rằng phương Tây đề cao quyền hơn là nghĩa vụ, và theo ông, đó là một vấn đề. Tác giả ví von như sau: “Con người phải trồng lúa rồi mới có gạo để nấu cơm ăn. Nếu chỉ đòi hỏi phải có cơm, Quyền được ăn cơm là Quyền hiển nhiên, rồi ai cũng ngồi đó chờ cơm thì chẳng bao lâu kho gạo sẽ cạn. Mọi người phải đi gieo trồng lúa trước đã, rồi Quyền được ăn cơm sẽ hiện ra.” Tác giả còn trích dẫn câu nói nổi tiếng [được cho là của] Cố Tổng thống John F Kennedy Đừng hỏi đất nước có thể làm gì được cho các bạn, hãy hỏi các bạn có thể làm gì cho đất nước‘ (ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country)’.  

 

Luận điểm chánh của tác giả có thể tóm tắt như sau:

 

·        thế giới đang đề cao quyền con người (nhân quyền) mà không quan tâm đến nghĩa vụ;

·        đề cao nhân quyền chính là “đề cao sự thụ hưởng, cũng chính là đề cao lòng ích kỷ, gây nên sự xuống cấp của các giá trị đạo đức trong xã hội”;

·        do đó, việc đề cao nhân quyền đã dẫn đến những hậu quả như lười biếng, ỷ lại, làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia.

 

Tác giả còn khẳng định rằng ‘Khái niệm tự do của phương Tây đang được hiểu là một loại Quyền đặc biệt, có thể làm mọi thứ theo ý mình.’

 

 XEM TIẾP >>>>>    






No comments:

Post a Comment

View My Stats