HRW: EU cần trừng phạt
lãnh đạo Việt Nam thay vì cứ Đối thoại Nhân quyền
RFA
2024.07.03
Tổ
chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói các cuộc Đối thoại Nhân quyền của Liên minh
Châu Âu (EU) với Việt Nam không hiệu quả, thay vào đó EU có thể cân nhắc sử dụng
các biện pháp trừng phạt để buộc Hà Nội phải cải thiện hồ sơ nhân quyền.
Lời
kêu gọi được đưa ra chỉ một ngày trước Đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam thường
niên năm 2024 sẽ được tổ chức ở Brussels, Bỉ vào ngày 04/7.
HRW
cho rằng EU có thể cân nhắc biện pháp sử dụng hai hiệp định quan trọng là Hiệp
định chung về Đối tác và Hợp tác toàn diện giữa EU và Việt Nam (PCA) và Hiệp định
Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA) để làm đòn bẩy buộc Hà Nội phải chấm dứt
đàn áp nhân quyền.
Dựa
trên Điều 1 của PCA “tôn trọng các nguyên tắc dân chủ và nhân quyền” như một
“thành tố thiết yếu” của hiệp ước, EU có thể đình chỉ hai hiệp định trên hoặc
áp dụng biện pháp trừng phạt khác đối với Việt Nam.
Ngoài
ra, tổ chức nhân quyền có trụ sở chính ở Mỹ cũng đề nghị EU có thể áp dụng các
lệnh trừng phạt có mục tiêu nhằm vào các quan chức và tổ chức của Việt Nam chịu
trách nhiệm việc đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống ở trong nước.
Cựu
tù nhân lương tâm Nguyễn Viết Dũng, người từng hai lần bị cầm tù tổng cộng bảy
năm vì hai tội danh “gây rối trật tự công cộng” và “tuyên truyền chống nhà nước,”
cho rằng hàng năm Việt Nam đều có các cuộc đối thoại nhân quyền với EU và nhiều
quốc gia dân chủ trên thế giới nhưng việc đàn áp nhân quyền ngày càng trầm trọng.
Do
vậy, EU cần có chế tài cụ thể thay vì kêu gọi chung chung, ông nói với Đài Á
Châu Tự Do (RFA) trong ngày 03/7:
“Tôi
thấy rằng lời kêu gọi của tổ chức Theo dõi Nhân quyền dành cho EU rất hay. Theo
tôi nhìn nhận hình như vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam hiện nay giống như là
một trò chơi hơn là những gì được cam kết nghiêm túc.
Bởi
vì những điều kiện cũng được đưa vào các hiệp định song phương của hai bên
ví dụ như là Hiệp định Hợp tác và Đối tác hoặc là Hiệp định Tự do
Thương mại Song phương giữa EU và Việt Nam, tuy nhiên, mặc dù các vi phạm
nhân quyền của Hà Nội là rõ ràng nhưng mà điều đó gần như không ảnh hưởng gì đến
những hiệp định trên cả.”
Trong
thông cáo, HRW nói EU và Việt Nam đã xúc tiến trao đổi về nhân quyền từ những
năm 1990 và đã có khoảng 20 cuộc đối thoại nhân quyền tính từ năm 2002, tuy
nhiên, từ đó tới nay, Việt Nam gần như không cải thiện một vấn đề nào được EU
nêu ra.
Thậm
chí, việc đàn áp giới bất đồng chính kiến và xã hội dân sự còn trầm trọng hơn
sau khi EVFTA có hiệu lực từ năm 2020, khiến cho chính quyền Việt Nam tự tin
hơn về cảm giác được miễn trừ trách nhiệm, tổ chức nhân quyền có trụ sở ở New
York (Hoa Kỳ) nói.
Trong
cuộc đối thoại năm ngoái, hai bên cam kết cải thiện hơn nữa việc thụ hưởng các
quyền dân sự và chính trị. EU đặc biệt nhấn mạnh đến quyền tự do ngôn luận và lập
hội.
Tuy
nhiên, theo HRW, hồ sơ nhân quyền của Việt Nam không hề cải thiện trong năm
qua. Từ sau cuộc đối thoại nhân quyền giữa EU và Việt Nam vào tháng 6/2023, Việt
Nam đã kết án tám người vì đã lên tiếng phê phán chính quyền, trong đó có các
nhà vận động dân chủ Phan Tất Thành, Dương Tuấn Ngọc, và Nguyễn Văn Lâm với các
mức tù giam từ sáu đến tám năm theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Bên cạnh đó,
có tám nhà hoạt động khác bị bắt với cùng cáo buộc như Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn
Chí Tuyến, và Phan Vân Bách…
Trong
cuộc đối thoại năm ngoái, hai bên ghi nhận vai trò quan trọng của các cơ quan
truyền thông, các tổ chức phi chính phủ và các bên liên quan khác, cũng như sự
cần thiết đảm bảo môi trường thuận lợi để họ có thể tham gia hiệu quả, bao gồm
trong khuôn khổ PCA và EVFTA.
Mặc
dù vậy, một tháng sau cuộc đối thoại, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ban
hành Chỉ thị mật 24 trong đó yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị và an ninh ngăn
chặn xã hội dân sự trong việc định hình chính sách của nhà nước và thành lập
các nhóm đối lập chính trị.
Chỉ
thị, được tổ chức Dự án 88 tiết lộ, cũng xác định việc thành lập các công đoàn
độc lập là một vấn đề an ninh quốc gia cần phải được giải quyết, quán triệt không
để thành lập tổ chức của người lao động dưới hình thức dân tộc, tôn giáo.
Cho
tới nay, Việt Nam vẫn chưa ký kết Công ước Số 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) về Quyền Tự do Lập hội và Bảo vệ Quyền được Tổ chức, cho dù trước khi Quốc
hội EU bỏ phiếu về EVFTA hồi tháng 2/2020, Việt Nam đã cam kết cụ thể sẽ thực
hiện việc này trong năm 2023.
HRW
khuyến nghị EU tập trung vào sáu lĩnh vực ưu tiên liên quan tới tình trạng nhân
quyền tồi tệ ở Việt Nam, bao gồm những người bị giam giữ vì lý do chính trị, giới
hoạt động môi trường, tình trạng đè nén quyền của người lao động, tình trạng đối
xử pháp lý không công bằng đối với các bị can và bị cáo hình sự, tình trạng hạn
chế quyền tự do đi lại, đàn áp quyền tự do thực hành tôn giáo và tín ngưỡng.
Nhà
văn, nhà báo kỳ cựu Võ Thị Hảo cho rằng đề nghị trừng phạt của HRW rất quan trọng.
Bà nói:
“Tất
cả những biện pháp đó đều hoàn toàn cần thiết và công bằng, vấn đề là 27
nước trong khối EU có kiên quyết thực hiện hay không. Nếu không thực hiện thì ảnh
hưởng đến uy tín của khối EU vì cam kết giữa hai bên không phải là chuyện đùa.”
Tuy
nhiên, bà thừa nhận các quốc gia thuộc EU thường cân nhắc quyền lợi thương mại,
quyền lợi kinh tế hơn, và không muốn rút chân khỏi quốc gia có vị thế địa chính
trị như Việt Nam.
Bà
Thục Quyên, một nhà hoạt động về nhân quyền và môi trường người Đức gốc Việt,
cho rằng để thúc ép khối EU, các tổ chức và cá nhân người Việt ở Châu Âu cũng cần
phải nỗ lực. Bà nói trong tin nhắn gửi RFA:
“Nếu
muốn EU phải có những biện pháp hữu hiệu thì các hội đoàn Việt Nam tại Âu châu,
những người hoạt động ...phải từ bỏ thái độ xin xỏ giúp đỡ mà nắm vững
những luật lệ EU để đòi hỏi EU phải buộc Việt Nam tôn trọng luật pháp nếu muốn
có trao đổi thương mại, nhận những chương trình giúp đỡ.”
Theo
HRW, các biện pháp trừng phạt được cân nhắc trong trường hợp chính quyền độc đảng
ở Việt Nam lại một lần nữa từ chối phóng thích các nhà bảo vệ nhân quyền và các
tù nhân chính trị, không cam kết sửa đổi các điều luật vi phạm nhân quyền và
không nới rộng không gian chính trị và dân sự.
Ông
Claudio Francavilla, Phó Giám đốc Vận động Khối EU của Tổ chức Theo dõi Nhân
quyền bày tỏ, “Chỉ bằng cách đặt ra các lệnh trừng phạt có mục
tiêu và các hậu quả cụ thể về quan hệ thương mại và chính trị mới thể hiện được
thông điệp rõ ràng tới Hà Nội rằng EU coi nhân quyền là vấn đề nghiêm túc,” đồng
thời cho rằng, “Nếu các cuộc đối thoại nhân quyền không trở thành cơ hội
để đặt ra các hậu quả nêu trên và các mốc làm điều kiện để tránh các hậu quả
đó, thì vẫn chỉ là một bài diễn tập lấy lệ mà thôi.”
------------------------
Tin,
bài liên quan
TIN
VIỆT NAM
Ông
Tô Lâm làm Chủ tịch nước, giới hoạt động lo chính quyền sẽ gia tăng đàn áp
Việt
Nam UPR 2024: Hà Nội nói ưu tiên sự ổn định khi trả lời về vi phạm nhân quyền
Nhiều
nhà hoạt động bị an ninh giám sát trong dịp TT Biden đến Hà Nội
Hơn
60 gia đình kêu gọi chấm dứt dùng tù nhân chính trị làm hàng mặc cả với Chính
phủ Mỹ
Bốn
tổ chức nhân quyền: "Hoa Kỳ sẽ chỉ hỗ trợ về quân sự nếu Việt Nam tôn trọng
quyền của dân"
No comments:
Post a Comment