Dân
biểu Mỹ Chris Smith nói Việt Nam đáng bị xếp vào Cấp độ 3 về buôn người
13/07/2024
Dân
biểu Liên bang Hoa Kỳ Chris Smith vừa chỉ trích bộ ngoại giao nước này vì đã
“nương tay” đối với Việt Nam trong Báo cáo nạn buôn người 2024. Ông cũng bày tỏ
quan ngại rằng những cân nhắc về địa chính trị “đang lấn át” mối quan ngại về
nhân quyền.
https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-bc24-08dca29df467_w1023_r1_s.jpg
Dân
biểu Chris Smith phát biểu tại phiên điều trần ngày 9/7/2024 của Uỷ ban Đối ngoại
Hạ viện Mỹ.
Phát
biểu tại phiên điều trần đánh giá Báo cáo nạn buôn người (TIP) 2024 của Bộ Ngoại
giao Mỹ do Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện tổ chức hôm 9/7, Dân biểu Smith bày tỏ lo
ngại về việc bộ này dung thứ Việt Nam khi Hà Nội chỉ bị xếp hạng Cấp độ 2 bất
chấp “những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng”.
“Việt
Nam bị cho là đã cung cấp thông tin sai lệch cho Hoa Kỳ. Bất cứ điều gì thấp
hơn Cấp độ 3 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều chẳng khác gì một phần thưởng cho sự
lừa dối của Đảng Cộng sản Việt Nam và làm suy yếu uy tín cũng như tính khách
quan trong công việc của Chính quyền Biden về Báo cáo nạn buôn người”, ông
Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền Toàn cầu của Hạ viện, tác giả của 5 đạo luật
chống nạn buôn người, phát biểu.
“Việt
Nam không có lý do xác đáng để được nâng cấp từ Danh sách Theo dõi Cấp độ 2 lên
Cấp độ 2”, Dân biểu Smith, chủ tọa phiên điều trần hôm 9/7, nhấn mạnh.
Cũng
trong cùng ngày, ông Smith đưa ra một tuyên bố trên trang web: “Thật đáng lo ngại
khi thấy Việt Nam bị xếp hạng Cấp độ 2 thật sai lầm, trong khi hành động của họ
đáng bị xếp hạng Cấp độ 3”.
Như
VOA đã đưa tin, ngày 24/6/2024, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố phúc trình về Nạn
buôn người. Trong đó, Việt Nam được đưa lên Cấp độ 2 (Tier 2) và được đưa ra khỏi
Danh sách Theo dõi.
Phản
hồi yêu cầu bình luận của VOA về phát biểu trên của Dân biểu Smith, một người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 12/7 cho hay qua email rằng bộ này “đã xem
xét và xác minh cẩn thận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau” khi đưa ra đánh
giá trong Báo cáo nạn buôn người hàng năm.
“Dựa
trên việc xem xét toàn diện dữ liệu được cung cấp từ tất cả các nguồn, chúng
tôi tin tưởng vào tính chính xác của báo cáo trong phần viết về Việt Nam”, người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm.
Bộ
Ngoại giao Mỹ lập luận rằng Chính phủ Việt Nam dù chưa đáp ứng đầy đủ các tiêu
chuẩn tối thiểu về xóa bỏ nạn buôn người nhưng đã có “những nỗ lực đáng kể để
thực hiện điều đó”. Chính phủ Việt Nam đã thể hiện nỗ lực tổng thể ngày càng
tăng so với kỳ báo cáo trước; do đó Việt Nam được nâng lên Cấp độ 2, người phát
ngôn nói thêm.
Đại
diện cho Bộ Ngoại giao Mỹ tại phiên điều trần, bà Cindy Dyer, Đại sứ lưu động của
Hoa Kỳ về Giám sát và Chống nạn buôn người, nêu ý kiến: “Việt Nam ở trong tình
trạng là không thể tiếp tục nằm trong Danh sách Theo dõi Cấp độ 2, vì vậy năm
nay họ phải lên hạng hay phải xuống hạng”.
Bà
Dyer nói rằng khi đánh giá từ nhiều khía cạnh, nhận thông tin nhiều nguồn khác
nhau, “[Việt Nam] đã tiến bộ so với năm ngoái”, và nhận định rằng nước này
“đáng được nâng hạng thay vì bị xuống hạng”.
Trong
phần phản biện của mình, ông Smith cho rằng cả năm ngoái và năm nay lẽ ra Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ phải xếp hạng Việt Nam ở Cấp độ 3.
“Tôi
lo ngại rằng những cân nhắc về địa chính trị đang lấn át quan ngại về quyền con
người”, ông Smith nói, sau khi ông nhắc đến một bản tin của Reuters hồi tháng
trước về việc đang có các nghi vấn “về sự trung thực và chính xác trong cách Hà
Nội cung cấp thông tin cho chúng ta”.
Bộ
Ngoại giao Việt Nam chưa phản hồi ngay khi VOA đưa ra yêu cầu bình luận.
Hồi
đầu tháng này, hôm 4/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
nói trong một cuộc họp báo rằng Việt Nam "hoan nghênh Mỹ đã có đánh giá
khách quan về kết quả tích cực của Việt Nam trong công tác phòng, chống mua bán
người" và mong muốn hai nước “tiếp tục hợp tác chặt chẽ, tăng cường trao đổi,
đối thoại nhằm đánh giá toàn diện, tích cực về những nỗ lực, thành tựu của Việt
Nam trong phòng, chống mua bán người, phù hợp với tinh thần của mối quan hệ Đối
tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ".
No comments:
Post a Comment