Có
hay không cái khối đá trong hình?
08/07/2024
https://baotiengdan.com/2024/07/08/co-hay-khong-cai-khoi-da-trong-hinh/
Thấy
thông tin về vụ xử phạt kỳ lạ này, tôi phải search và đọc hàng loạt báo, tuy
nhiên không một tờ nào nói rõ việc có hay không cái khối đá mà các YouTuber này
đã quay trong thước phim của họ.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2024/07/1-16.png
Ảnh: Tảng đá được cho là
giống hình sư Thích Minh Tuệ lan truyền trên mạng. Nguồn: YouTube/ Phật pháp và
Đời sống
Họ
đã quay lại một tảng đá có thật hay đã cắt ghép/ dàn dựng ra? Điều này là cực kỳ
hệ trọng, vì nếu họ chỉ quay lại cái khối đá có thật (chứ không dùng công nghệ
để chế ra cái khối đá ấy) và nói rằng nó giống A, B, C gì đó, thì việc phạt là
thiếu cơ sở. Người dân có quyền liên tưởng, tưởng tượng hay không khi nhìn thấy
những hình ảnh trong cuộc sống của họ?
Hai người
này đã bị xử phạt 10 triệu đồng và buộc gỡ video, tôi đành phải tìm xem nó có
còn được lưu ở đâu đó trên không gian mạng hay không, thì gặp rất nhiều thước
phim ghi hình ảnh của một khối đá kèm theo lời thuyết minh rằng giống hình ảnh
Thích Minh Tuệ, nhưng không chắc đó có phải thước phim gốc của hai YouTuber kia
hay không.
Quay
trở lại với vấn đề mấu chốt, là có hay không một cái tảng đá đang tồn tại thật
trên một ngọn núi ở An Giang và được ghi lại (như hình). Nếu có cái tảng đá đó,
thì mỗi người dân có quyền liên tưởng, tưởng tượng, so sánh…, và đây không thể
gọi là “suy diễn, bịa đặt” rồi căn cứ vào đó để xử phạt được. Vì sao?
Nếu cứ phạt
kiểu này thì có nên xử phạt luôn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm khi ông viết: “Những
người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu/ Cặp vợ chồng yêu
nhau góp nên hòn Trống Mái/ Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để
lại/ Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương/ Những con rồng nằm
im góp dòng sông xanh thẳm/ Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút,
non Nghiên./ Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh/
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm/ Và ở đâu
trên khắp ruộng đồng gò bãi/ Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống
ông cha/ Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã
hoá núi sông ta…“?
Đoạn thơ
trên trích trong “Trường ca mặt đường khát vọng“, một tác phẩm đã được
đưa vô sách giáo khoa hơn 30 năm rồi, và học sinh lớp 12 năm nay cũng vừa thi
xong.
Rồi những
chuyện thần thoại, những truyện cổ tích v.v… với các hình ảnh tưởng tượng, ví
von, liên tưởng, những lý giải về nguồn gốc các loài cây, loài con, các hiện tượng
thiên nhiên, các vùng đất…, cũng sẽ bị xử phạt? Nhưng, ông Nguyễn Khoa Điềm còn
sống thì còn tìm mà phạt được, chứ truyện dân gian thì biết phạt ai đây? Chắc
chỉ còn cách xử phạt những người kể chuyện, xử phạt các nhà sưu tầm, các nhà xuất
bản…, vì đã in các loại truyện này?
Và không
chỉ Việt Nam, ở đâu trên thế giới này cái sự tưởng tượng và “bịa đặt” như thế
cũng tràn ngập, chúng còn đi vào các sáng tác nghệ thuật trong đầy rẫy những
câu chuyện, chúng làm thành một trầm tích văn hóa sâu dày cho các dân tộc ấy.
Xử phạt
người dân vì họ liên tưởng một tảng đá với hình ảnh của ai đó, vậy người dân giờ
mất luôn cả cái quyền so sánh, ví von , tưởng tượng, hình dung rồi sao?
Mọi sáng tạo
nghệ thuật và thế giới tinh thần của con người nói chung sẽ còn lại gì nếu ngay
cả cái quyền tưởng tượng, so sánh, liên tưởng kia cũng bị xử phạt?
Tôi
mong rằng báo chí sẽ sớm thông tin chính xác chi tiết mấu chốt kia (có cái tảng
đá đó hay không), và mong các vị luật sư sẽ tham gia bàn luận vụ xử phạt này dưới
góc độ pháp lý để làm sáng tỏ vấn đề. Và tôi sẽ phản đối cái án phạt này nếu
hai YouTuber kia không bịa ra tảng đá ấy mà chỉ quay lại một hình ảnh có thật
trong thực tế. Con người có quyền tưởng tượng, có quyền thấy nó giống ai đó, và
không thể bị xử phạt vì điều đó.
______
Bài
liên quan:
Tung tin tảng đá giống ông Thích Minh Tuệ, hai YouTuber bị
phạt (TT). –
Phạt 2 người đăng tin bịa đặt về tảng đá ‘hình ông Thích
Minh Tuệ’ (TN).
*****
Thái
Hạo - Có hay không cái khối đá trong hình? . . . . Facebook
.
Một clip quay và nói về tảng đá giống hình Thích Minh Tuệ
(không rõ có phải cái thước phim đã bị xử phạt hay không): https://youtube.com/source/kuWeioEhs1Y/shorts...
YOUTUBE.COM
Phát Hiện
Chấn Động Tảng Đá Giống Y Sư Minh Tuệ.
Phát Hiện Chấn Động Tảng Đá Giống Y Sư Minh Tuệ.
.
Thông tin về vụ xử phạt này trên báo Tuổi Trẻ: https://tuoitre.vn/tung-tin-tang-da-giong-ong-thich-minh...
TUOITRE.VN
Tung tin tảng
đá giống ông Thích Minh Tuệ, hai YouTuber bị phạt
Tung tin tảng đá giống ông Thích Minh Tuệ, hai YouTuber bị phạt
.
Tôi nghĩ, Hội Nhà văn Việt Nam và tất cả các Hội văn học
nghệ thuật cũng như các nghệ sĩ cần lên tiếng về vụ xử phạt này, nếu các vị còn
muốn sáng tác! Bằng không, hễ cứ tưởng tượng, so sánh, ví von, thì sẽ liền bị
phạt, và các vị chỉ còn cách là để giấy trắng thôi.
.
Có nên xử phạt luôn nhà thơ Viễn Phương (hoặc người đã
đưa bài thơ Viếng lăng Bác vào sách giáo khoa) khi ông viết: "Ngày ngày mặt
trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ", vì đã so sánh,
liên tưởng như thế này?
.
Tảng đá có bao đời nay rồi. Quê hương tui.
0:20 / 1:21
XEM VIDEO
:
.
Núi Két An Giang.
.
Đúng là một thời đại vô pháp. Các LĐ luôn luôn cho rằng
VN là một nhà nước pháp quyền XHCN. Nhưng QC coi nhân dân như cỏ rác, muốn làm
gì thì làm, không cần tuân thủ theo pháp luật gì cả, luôn thể hiện quyền uy đối
với dân. Đây có còn là một nhà nước hay một tổ chức mafia thích gì làm nấy!
.
Cấm được liên tưởng lung tung.
.
Người nào tưởng tượng và đặt tên Hòn Phụ Tử, Núi Vọng
Phu, Hòn Trống Mái , núi Đá bia có bị phạt không?
No comments:
Post a Comment