Wednesday, 17 July 2024

BỘ TRƯỞNG CÔNG AN CHỈ ĐẠO KINH TẾ HAI ĐỊA PHƯƠNG ĐÀ NẴNG VÀ HƯNG YÊN : QUAN NGẠI VỀ TÁC HẠI (RFA)

 



Bộ trưởng Công an chỉ đạo kinh tế hai địa phương Đà Nẵng và Hưng Yên: quan ngại về tác hại

RFA
2024.07.16

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/minister-of-public-security-directs-the-economy-of-two-localities-danang-and-hungyen-concerned-ab-harmful-effects-07162024113645.html

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới đây ký quyết định phân công nhiệm vụ quản lý kinh tế đối với tân Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang ở hai địa phương là Đà Nẵng và Hưng Yên làm dấy lên những lo ngại về sự khuynh loát của Bộ Công an trong thời kỳ mới khi cựu Bộ trưởng Công an - ông Tô Lâm - vừa lên nắm chức Chủ tịch nước hồi tháng năm vừa qua.

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/minister-of-public-security-directs-the-economy-of-two-localities-danang-and-hungyen-concerned-ab-harmful-effects-07162024113645.html/@@images/fb4ad928-e948-47ac-926e-83467fff7267.jpeg

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang    ( Photo: Báo Chính Phủ)

 

Quyết định mới của Thủ tướng được truyền thông Nhà nước trích đăng nêu rõ: “Thủ tướng phân công đồng chí Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an là Thành viên Chính phủ chủ trì làm việc với 2 địa phương (thành phố Đà Nẵng và tỉnh Hưng Yên) về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu, tháo gỡ các khó khăn về nhà ở xã hội, thị trường bất động sản, kỷ luật, kỷ cương hành chính… và các vấn đề khác nổi lên trên địa bàn.”

 

Thông tin được báo chí trong nước đăng không cho biết cụ thể tại sao có sự phân công này vào thời điểm này. Những người quan tâm đến tình hình chính trị Việt Nam chỉ biết rằng Hưng Yên chính là quê quán của Chủ tịch Tô Lâm - người đã nắm chức Bộ trưởng Công an từ tháng 4/2016 - tháng 5/2024.

 

Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương và là thành phố trung tâm lớn nhất của toàn bộ khu vực miền Trung, là hạt nhân quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung. Đây cũng là TP có vị trí trọng yếu về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của Việt Nam.

 

Một cựu công an yêu cầu ẩn danh vì lý do an toàn đưa ra nhận xét với RFA:

 

“Khi Thủ tướng Phạm Minh Chính phân công cho thượng tướng Lương Tam Quang làm việc với Đà Nẵng và Hưng Yên như thế, tức họ sẽ mở rộng cái quy định cho những địa phương này phát triển và bóp chặt những địa phương khác khoan cho phát triển. Khi Đà Nẵng và Hưng Yên phát triển theo ý họ rồi thì họ tha hồ tung hô nhau, rằng công an thành công như thế nào trong lĩnh vực kinh tế, xã hội để từ đấy lấn qua cả giáo dục, y tế, giao thông…nói chung là một xã hội công an trị”.

 

Việc phân công mới này cũng gây ra thắc mắc về vai trò và nhiệm vụ của các ban ngành trong Chính phủ Việt Nam hiện nay khi chức năng nhiệm vụ của Bộ Công an theo quy định là bảo vệ an toàn , trật tự xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia. 

 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có chức năng nhiệm vụ là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch; kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài.

 

Nhà quan sát tình hình chính trị trong và ngoài nước, Luật sư Đặng Đình Mạnh, nhận xét:

 

“Điều đó cho thấy vị thế khuynh loát tuyệt đối của Bộ Công an trong giai đoạn hiện nay. Về phương diện pháp lý, Bộ Công an vẫn chỉ là một trong các bộ thành viên thuộc Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng, người lãnh đạo cao nhất. Nhưng trong thực tế, Bộ Công an đã hoàn toàn khống chế toàn bộ hệ thống quyền lực chính trị, bao gồm cả Bộ Chính trị và các ban đảng trung ương.”

 

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/minister-of-public-security-directs-the-economy-of-two-localities-danang-and-hungyen-concerned-ab-harmful-effects-07162024113645.html/000_hkg9758498.jpg/@@images/c2c50af4-e8b7-42d6-b1ff-9a249d9c5282.jpeg

Cửa hàng Viettel. AFP

 

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ ở Na Uy nhận định rằng, sở dĩ có sự lớn mạnh của hệ thống công an trị trong chế độ cộng sản là do sự thiếu vắng những lãnh đạo có tầm ảnh hưởng ngay bên trong đảng Cộng sản bên cạnh sự lớn mạnh của nền kinh tế và sự trưởng thành về nhận thức của người dân nói chung.

 

“Một hiện tượng dễ thấy trên chính trường Việt Nam hiện nay đó là sự thống trị của lực lượng công an. Ông Chủ tịch nước và ông Thủ tướng cả hai ông đều có gốc công an. Vì giới lãnh đạo là công an, nên họ dễ dàng nói chuyện và làm việc với giới công an, những người trong lĩnh vực của họ hơn, kết quả là công an được cất nhắc đảm nhận nhiều vai trò hơn trong xã hội như mới đây ông bộ trưởng Bộ Công an nhận trách nhiệm xử lý các vấn đề phát triển kinh tế cho hai tỉnh Đà Nẵng và Hưng Yên.”

 

Trên thực tế, Bộ Công an cũng tham gia làm kinh tế cũng giống như Bộ Quốc phòng ở Việt Nam. Một bài báo vào năm 2017 trên tờ Công An Nhân Dân cho biết, Bộ Công an vào lúc đó đã có 10 doanh nghiệp với tổng số vốn nhà nước hơn 1.200 tỷ đồng. Trong số các doanh nghiệp này Tổng Công ty Viễn thông Toàn Cầu (GTEL) được cho là phát triển mạnh mẽ nhất.

 

Ông Tô Lâm hồi đầu năm nay đã chính thức phát động toàn bộ lực lượng công an và người thân của họ sử dụng mạng di động do công ty của Bộ Công an quản lý là Gtel Mobile, đồng thời bày tỏ mong muốn các công ty viễn thông của Bộ Công an sẽ trở thành doanh nghiệp hàng đầu cả nước.

 

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định với RFA:

 

“Việt Nam mình không phải như các nước khác. Riêng về Viettel của quân đội, nó là vấn đề đặc thù vì công nghệ thông tin của quân đội phát triển tốt, từ đó họ xây dựng lên hệ thống truyền tin của quân đội đi riêng biệt với hệ thống truyền tin của VNPT, tức là của bưu điện. Thế mạnh của những tổ chức đó là nó có nhân sự, đồng thời nó có sẵn cơ sở cơ bản về vấn đề truyền tin.

Về nhân sự họ được đào tạo tốt; về công nghệ người ta học tốt, làm tốt. Còn về Bộ công an, làm kinh tế không phải là chức năng, nhiệm vụ của họ. Ăn thua là thế mạnh thực tế chứ không phải là thế mạnh về công quyền.”   

 

Bộ Công an cũng là công cụ quan trọng của Đảng trong công cuộc đốt lò - chống tham nhũng với hàng loạt các vụ đại án tại nhiều địa phương trên cả nước.

 

Giờ đây, khi Bộ Công an vừa lo trật tự an toàn xã hội, vừa quản lý kinh tế, là chủ sở hữu của nhiều doanh nghiệp hàng nghìn tỷ đồng, Tiến sĩ  Nguyễn Huy Vũ cho rằng điều này sẽ gây tác hại cho Việt Nam. Ông nói:

 

Một hậu quả lớn của chế độ công an trị đó là kinh tế sẽ đi vào bế tắc. Giới công an được đào tạo chỉ để trấn áp và kiểm soát xã hội; họ không quen với tư tưởng tự do và thúc đẩy sáng tạo. Một nền kinh tế sẽ không thể tiến lên nếu nó không có sáng tạo. Và một xã hội sẽ không thể sáng tạo nếu nó không có tự do. Hậu quả của việc công an cầm quyền nó sẽ lớn vô cùng và cái tai hại lớn nhất đó là nó sẽ khiến đất nước lỡ một cơ hội vàng để đưa Việt Nam trở thành một nước có thu nhập cao trong vòng 20 năm tới vào lúc mà mức dân số vàng của Việt Nam vừa chấm dứt.”

 

-------------------------

Tin, bài liên quan

THỜI SỰ

 

Nhiều bất cập về quy định “trích 70% tiền phạt giao thông cho Bộ Công an”

Ông Tô Lâm với “thế chẻ tre” trên bàn cờ chính trị Việt Nam

Ngân sách Việt Nam 2024: tiếp tục tăng cho Công an, giảm đối với Y tế và Giao thông- Vận tải

Có nên đưa dao vào danh mục vũ khí?

Công an yêu cầu rà soát các kiến nghị do ông Lưu Bình Nhưỡng ký chuyển: động thái bất thường?






No comments:

Post a Comment

View My Stats