Từ hiện tượng sư
Thích Minh Tuệ: Thế nào mới là tu?
BBC News Tiếng Việt
24 tháng 5 năm 2024
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cedd1q378wyo
Sư
Thích Minh Tuệ, người thực hiện cuộc đi bộ khất thực khắp Việt Nam, đang trở
thành một hiện tượng thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận.
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/4209/live/a8c2d850-18df-11ef-b374-753f4dd92fb2.jpg
Một
chặng đường đi qua của nhà sư Thích Minh Tuệ đều có nhiều người đi theo
Hình
ảnh sư Thích Minh Tuệ chân đất, trên người khoác một bộ y làm từ các mảnh vải vụn
chắp vá, tay cắp lõi một chiếc nồi cơm điện, lang thang trên các nẻo đường để
"tu học" khiến nhiều người xúc động, gọi ông là "bậc chân
tu".
Nhận
định về sư Thích Minh Tụê, sư Thích Đồng Long thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thống nhất nói với BBC rằng "đây là một trường hợp hiếm có".
"Trong
lịch sử, kể từ thời đức Phật hơn hai ngàn năm trăm năm trước đến nay, tôi nghĩ
cũng có nhiều vị đã từng thực hành những hạnh như thế.
"Nhưng
trong thời kỳ 4.0 này thì trường hợp của thầy Minh Tuệ là rất hiếm."
Trong
nhiều video trên mạng xã hội, có thể thấy hàng trăm người dân đã đổ ra đường để
được tận mắt chứng kiến "hiện tượng" sư Minh Tuệ.
Trong
một video được quay tại TP Thanh Hóa mới đây, nhiều người dân đã tổ chức quét
đường để chờ sư đi qua.
Một
video khác quay cảnh hàng chục YouTuber, TikToker quây quanh sư Tuệ để quay
phim, chụp ảnh nhất cử nhất động của ông.
Rất
nhanh chóng, tiểu sử của sư Minh Tuệ cùng con đường tu học của ông tràn ngập
trên mạng xã hội.
Theo
các mô tả được phổ biến đến nay, sư Minh Tuệ từng là lớp trưởng thời phổ thông.
Ông bắt đầu con đường tu hành từ năm 2015. Thoạt tiên ông tu tại gia, sau đó xuất
gia. Đến năm 2018, ông rời chùa, khởi sự tu 13 hạnh đầu đà và bộ hành khất thực
từ nam chí bắc.
Trong
các video trên mạng xã hội, sư Minh Tuệ luôn xuất hiện với nụ cười hiền lành và
dáng vẻ, cách nói chuyện khiêm nhường.
Ông
nói ông không phải là sư, không tu ở bất cứ chùa nào, ông đi bộ để rèn luyện sức
khỏe và làm theo lời Phật dạy.
“Con
là người Việt Nam đi tập học theo lời Phật dạy, không nhận tiền bạc của ai dưới
bất kỳ hình thức nào, họ cho ngày một bữa vào buổi sớm rồi thì con không nhận nữa.
"Con
không phải là sư hay thầy gì cả, không thuộc giáo hội gì, không Nam tông hay Bắc
tông…,” ông Thích Minh Tuệ nói trong một video do người dân ghi lại, đăng trên
TikTok.
Khi
có người hỏi tại sao ông không tu ở một chùa nhất định nào đó, ông Minh Tuệ trả
lời:
“Có
người đang ở nhà yên lành thì bỏ nhà đi vào chùa. Có người vào chùa rồi thì lại
bỏ chùa mà đi, không còn mê đắm gì nữa…"
Không
thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/c655/live/b1038d10-1976-11ef-a13a-0b8c563da930.jpg
Một
buổi sinh hoạt của các Phật tử ở Lâm Đồng
Sự
cuốn hút của sư Thích Minh Tuệ đã khiến các hội đoàn Phật giáo do nhà nước quản
lý lên tiếng.
Ngày
16/5, thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Trị sự
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã gửi công văn đến ban trị sự Giáo hội Phật giáo
Việt Nam ở các tỉnh, thành phố.
Công
văn viết:
“Trong
những ngày vừa qua, trên mạng xã hội TikTok, Facebook, YouTube, Instagram,
Twitter xuất hiện nhiều hình ảnh, clip về người đàn ông mang hình dáng nhà sư
đi bộ hành dọc tuyến đường từ Khánh Hòa ra Hà Giang và ngược lại.
“Qua
tìm hiểu xác minh, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
khẳng định người đàn ông này không phải là tu sĩ Phật giáo, không tu tập và
không là nhân sự của bất cứ ngôi chùa, cơ sở tự viện nào của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam.”
Ban
Tôn giáo Chính phủ Việt Nam cũng ra thông báo: “Ông Thích Minh Tuệ không phải
là tu sĩ Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”
Đây
là hai phản ứng chính thức của một giáo hội Phật giáo do nhà nước quản lý và một
cơ quan nhà nước phụ trách tôn giáo về trường hợp nhà sư Thích Minh Tuệ.
Công
văn của thượng tọa Thích Đức Thiện đã vấp phải sự phê phán của nhiều người.
Một
trong số những câu hỏi được đặt ra là: Liệu Giáo hội Phật giáo Việt Nam có quyền
và có tư cách để công nhận một ai đó là tu sĩ Phật giáo hay không?
No comments:
Post a Comment