Chủ
tịch nước Tô Lâm: Đạo diễn hay diễn viên?
Nguyễn Anh Tuấn - Luật
Khoa tạp chí
MAY
20 20248:44 AM
https://www.luatkhoa.com/2024/05/canh-rung-ai-ve/?ref=luat-khoa-newsletter
Chẳng
những không phải là đạo diễn, Bộ trưởng Tô Lâm còn có thể bị buộc phải thủ vai
chính vào hồi sau cùng.
https://www.luatkhoa.com/content/images/size/w1000/format/webp/2024/05/4239473.jpeg
Bộ trưởng Công an Tô Lâm sẽ là chủ nhân mới của Phủ Chủ tịch.
Ảnh gốc: Báo Người Lao Động. Đồ họa: V.K / Luật Khoa.
Sân
khấu chính trị Việt Nam đang diễn tiếp những hồi gay cấn của một vở kịch ăn
khách với sự
ra đi của Ủy viên Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, người chỉ mới
gần đây còn là ứng cử viên sáng giá cho chiếc ghế chủ tịch nước hoặc chủ tịch
Quốc hội đang vắng chủ.
Không
chỉ bất thường, những diễn biến này là chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam khi mà chỉ trong vài tháng ngắn ngủi đầu năm 2024 đã có tới 3
trong 5 nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam bị
thanh trừng.
Ấn
tượng bởi đặc
tính công an trị của chế độ hiện hành, một số nhà quan sát cho rằng những
diễn biến vô tiền khoáng hậu đang xảy ra nằm trong âm mưu của Bộ trưởng Công an
Tô Lâm. Họ cho rằng có một phe công an do ông Tô Lâm dẫn dắt đang “vũ khí hóa”
công cuộc đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm độc chiếm quyền lực cho
phe phái của mình. Bằng việc loại bỏ những đối thủ tiềm năng bao gồm ông Võ Văn
Thưởng, ông Vương Đình Huệ và bà Trương Thị Mai, ông Tô Lâm có thể vào tứ trụ để
rồi sau đó chiếm lấy chiếc ghế tổng bí thư siêu quyền lực vào Đại hội XIV tới
đây.
Giả
thuyết trên, dù nghe rất hấp dẫn, song thiếu những căn cứ vững chắc.
Đầu
tiên, việc
loại bỏ 3 trên 5 người quyền lực nhất trong đảng (gồm "tứ trụ" và ủy
viên thường trực Ban Bí thư) là điều không hề đơn giản mà cần sự đồng thuận lớn
trong cơ quan quyền lực nhất của đảng là Bộ Chính trị. Người có thể huy động được
sự đồng thuận đó trong bối cảnh hiện tại không ai khác là Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng.
Ông
Trọng đang giữ chức tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba và trên thực tế, nhân sự Bộ
Chính trị những khóa vừa qua là do ông Trọng lựa chọn vì ông là Trưởng Tiểu ban
Nhân sự. Không có “đèn xanh” của ông, chẳng ai có thể nghĩ tới việc “đụng” vào
các lãnh đạo hàng tứ trụ như vừa rồi.
Điểm
yếu tiếp theo trong
giả thuyết này là sự tồn tại của cái gọi là phe công an trong Bộ Chính trị được
cho là đang khuynh loát chính trường Việt Nam.
Các
nhà quan sát điểm tên một loạt ủy viên Bộ Chính trị có lý lịch công an trong
quá trình công tác, bao gồm Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Nội chính
Phan Đình Trạc, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình, hay Bí thư
TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên, cho rằng họ đang cùng với ông Tô Lâm tạo thành
một phe hòng thâu tóm quyền lực.
Quan
điểm này không tính đến thực tế của công tác cán bộ trong các chế độ cộng sản.
Thay vì dựa vào cơ chế tranh cử tự do để đào luyện lãnh đạo và phân chia quyền
lực để kiểm soát cán bộ, guồng máy cộng sản dùng một phương cách đặc biệt gọi
là luân chuyển cán bộ. Theo đó, cán bộ trong sự nghiệp công tác của mình sẽ được
đảng luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau ở các cơ quan khác nhau trong những
lãnh vực khác nhau cả ở cấp địa phương lẫn trung ương trước khi được cất nhắc
lên hàng ngũ lãnh đạo cao nhất. Việc ông Chính, ông Trạc, ông Bình, hay ông Nên
từng có thời gian công tác trong ngành công an không có nghĩa họ thuộc về phe
công an, càng không có nghĩa họ đang hợp sức với ông Tô Lâm cho một dự án chính
trị phe phái nào đó.
Cuối
cùng, giả
thuyết trên không chú trọng đúng mức đến bối cảnh của những vụ thanh trừng gần
đây. Chỉ một tháng trước khi ông Thưởng bị buộc phải ra đi, ông Trọng đã tuyên
bố Đại hội XIV tới đây sẽ sửa
Điều lệ Đảng. Điều này lại được ông nhắc
lại trong Hội nghị Trung ương 9 (5/2024) vừa qua - sự kiện chấm dứt sự
nghiệp chính trị của bà Mai. Điểm nào trong Điều lệ Đảng sẽ được sửa đổi nếu
không phải là giới hạn hai nhiệm kỳ cho vị trí tổng bí thư? Khó có thể là ông
Tô Lâm mà chỉ có thể là ông Trọng mới là đạo diễn cho toàn bộ vở kịch chính trị
này.
Thêm
nữa, lần về Hội nghị Trung ương 8 (10/2023) cách đây hơn nửa năm, dấu hiệu về một
cuộc thanh trừng đã xuất hiện. Trong bài
phát biểu bế mạc Hội nghị, ông Trọng cho biết:
“Trung
ương yêu cầu, ngay sau Hội nghị này, căn cứ vào kết quả giới thiệu của Trung
ương, sự rà soát, thẩm định của Ban Chỉ đạo, các ban đảng Trung ương và các cơ
quan chức năng, Bộ Chính trị sớm xem xét, quyết định một bước quy
hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2026 - 2031, làm cơ sở để đào tạo,
bồi dưỡng và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với những cán bộ đã
được đưa vào quy hoạch; nếu phát hiện có sai phạm, không đủ tiêu chuẩn,
điều kiện thì phải kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch.”
“Hội
nghị đặc biệt nhấn mạnh, đây là bước khởi đầu quan trọng của quá trình xây dựng
quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ khóa XIV với tinh thần là phải làm từng
bước, từng việc, chắc chắn, chặt chẽ; quy hoạch xong Ban Chấp hành Trung ương mới
làm quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sau đó mới đến quy hoạch các chức danh
lãnh đạo chủ chốt.”
Hội
nghị Trung ương 8 cũng đã thành lập Tiểu ban Nhân sự do ông Trọng đứng đầu. Ba
vụ thanh trừng đối với ông Thưởng, ông Huệ và bà Mai xảy ra ngay sau khi tiểu
ban này họp phiên
đầu tiên vào tháng 3/2024.
Phát
biểu trên của ông Trọng góp phần trả lời câu hỏi vì sao các vụ thanh trừng diễn
ra vào lúc này. Chính vì Trung ương đã giao cho Bộ Chính trị xem
xét, quyết định sớm một bước việc đưa ra khỏi quy hoạch cán bộ có sai phạm,
không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, nên chỉ trong hai tháng sau khi Tiểu
ban Nhân sự họp phiên đầu tiên, ba trong năm nhân vật đứng đầu thang bậc quyền
lực của đảng đã phải ra đi.
Dù
trông có vẻ như các bước đi của Bộ Chính trị dưới sự dẫn dắt của ông Trọng đều
tuân theo kế hoạch do Ban Chấp hành Trung ương đặt ra nhằm đảm bảo nguyên tắc đảng,
song không khó để nhận ra kế hoạch này do chính ông Trọng sửa soạn với tư cách
là người chịu trách nhiệm chính về nội dung của các hội nghị trung ương. Bài vở
này cũng từng được ông dùng khi để Trung ương Đảng thông qua Quyết
định 244 ngăn cán bộ đảng viên nhận đề cử từ bên ngoài cấp ủy của
mình, để rồi dùng chính quy định này để loại bỏ ông Nguyễn Tấn Dũng vào kỳ Đại
hội XII (2016).
***
Tóm
lại, bằng sự lão luyện trong việc thiết lập và thi hành luật chơi trong đảng,
ông Trọng có thể dễ dàng loại bỏ bất kỳ ai ông muốn nhằm tạo ra tình thế chính
trị trước Đại hội XIV (dự kiến tháng 1/2026) là không còn phương án hợp lý nào
khác ngoài chính ông cho vị trí tổng bí thư. Nếu Đại hội XIV tới đây sửa đổi Điều
lệ Đảng theo hướng bãi bỏ giới hạn hai nhiệm kỳ, ông Trọng có thể đạt được mục
tiêu cầm quyền suốt đời mà vẫn tránh được điều tiếng tham quyền cố vị từ dư luận
cả trong đảng lẫn ngoài đảng - điều có thể là mối bận tâm duy nhất của ông.
--------------
Chú
thích
1.
xaydungchinhsach.chinhphu.vn.
(2024, May 19). Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Xaydungchinhsach.chinhphu.vn. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/dong-chi-truong-thi-mai-thoi-giu-chuc-uy-vien-bo-chinh-tri-uy-vien-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-119240516171148268.htm
2.
Trung
ương Đảng họp: người thăng tiến, kẻ bị trừng phạt và những điểm đáng lưu ý -
BBC News Tiếng Việt. BBC News Tiếng Việt; BBC News Tiếng Việt. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c6py2792nelo
3.
Luật
Khoa tạp chí. (2023). Vì sao Việt Nam là nước công an trị: Bộ Công an lớn đến cỡ
nào? [YouTube Video]. In YouTube. https://youtu.be/y7WPFanFXxI?si=cXIWxljGxh9REYJF
4.
Nguyễn
Anh Tuấn. (2024, March 29). Làm cho khốc hại chẳng qua vì quyền. Luật
Khoa Tạp Chí. https://www.luatkhoa.com/2024/03/lam-cho-khoc-hai-chang-qua-vi-quyen
5.
HỘI
NGHỊ TRUNG ƯƠNG 9: Thảo luận nhiều vấn đề quan trọng.
Xaydungchinhsach.chinhphu.vn. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/hoi-nghi-lan-thu-chin-ban-chap-hanh-trung-uong-dang-khoa-xiii-119240516105004966.htm
6.
TOÀN
VĂN PHÁT BIỂU BẾ MẠC HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.
xaydungchinhsach.chinhphu.vn. https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-phat-bieu-be-mac-hoi-nghi-trung-uong-8-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-11923100816244722.htm
7.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Tiểu ban Nhân sự
Đại hội XIV của Đảng.
Baochinhphu.vn. https://baochinhphu.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-chu-tri-hop-tieu-ban-nhan-su-dai-hoi-xiv-cua-dang-102240313135531533.htm
8.
Quyết
định 244-QĐ/TW năm 2014 về Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung
ương ban hành. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-244-QD-TW-2014-Quy-che-bau-cu-trong-Dang-241280.aspx
=======================================================
Đọc
thêm:
Quan
điểm | Làm cho khốc hại chẳng qua vì quyền
Ông
Thưởng đã làm gì có thể không quan trọng bằng việc người loại bỏ ông Thưởng
đang toan tính gì.
Luật
Khoa tạp chí Nguyễn Anh Tuấn
Cách
ông Võ Văn Thưởng ‘xin thôi’ khác với ông Nguyễn Xuân Phúc như thế nào
“Thôi”
cũng năm bảy đường “xin”.
Luật
Khoa tạp chí Nguyễn Anh Tuấn
Đảng
Cộng sản giới thiệu Tô Lâm làm chủ tịch nước
Bộ
trưởng Công an Tô Lâm và Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội
Trần
Thanh Mẫn sẽ được giới thiệu lần lượt làm chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội
No comments:
Post a Comment