Biển Đông: 'Trung
Quốc âm mưu chia rẽ, Việt Nam và Philippines nên đoàn kết'
BBC News Tiếng Việt
6
tháng 5 2024, 15:25 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c060rl3j77mo
Philippines
và Việt Nam nên củng cố hợp tác nhằm bảo vệ lợi ích chung trước những "hoạt
động cưỡng ép" của Trung Quốc ở Biển Đông, tờ Inquirer của Philippines tường
thuật lại nhận định của các học giả tại một viện nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng
Mỹ.
Cả
Philippines và Việt Nam đều có tranh chấp gay gắt với Bắc Kinh liên quan đến
yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.
Vào
tháng 1/2024, trong chuyến
thăm cấp nhà nước đầu tiên trong năm, Tổng thống Philippines Ferdinand
Marcos Jr. đã đến Việt Nam và ký kết một thỏa thuận hợp tác an ninh hàng hải.
Tiến
sĩ Lori Forman từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á - Thái Bình Dương Daniel
K. Inouye (DKI APCSS, Mỹ) nói rằng sự hợp tác giữa Philippines và Việt Nam cần
đẩy mạnh hơn nữa.
"Cho
dù tồn tại những khác biệt về ngôn ngữ và hệ thống chính trị, hai quốc gia có
chung những lợi ích cốt lõi, tạo nền tảng vững chắc cho sự hợp tác,"
Inquirer trích lời bà Forman.
Giáo
sư Alexander L Vuving từ DKI APCSS nhận xét Việt Nam và Philippines là hai quốc
gia dễ bị tổn thương bởi chính sách "chia để trị" của Trung Quốc.
"Là
những quốc gia nhỏ hơn, Philippines và Việt Nam nên hợp tác để giảm bớt sự
chênh lệch quyền lực với Trung Quốc. Hai nước có thể chia sẻ kinh nghiệm và các
cách thức hiệu quả nhất để chống lại hành động cưỡng ép," ông Vuving nói.
Vào
tháng 1/2024, Giáo sư Vuving từng
chia sẻ với BBC News Tiếng Việt:
“Theo
tôi nhận định thì cho đến nay, lợi ích của Trung Quốc là không có chiến tranh ở
Biển Đông. Vì 40% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc đi qua con đường
hàng hải trên Biển Đông. Hậu quả cuộc chiến tranh trên Biển Đông là khôn lường,
không đơn thuần là xung đột Việt Nam với Trung Quốc hay Philippines với Trung
Quốc. Đám lửa có thể bùng lên tới mức không ai kiểm soát được.”
“Do
đó, chiến lược tốt nhất của Trung Quốc là ‘tằm ăn dâu’, tức là dần dần đẩy đuổi
Việt Nam và Philippines… rồi biến thành điều gọi là ‘bình thường mới’, và dần dần
ép các nước chấp nhận thực tế mới của Trung Quốc. Đây là chiến lược tương đối hữu
hiệu của Trung Quốc.”
“Và
trong chiến lược này, Trung Quốc đã sử dụng mọi lực lượng. Đi trên tuyến đầu là
hải cảnh (cảnh sát biển), rồi dân quân biển, các loại tàu chấp pháp khác. Hải
quân thì ở xa hơn, nằm ở các căn cứ.”
No comments:
Post a Comment