Tuesday, 30 April 2024

THÁNG TƯ - VÀ MỘT CUỘC GIẢI PHÓNG KHÁC (Phạm Thanh Nghiên / Saigon Nhỏ)

 


Tháng Tư – và một cuộc giải phóng khác

Phạm Thanh Nghiên  -  Saigon Nhỏ

30 tháng 4, 2024

https://saigonnhonews.com/nhin-lai-lich-su/ky-uc-30-4/thang-tu-va-mot-cuoc-giai-phong-khac/

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/04/GettyImages-1398058790.jpg

Văn hóa và chính trị cộng sản Liên Xô được “nhập khẩu” vào miền Nam sau 1975 (Hình: Jean-Claude LABBE/Gamma-Rapho via Getty Images)

 

Một ngày nọ đi làm về, khi vừa bước vào nhà, tôi đã phát hiện cái bàn thờ ông Hồ Chí Minh không còn ở vị trí cũ.

 

Chắc là bố tôi đã chuyển nó sang chỗ khác. Tôi ngó nghiêng tất cả những vị trí trang trọng nhất mà tôi nghĩ bố tôi sẽ đặt bàn thờ, hoặc chí ít là treo được tấm hình cho xứng tầm với sự “vĩ đại” của ông. Nhưng không, giờ đây nó nằm chềnh ềnh trong thùng rác. Bát nhang và những tấm gỗ nằm ngổn ngang, lẫn với đủ loại gốc rau, vỏ trái cây, ruột cá – thứ mà mẹ tôi vừa vứt vào khi chuẩn bị bữa tối cho cả nhà.

 

Trên chiếc chiếu bố tôi hay ngồi uống trà, ảnh ông Hồ đã bị lột khỏi tấm khung gỗ, nằm vật vờ, méo mó. Tôi lặng lẽ nhặt bức ảnh lên, kín đáo kẹp vào cuốn sổ tay, cất trong ngăn bàn. Tôi sốc, và cả sợ hãi. Một nỗi buồn vô cớ ập đến, bám riết lấy tâm hồn tôi. Hai mươi bảy năm sau cái ngày được gọi là “giải phóng” ấy, bố tôi đã đoạn tuyệt với ông Hồ, với chủ nghĩa Cộng Sản, theo một cách bất ngờ như thế.

 

Ngày ấy tôi không hiểu vì sao ông lại làm như thế. Bố tôi không bao giờ giải thích, chỉ nói cộc lốc một câu “Đừng bao giờ nhắc đến ông ta nữa.” Nhưng từ đó, mấy mẹ con tôi phải nghe những lời chửi rủa nhiều hơn, nhất là khi xem chương trình thời sự của đài truyền hình nhà nước, với những câu như “Đ.m. cộng sản” hay “Đ.m. quân lừa đảo.”

 

Nhưng vào lúc ấy, tôi vẫn là một thanh niên yêu ông Hồ và tin vào đảng CSVN, dù lý trí không tự giải thích được vì sao lại thế. Nếu hồi đó có người hoạnh họe về niềm tin của tôi, chắc chắn là tôi sẽ không trả lời được. Hoặc nếu có, thì sẽ lại nói như con vẹt, nói cùn như bọn dư luận viên bây giờ.

 

Đồng nghĩa với sự sùng bái Hồ Chí Minh và đảng CSVN của tôi lúc đó là sự căm ghét đối với chế độ VNCH, với các nhân vật lãnh đạo miền Nam như Tổng Thống Ngô Đình Diệm hay Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi từng tin rằng, ông Diệm đã lê máy chém đi khắp miền Nam để giết hại đồng bào mình. Tôi từng tin những người lính phục vụ trong chế độ VNCH đều là những người ăn thịt trẻ con, giết phu hiếp phụ. Tôi đã tin, và phải tin, vì ở trường và ở nhà, tôi đều được ấn vào đầu những điều như thế.

 

Hai năm sau ngày đập bỏ bàn thờ ông Hồ, bố tôi qua đời. Đó là một sớm mùa Đông Tháng Mười Một Âm Lịch năm 2004 với cái lạnh tê tái, ngọt tận đến xương.

 

Tôi dại. Khi bố tôi nhồi nhét đủ thứ mang danh những điều “tốt đẹp, kỳ diệu, vĩ đại” gắn với ông Hồ và đảng CSVN vào đầu óc non nớt của tôi, tôi tiếp thu rất nhanh. Tôi cứ tưởng bố tôi cũng phải dạy con cách từ bỏ Hồ Chí Minh và đảng CSVN giống như cách ông dứt khoát vứt xuống đất, để giúp tôi thôi trở thành kẻ sùng bái họ. Lẽ ra, tôi phải nhận thức được ngay, từ cái ngày ông đập bỏ bàn thờ Hồ Chí Minh với lời tuyên bố “Đừng bao giờ nhắc đến ông ta nữa,” hay những câu chửi tục “Đ.m. cộng sản,” “Đ.m. quân lừa đảo” khi nhìn thấy những lời tuyên truyền trên TV.

 

Tôi vẫn tiếp tục yêu ông Hồ như thế, cho đến một ngày, tôi lôi tấm hình ông Hồ ra, tự tay xé nát thành từng mảnh vụn. Lúc ấy cũng vào một ngày mùa Đông năm 2006. Khi ấy, tôi vừa tròn 29 tuổi.

 

Mọi thứ, đến chầm chậm với tôi, nhưng dứt khoát và mãnh liệt, qua những trang tin điện tử từ hải ngoại mà tôi phải vượt tường lửa mới tiếp cận được. Có một sự thật rất khác với cái được gọi là “sự thật” mà người ta muốn tôi, muốn cả dân tộc này phải tin.

 

Tôi như trải qua một cơn bạo bệnh. Lần đầu tiên trong đời tôi cảm nhận một cách trọn vẹn dư vị của nỗi đắng cay khi biết, và nhận rõ mình bị lừa dối. Và cả sự xấu hổ, ê chề. Tôi chưa bao giờ thấy xấu hổ như thế cho dù không ai nhận ra cơn chấn động tinh thần của mình.

Đa số, nếu không nói là tất cả người dân miền Bắc, nhất là thế hệ sinh sau năm 1975 như tôi, đều được nhồi sọ là phải tôn thờ Hồ Chí Minh, phải tin tuyệt đối vào “sự lãnh đạo tài tình của đảng.” Cho nên, khi tôi hòa mình vào đám đông im lặng – sản phẩm của sự nhồi sọ ấy, tôi là bạn. Ngược lại, khi tôi đứng lên cùng với sự thật, chính những con người đó đã kết án, đã chửi rủa tôi không chỉ riêng vì tội thôi sùng bái ông Hồ, mà là tội dám từ bỏ niềm tin cộng sản.

 

Tôi thấy mình cần phải có một thái độ dứt khoát trước thời cuộc dù tôi chỉ là một đứa con gái còi cọc, nhát gan, nặng chưa đầy 36 kg và nhất là chữ nghĩa chẳng được bao nhiêu. Nếu tôi không làm gì, có lẽ thời cuộc cũng chẳng thèm giận hờn gì tôi cả. Tôi chỉ là một kẻ vô danh trên cõi đời này, thêm hay bớt thì nhân gian này vẫn thế.

 

Nhưng tôi cần sám hối, cần xét đoán lại mình, đơn giản để được là chính tôi. Tôi phải tự thoát khỏi cơn mê, chui ra khỏi cái vỏ trứng để làm một sinh linh dù yếu ớt, nhưng nhìn thấy ánh sáng của sự thật và làm chứng cho sự thật. Quyết định ấy không phải sản phẩm của một cơn bốc đồng thời cuộc, sự nổi loạn của tuổi trẻ hay lòng tự ái bị tổn thương, đến ào ạt rồi tan biến để rồi chỉ còn sự tiếc nuối và sợ hãi. Bày tỏ thái độ trước thời cuộc đồng nghĩa với việc bị liệt vào danh sách “kẻ thù của chế độ,” để bước vào một cuộc đời khác đầy bão tố, chông gai và tù đày. Nhưng tôi được là chính mình.

 

Tôi không bao giờ quên lần đầu tiên tận mắt nhìn thấy những chú thương phế binh VNCH bằng xương bằng thịt tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, Sài Gòn, vào cuối năm 2015. Đêm hôm trước, tôi rất hồi hộp vì sắp được gặp những con người mà mình từng nghĩ oan, từng được giáo dục là phải căm ghét và coi họ như những tội đồ của dân tộc. Lần thứ hai sau gần chục năm, ý nghĩ sám hối lại trở về với tôi.

 

Tôi đứng lặng lẽ ở một góc của sân Hiệp Nhất trong nhà thờ, nơi tổ chức các buổi “Tri ân thương phế binh VNCH,” và khóc. Đầu tiên, tôi còn kìm được. Càng về sau, nước mắt càng tuôn ra, với những tiếng nấc cứ lớn dần lên. Một người bạn, là con của một cựu quân nhân VNCH chạy đến, ôm tôi. Cả hai chúng tôi cùng khóc. Chúng tôi khóc, không chỉ xót thương cho “những con người bị bỏ rơi hơn cả” trong chế độ cộng sản tàn ác này. Khóc, để xót thương cho một nửa đất nước từng phồn thịnh, tự do, đẹp đẽ đã bị bức tử bởi những kẻ man rợ nhân danh đủ thứ chủ nghĩa bệnh hoạn. Khóc cho sự ngu dại một thời của tôi, của biết bao người dân miền Bắc vẫn chưa có cơ may, hoặc chưa đủ dũng khí để làm một cuộc gột rửa bản thân đặng góp phần cứu nguy cho dân tộc.

 

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/12/3188e117-f538-4323-84f7-8abcdc10418a.jpeg

Thương phế binh VNCH tại một cuộc họp mặt chương trình Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà (Hình: Tin mừng cho người nghèo)

 

Quê hương Việt Nam quá dư thừa những nỗi đau. Còn nỗi đớn đau nào đau hơn khi phải chứng kiến cảnh triệu triệu đồng bào ăn mừng trên nỗi đau thương, bất hạnh của triệu triệu đồng bào khác cũng mang tên Việt Nam, vào mỗi dịp Tháng Tư về.

 

Dẫu vậy, tôi vẫn tin, và hy vọng rằng ngày mai trên con đường đổi thay đất nước, sẽ rộn rã những gương mặt mà hôm nay rất có thể đang còn ngu dại như tôi thuở nào. Để không còn mang danh “Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm. Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi” (*). Ngày mai, sẽ rộn ràng như thế.

 

————-

(*) Lời bài thơ “Đất nước mình ngộ lắm phải không anh” của Trần Thị Lam, giáo viên văn trường THPT chuyên ở Hà Tĩnh. Cô giáo Lam bỏ lên Facebook ngày 25 Tháng Tư, 2016, thời điểm xảy ra sự kiện cá chết hàng loạt gây ô nhiễm biển ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Bài thơ đã tạo thành con bão hưởng ứng khắp nơi, và chính cô cũng gặp khó khăn với nhà cầm quyền vào thời điểm ấy.






PHIM VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM : ĐỊA NGỤC DƯỚI LÀN DA (Lê Hồng Lâm / BBC News Tiếng Việt)

 



Phim về Chiến tranh Việt Nam: Địa ngục dưới làn da  

Lê Hồng Lâm

Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn

30 tháng 4 2024, 11:42 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c72pvdkrkdro

 

Những bộ phim về đề tài Chiến tranh Việt Nam suốt gần nửa thế kỷ qua cho chúng ta thấy những gì về tâm thức và nỗi ám ảnh của người Mỹ?

 

“Chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến gây chia rẽ và ám ảnh người Mỹ hơn cả cuộc Nội chiến Mỹ” - đó là một nhận định của hai đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng Ken Burns và Lynn Novick vào năm 2016, khi tôi được mời sang Mỹ để xem trước loạt phim tài liệu The Vietnam War dài 10 tập do hãng PBS sản xuất.

 

Quả thực, đó là một nhận định khá chính xác nếu nhìn vào số lượng và chất lượng phim lấy đề tài Chiến tranh Việt Nam hay Nội chiến Mỹ. Trong suốt 49 năm qua, Chiến tranh Việt Nam vẫn luôn là một đề tài lớn và được thể hiện một cách sâu sắc qua nhiều bộ phim, đặc biệt trong ba thập niên, từ cuối thập niên 70 cho đến thập niên 90.

 

Hàng loạt bộ phim lấy chủ đề Chiến tranh Việt Nam cho thấy cuộc chiến này để lại một vết sẹo lớn và vẫn tiếp tục đóng một vai trò to lớn trong nền chính trị và văn hóa đại chúng của Mỹ nhiều thập niên qua.

 

Từ vai diễn ấn tượng của John Wayne trong bộ phim nặng “mùi” tuyên truyền Green Berets năm 1968 đến rất nhiều bộ phim ra mắt ngay sau khi chiến tranh kết thúc và kéo dài đến sau này đều khai thác chủ đề Chiến tranh Việt Nam như một trải nghiệm kinh hoàng của những cựu binh tham chiến khiến họ trở thành những kẻ nghiện rượu, trầm cảm, mắc các chứng rối loạn PTSD và thậm chí là tự sát.

 

Rất nhiều cựu binh kể lại trải nghiệm tàn khốc của họ trong cuộc chiến khiến chủ đề này luôn hấp dẫn và không thể cưỡng lại đối với nhiều thế hệ làm phim tài năng và cả khán giả, bằng chứng là nhiều trong số đó rất thành công tại phòng vé và đoạt nhiều giải Oscar của Viện Hàn lâm Mỹ.

 

 

XEM TIẾP >>>>>  






CÓ GÌ TRONG BÁO CÁO NHÂN QUYỀN CỦA LIÊN HIỆP QUỐC KHIẾN HÀ NỘI PHẢN ỨNG? (BBC News Tiếng Việt)

 



Có gì trong báo cáo nhân quyền của LHQ khiến Việt Nam phản ứng?

BBC News Tiếng Việt

30 tháng 4 năm 2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c4n185jz77do   

 

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc vừa công bố báo cáo mới nhất về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong giai đoạn bốn năm qua.

 

Báo cáo này là bản tổng hợp dựa trên các báo cáo đệ trình từ những bên có liên quan khác (gồm cả các tổ chức xã hội dân sự) trước kỳ kiểm điểm nhân quyền phổ quát (UPR) chu kỳ 4 đối với Việt Nam vào ngày 7/5/2024 tại Geneva.

 

Trước đó, hôm 11/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã "bày tỏ sự thất vọng vì báo cáo riêng của các cơ quan Liên Hợp Quốc (LHQ) tại Việt Nam theo cơ chế UPR chu kỳ 4 có nhiều nội dung sai sự thật, không kiểm chứng".

 

Tuy nhiên, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam không nói cụ thể những nội dung đó là gì.

 

 

Báo cáo của LHQ nói gì?

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/edfd/live/be93ee00-0172-11ef-97f7-e98b193ef1b8.jpg

Tình hình nhân quyền Việt Nam năm qua được giới bảo vệ nhân quyền quốc tế nhận định là "u ám"

 

Một số nội dung chính trong báo cáo của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc về tình hình nhân quyền của Việt Nam trong thời gian qua:

 

·        Việt Nam đã không gia hạn lời mời đối với báo cáo viên đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Một số yêu cầu thăm Việt Nam của báo cáo viên đặc biệt của LHQ vẫn chưa được phía Việt Nam hồi đáp. Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển đã đến thăm Việt Nam từ ngày 6-15/11/2023.

·        Án tử hình vẫn được áp dụng tại Việt Nam đối với 18 tội danh, bao gồm các tội liên quan đến ma túy. Dữ liệu về các bản án tử hình và các vụ hành quyết được coi là bí mật nhà nước. LHQ khuyến nghị Việt Nam tạm dừng thi hành án tử hình và sửa đổi Bộ luật Hình sự để giảm hơn nữa số tội danh có thể áp dụng hình phạt tử hình, nhằm xóa bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các tội. LHQ cũng khuyến nghị Việt Nam công khai dữ liệu về tất cả các tội phạm tử hình.

·        LHQ khuyến nghị Việt Nam thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để xóa bỏ tra tấn và ngược đãi. Ủy ban chống tra tấn của LHQ bày tỏ quan ngại sâu sắc về các báo cáo về tình trạng tra tấn và ngược đãi tràn lan, đặc biệt là trong thời gian tạm giam trước khi xét xử, đôi khi dẫn đến tử vong trong khi bị giam giữ.

·        Ủy ban Nhân quyền LHQ bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam sử dụng thuật ngữ hết sức mơ hồ trong luật chống khủng bố, đặc biệt là tội “Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” tại Điều 113 Bộ luật Hình sự, vốn có phạm vi rộng và có thể dẫn đến bắt giữ và kết tội tùy tiện. Ủy ban khuyến nghị Việt Nam đảm bảo rằng luật chống khủng bố hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và chỉ giới hạn ở những tội rõ ràng có thể coi là hành động khủng bố và định nghĩa những hành động đó một cách chính xác và chặt chẽ.

 

 

 XEM TIẾP >>>>>  

 





'TỨ TRỤ' VIỆT NAM : CƠ HỘI CỦA BÀ TRƯƠNG THỊ MAI và THAM VỌNG CỦA ĐẠI TƯỚNG TÔ LÂM (BBC News Tiếng Việt)

 



'Tứ trụ' Việt Nam: Cơ hội của bà Trương Thị Mai và tham vọng của Đại tướng Tô Lâm

 BBC News Tiếng Việt

30 tháng 4 năm 29024

 https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cqqnkeg39xko

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng mất chức chỉ cách nhau hơn một tháng. “Tứ Trụ” Việt Nam nay chỉ còn hai người, chính trường Việt Nam sẽ có những diễn biến thế nào?

 

Chủ tịch Quốc hội là một vị trí nằm trong “Tứ Trụ”, bên cạnh tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng.

 

Giáo sư Zachary Abuza từ trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ), nhận định với BBC rằng chủ tịch Quốc hội là vị trí "vô cùng quan trọng cho tính chính danh của Đảng".

 

"Tôi nghĩ sẽ rất khó để đất nước vận hành mà không có chủ tịch Quốc hội khi mà luật và các quy định cần được thông qua. Việc không có chủ tịch Quốc hội sẽ gửi một tín hiệu rất xấu đến các nhà đầu tư nước ngoài," ông Abuza nói.

 

Dựa trên Quy định 214-QĐ/TW 2020 về khung tiêu chuẩn cho các chức danh thì một trong những điều kiện để trở thành chủ tịch Quốc hội là phải tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên.

 

Còn theo Hiến pháp, chủ tịch Quốc hội phải là đại biểu Quốc hội.

 

·        Đại tướng Tô Lâm: nhân vật trung tâm sau khi ông Vương Đình Huệ mất chức

·        Vụ ông Vương Đình Huệ từ chức dưới góc nhìn quốc tế

 

Hiện những người thỏa mãn các yêu cầu này gồm có ông Nguyễn Phú Trọng, ông Tô Lâm, bà Trương Thị Mai và ông Phạm Minh Chính.

 

Tuy nhiên, hiện ông Trọng đang là tổng bí thư và nắm giữ vị trí quyền lực nhất.

 

Còn ông Chính đang làm thủ tướng, một vị trí cũng nằm trong “Tứ Trụ”, nên không có khả năng hai người này sẽ thay thế ông Huệ.

 

Vì vậy, dựa trên Quy định 214 và Hiến pháp, có thể nói bà Trương Thị Mai và ông Tô Lâm là hai người có khả năng cao cho vị trí chủ tịch Quốc hội.

 

Cũng có thể Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ áp dụng ngoại lệ, trong trường hợp họ muốn cơ cấu người không đáp ứng được các tiêu chuẩn theo Quy định 214. Khi đó, sẽ có thêm các ứng viên khác, chẳng hạn ủy viên Bộ Chính trị chưa tham gia trọn một nhiệm kỳ.

 

 

 XEM TIẾP >>>>>  

 

 




NHỮNG CON LỢN BÌNH ĐẲNG HƠN (Nguyễn Nhơn / Blog RFA)

 



Những con lợn bình đẳng hơn”

Bình luận của blogger Nguyễn Nhơn
2024.04.30

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/pigs-are-better-than-other-animals-04302024104456.html  

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/pigs-are-better-than-other-animals-04302024104456.html/@@images/b5305289-76d6-4460-888f-ea1066013279.jpeg

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp hình tại Quốc hội ở Hà Nội hôm 13/12/2023  (AP)

 

Tin đâu như sét đánh ngang

Bác Huệ đương chức chuyển sang về vườn

 

Quý vị thế nào cũng có người hỏi bác Huệ ấy là bác nào?

 

Còn bác nào nữa ngoài cái bác mà từ quán chè chén đến hàng xôi người ta cứ kể vanh vách ra trước khi có thông báo của Ban chấp hành Trung ương Đảng đến cả tuần trời ấy.

 

Trên báo chí Nhà nước, vỏn vẹn chỉ có mấy dòng thông báo cho biết Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội. Quyết định này được đưa ra trên nguyện vọng của ông Huệ.

 

Kỳ thật, hai năm nay chẳng hiểu phong thủy nước Nam ta bất ổn thế nào mà trước sau liên tiếp đến năm vị lãnh đạo cao cấp nhất của Nhà nước có nguyện vọng trả chức về vườn. Mà kỳ bí hơn cả là trước đó các vị chẳng hề có dấu hiệu băn khoăn nào về hoạn lộ, không có biểu hiện mệt mỏi hay chán chường gì với cái gánh nặng chức vụ. Nhưng cứ đánh uỳnh một phát một đêm ngủ dậy toàn dân bỗng thấy các đồng chí được cho thôi giữ tất cả các chức theo nguyện vọng vậy thôi.

 

Tuy thế, nói thì nói, dân Việt Nam vốn là dân tộc giỏi giang chữ nghĩa nên từ trong câu chữ ngắn gọn của các bản thông báo, người ta nhận ngay ra sự bất thường.

 

 

Hoa Huệ đã rụng như thế nào?

 

Ông Vương Đình Huệ có nguyện vọng trả chức thật không?

 

Bản tin trên các báo trích dẫn thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng viết:

 

-Theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, ông (Huệ) đã vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm, quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chịu trách nhiệm người đứng đầu theo các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Những vi phạm, khuyết điểm của ông Vương Đình Huệ đã gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân ông.

 

À thôi hiểu rồi, hóa ra có phốt. Mà phốt nặng nha, gây ảnh hưởng đến cả uy tín của Đảng và Nhà nước cơ mà. Uy tín của cá nhân lãnh đạo thì có thể châm chước; ai cũng là con người, có ái ố sân si cả. Nhưng Đảng và Nhà nước thì phải tuyệt đối trong sạch vững mạnh. Nên đụng tới Đảng và Nhà nước tức đã đụng tới bàn thờ rồi, không thể tha thứ.

 

Nhưng nếu đã vi phạm nặng đến mức ấy thì quý vị có tin là ông Huệ thật sự tự nguyện trả chức về vườn không? Hay, sự thật chính là điều ai cũng tự hiểu: chẳng có tự nguyện gì ở đây cả. Là bị ép phải về.

 

Nhưng đây lại chính là điều khiến người ta ấm ức.

 

Trung ương kết luận ông Huệ vi phạm những điều Đảng viên không được làm, nhưng lại không nói rõ vi phạm điều gì, mức độ ra sao. Thành thử tôi phải tự tìm. Nhưng càng tìm càng hoang mang.

 

Quy định có 19 điều Đảng viên không được làm.

 

Vậy ông Huệ đã nói, viết, làm trái hay không thực hiện Cương lĩnh chính trị của Đảng (điều 1)? Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (điểu 3)? Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các công trình văn hóa nghệ thuật không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam (điều 5)? Biểu tình, tụ tập đông người gây mất trật tự an ninh (điều 7)? Tổ chức, xúi giục các hoạt động bè phái gây mất đoàn kết nội bộ (điều 8)? Kê khai tài sản không trung thực, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, sử dụng văn bằng chứng chỉ giả (điều 9)? Chạy chức, chạy quyền (điều 12)? Tham ô, đưa, nhận, môi giới hối lộ, rửa tiền (điều 14)? Tham gia đánh bạc, sử dụng ma túy, sử dụng rượu bia không đúng quy định hoặc đến mức bê tha (điều 18)? Mê tín, tham gia các tôn giáo bất hợp pháp (điều 19)?...

Ông Huệ đã có hành vi nào trong số những hành vi kể trên?

 

Các bác Trung ương sơ hở lắm! Nếu các bác không nêu cụ thể thì bọn phản động nó tha hồ thêu dệt, nào là trồng bầu ở nhà ca sĩ nọ được hai trái, nào nuôi được anh trợ lý nhận tiền (từ doanh nghiệp) giùm… Mà chẳng ai phản bác (để bảo vệ lãnh đạo) được, vì các bác có thèm cho biết cái gì để làm cơ sở phản bác đâu!

 

 

Chả lẽ vi phạm điều “Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân…”?

 

Trung ương Đảng lại cũng thông báo ông Huệ đã vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên và trách nhiệm người đứng đầu.

 

Ông Huệ được thông báo đã vi phạm trách nhiệm nêu gương của Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. Quy định này được Ban Chấp hành trung ương Đảng ban hành ngày 15/10/2018, gồm bốn điều với tất cả 16 khoản nêu rõ những hành vi, tư tưởng, việc làm được xem là thuộc trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên, trước hết là các chức vụ chủ chốt đã nêu ở trên.

 

Thế thì tương tự, ông Huệ có thể đã vi phạm hành vi nào trong số những hành vi dưới đây?

 

-Tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam (khoản 1 điều 2).

 

-Độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa dân, thờ ơ, vô cảm trước những khó khăn, bức xúc của nhân dân (khoản 2 điều 3).

 

-Tham nhũng, hối lộ dưới mọi hình thức, tặng quà, nhận quà vì vụ lợi (khoản 5 điều 3).

Vân vân…

 

Bây giờ là thời đại thông tin. Bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm các quy định nói trên trên mạng internet và tự đối chiếu nó với nội dung thông báo của Trung ương Đảng và suy luận giống như tôi vừa thử đặt vấn đề. Nếu suy luận thế là oan cho ông Huệ thì trách Trung ương ấy, ai bảo không nói rõ?

 

 

Cái máy photo của Trung ương thật tốt

 

Vào năm 2022, xảy ra trường hợp thật hiếm có là hai Phó Thủ tướng cùng lúc được thông báo “xin thôi giữ các chức vụ lãnh đạo, nghỉ công tác, nghỉ hưu theo quy định”, là Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Cũng đột ngột, bất ngờ, không hề có dấu hiệu nào báo trước từ chính chủ.

 

Thậm chí thông cáo báo chí về trường hợp của hai ông cũng gần giống hệt thông báo của Trung ương Đảng về sự việc ông Vương Đình Huệ, là xin thôi chức “theo nguyện vọng cá nhân”.

 

Vâng, lại là “nguyện vọng cá nhân”.

 

Đến tháng 1/2023, lại đùng một cái như tiếng sét giữa trời quang, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc “thôi giữ các chức vụ Chủ tịch nước, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng quốc phòng-an ninh”.

 

Lý do lại vẫn là “theo nguyện vọng cá nhân”.

 

Thế nhưng lần này “nguyện vọng cá nhân” của ông Phúc lại có những chi tiết liên quan đến những người khác.

 

Thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về trường hợp ông Nguyễn Xuân Phúc nêu rất cụ thể:

 

(…) Ông (Nguyễn Xuân Phúc) chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có 2 phó thủ tướng, 3 bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; 2 phó thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, 2 bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự”.

 

Ra thế!

 

Té ra là hai Phó Thủ tướng đã có những vi phạm, khuyết điểm gây hậu quả rất nghiêm trọng. Chứ không phải vì tự dưng cảm thấy yêu cuộc sống điền viên, nuôi thêm cá và trồng thêm rau hấp dẫn hơn cuộc sống làm Phó thủ tướng.

 

Tức là, cái lý do “theo nguyện vọng cá nhân” được nêu ra để giải thích cho việc hai vị Phó thủ tướng bỗng dưng từ chức-chỉ là lý do cuội. Bề ngoài có vẻ như để giữ gìn danh dự uy tín cho hai vị, nhưng bên trong thì là thao tác vụng về một cách cố ý để khơi lên bao tò mò, thắc mắc…

 

Chỉ hơn một năm sau, đến tháng 3/2024, người kế nhiệm của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc là chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp tục lặp lại nguyên văn bản thông báo thôi chức truyền thống của Trung ương Đảng, không sai một chữ cả về “theo nguyện vọng cá nhân” lẫn “gây dư luận xấu, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và cá nhân đồng chí”.

 

(Đến đây phải dừng lại để khen cái máy photo của Trung ương thật là tốt, qua hết năm vị lãnh đạo to mà nó sao y bản chánh không sai một chữ nào).

 

Vậy là vỏn vẹn trong vòng hơn một năm, đã có hai chủ tịch nước, một chủ tịch quốc hội “tự nguyện thôi giữ các chức vụ” vì… có vi phạm nghiêm trọng.

 

Thôi vòng vo mỏi mồm quá, túm lại cho gọn là trong tứ trụ, trước sau đã có đến ba cái trụ lần lượt gãy lìa tức tưởi vì thiếu chức trách gây hậu quả rất nghiêm trọng. Chưa kể còn hai phó trụ cũng gãy ngang vì lý do y chang.

 

Nhưng, tại sao gây hậu quả nghiêm trọng đến thế mà tất cả bọn họ đều được hạ cánh an toàn?

 

https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/blog/pigs-are-better-than-other-animals-04302024104456.html/000_9fe6q8-1.jpg/@@images/7c609ccf-d535-4656-a0a9-a76e16ad16e6.jpeg

Tứ trụ của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Quốc hội hôm 20/7/2021: (từ trái qua phải) Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính. AFP

 

 

“Bình đẳng và bình đẳng hơn”

 

Cứ cho là sứt mẻ danh dự uy tín đi, nhưng trên dư luận công khai họ đều là chủ động từ chức chứ không bị kỷ luật cách chức. Xem như trọn vẹn khí tiết người đảng viên cộng sản.

Trong khi đó, vô số cấp dưới của họ lần lượt vào lò, thân tù tội, tài sản bị tịch thu, hoàn toàn thân bại danh liệt.

 

Hành xử của Ban chấp hành Trung ương Đảng trong năm vụ việc cụ thể liên quan đến năm cá nhân lãnh đạo cao cấp trên, nói theo phong cách Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thì vừa trái pháp luật, vừa thiếu tình người.

 

Trái pháp luật là vì đã xác định rõ hành vi vi phạm, xác định sự thiếu nêu gương gây thiệt hại nặng nề cho đất nước… nhưng người liên quan lại không bị truy tố, làm rõ từng vụ việc, soi xét từng hành vi bị cáo buộc là vi phạm. Họ sai phạm cụ thể ra sao, gây thiệt hại bao nhiêu tiền? Tại sao họ được an toàn về vườn-dù khá nhục nhã nhưng không bị mất đồng nào? Phần tài sản của Nhà nước đã bị thiệt hại do các vi phạm của họ sẽ tính vào cho ai, cho lĩnh vực nào? Nhà nước có được đền bù không hay mất trắng? Tại sao các lãnh đạo cao cấp lại được công nhiên đứng trên pháp luật?

 

Sự bưng bít nói trên rõ ràng là tắm nhưng không gội đầu, xát xà bông chỉ từ cổ trở xuống, công nhiên xác định vùng cấm.

 

Còn thiếu tình người vì, trong một xã hội luôn tự xưng là thượng tôn pháp luật, bất cứ việc gì, do cá nhân nào gây ra đều phải được cân nhắc và phán quyết hình phạt dựa trên pháp luật, bằng cách xét xử công khai. Đương sự được quyền thuê luật sư bảo vệ. Trên cơ sở tranh luận công khai tại phiên tòa, công và tội của các cá nhân bị cáo buộc vi phạm sẽ được làm rõ. Nguyên nhân, động cơ, bối cảnh, hậu quả, hệ quả, những dây dưa liên quan… cũng được làm rõ. Có như vậy mới hy vọng đạt được sự công bằng tối thiểu cho đương sự, cũng như vạch ra được bức màn đen phía sau những diễn biến sân khấu, phát hiện các nguyên nhân sâu xa để kịp thời ngăn chặn và dự phòng.

 

Đằng này không điều tra, không khởi tố, không làm rõ, không công khai các vi phạm, khuyết điểm (đã bị đánh giá là cực kỳ nghiêm trọng) mà u u minh minh, nửa nói nửa không, che đậy còn kích thích tò mò hơn phô bày, vừa giống như kéo bức màn the che bãi nôn ô uế, vừa bóp chết mọi khả năng bào chữa, thanh minh, giải thích, cứu vớt danh dự của đương sự. Họ có thể chỉ có lỗi/tội một phần, phần còn lại là của những người khác, có những nguyên nhân khác… nhưng không bao giờ họ còn có cơ hội để nói lên điều đó hay đòi hỏi sự công bằng đáng lẽ phải có.

 

Cho nên mới nhìn thì tưởng được bao biện, che đậy, bưng bít giùm. Nhưng kỳ thực bên trong lại là một sát chiêu đầy oán độc, vĩnh viễn đóng đinh các đương sự vào vị thế thật hèn hạ, có miệng mà không thể ra lời. 

 

“Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn các con khác” (Trại súc vật-George Orwell). Trong trại súc vật của Orwell, có đủ bò dê lợn cừu, nhưng những con lợn đã giành được vị trí lãnh tụ.

 

Nhưng xem ra, sự “bình đẳng hơn” này giống như kẻ hầu hạ bị căn bệnh trào ngược, cổ họng ợ đầy nước chua nóng rát nhưng vẫn phải nhoẻn cười và gập người nói “Cảm ơn các đồng chí”.

_____________

Tham khảo:

 

https://tuoitre.vn/ly-do-mien-nhiem-pho-thu-tuong-pham-binh-minh-vu-duc-dam-2023010916265009.htm

 

https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/quy-dinh-so-08-qditw-ngay-25102018-cua-ban-chap-hanh-trung-uong-ve-trach-nhiem-neu-guong-cua-can-bo-dang-vien-truoc-het-la-4811

 

https://stc.bacgiang.gov.vn/documents/21419/11799035/1635494264986_37-QD_TW.pdf/96319acc-12b0-49b9-9e3c-2cc57614eb5a

 

https://tuoitre.vn/trung-uong-dang-dong-y-de-ong-vuong-dinh-hue-thoi-giu-cac-chuc-vu-2024042613221248.htm

 

----------------------------------------------------------------

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

 

* Nguyễn Nhơn là nhà báo Việt Nam hiện đang sống ở Thái Lan. Nhà báo Nguyễn Nhơn quan tâm đến tình hình đất nước và viết nhiều bài về các vấn đề chính trị và xã hội trong nước.

 

------------------------

Tin, bài liên quan

BLOG

 

Từ vụ ông Vương Đình Huệ: còn gì để hy vọng từ một hệ thống hỏng?

Mô hình Trung Quốc “thoái trào”, Việt Nam học hỏi thế nào? (Phần hai)

Mô hình Trung Quốc “thoái trào”, Việt Nam học hỏi thế nào? (phần một)

Việt – Trung: Chờ đợi sự tương hợp giữa lời nói và việc làm

Chuyến đi sống còn vào Trung Nam Hải của Vương Đình Huệ

 





BỐN MƯƠI CHÍN NĂM, NHÌN LẠI . . . (VietTuSaiGon)

 



Bốn mươi chín năm, nhìn lại...

VietTuSaiGon

Thứ Ba, 04/30/2024 - 10:27 — VietTuSaiGon

https://www.rfavietnam.com/node/8028

 

Tuổi trẻ của tôi đi qua một mùa lúa không thể nào quên, mùa lúa đen đúa và hôi hám, năm ấy lụt toàn miền, các hợp tác xã chính thức bỏ đồng, người nông dân đua chen nhau gặt mót những bông lúa thối, đương nhiên, nó sẽ được phơi khô, sấy, giã lấy gạo để nấu cháo. Và đương nhiên, tôi không thể nào quên mùi cháo đó, nó còn đáng sợ hơn rất nhiều so với mùi cơm độn khoai mì khô xắt lát hay hạt kê. Nhưng đó là bữa cháo may mắn toàn gạo thời kinh tế tập trung bao cấp, cái thời mà cả nước rồng rắn nối đuôi, bà lương thực như bà chúa, ông thuế vụ tợ ông vua.

 

Thế rồi cái thời khốn nạn và kinh hoàng ấy cũng đi qua, thay vào đó là thời kinh tế thị trường, mở cửa nhưng phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc thống soái, điều hành đất nước và lãnh đạo tiên phong của đảng Cộng sản.

 

Năm 1986, năm mở cửa kinh tế bắt đầu, cũng là năm bắt đầu mùa bội thu của những kẻ biết cơ hội và cán bộ Cộng sản.

 

Khi kinh tế mở cửa, có nhiều thứ được nới lỏng, trong đó cơ hội làm giàu của người thuộc chế độ cũ cũng được mở ra. Tuy nhiên, nó chỉ mở rộng và dễ chịu với những kẻ biết cơ hội, những kẻ trước 30 tháng 4 còn là cán bộ miền Nam, sau 30 tháng 4 bỗng chốc đội nón cối, mang túi xách theo đoàn đi lùng sục nhà từng người để tịch biên tài sản.

 

Cú đánh vào tư sản sau 30 tháng 4 khiến cho gia đình ông bác họ của tôi lụn bại đúng nghĩa, cả nhà bị tịch biên mọi thứ, ông là người liều lĩnh và thông minh, trước đó đã cho một ít vàng vào nồi canh khi nghe đoàn công tác tới. Đoàn tới ngay bữa cơm trưa, vậy là đoàn tha hồ khám xét và kê biên, cả nhà chỉ còn biết ngồi như tượng đất, và chẳng ai dám múc canh vì sợ tiếng leng keng.

 

Thế rồi người cán bộ - cũng là đồng nghiệp cũ của ông, người thuộc cấp của ông và bây giờ đã theo cơ hội mới - liếc thấy gia đình không ai dám múc canh cả, ông ta hoài nghi, lấy cái vá khuấy vào nồi canh, tiếng leng keng khiến ông ta cười đắc chí, còn ông thì ngã ngửa vì đau đớn, gia đình thì mất mọi thứ và mất cả nồi canh hến, thứ rất quí hiếm sau ngày 30 tháng 4.

 

Sau đó gia đình ông bác tôi trở nên bần hàn đúng nghĩa, kéo nhau về quê, lam lũ, vất vả với đám ruộng tập thể, đất đai ở quê cũng bị tịch biên sung công cả, tự mình đi làm công điểm trên đám ruộng của mình. Đương nhiên, gia đình ông bị xếp vào diện tư sản và phong kiến, bị đẩy vào những chỗ dơ dáy, rác rưởi và đầy phân heo, phân bò để đứng cấy, đứng cào cỏ.

 

Người anh cả trong gia đình cũng không được thi vào đại học vì lý lịch đen, may sao đến thời tôi thì nhà nước đã bỏ thứ qui định quái quỉ ấy nên các anh họ khác cùng lứa với tôi vào đại học. (Thực tâm mà nói, tôi cho rằng nhà nước bỏ thứ qui định đó là còn biết khôn, chứ nếu cứ giữ, chả có mấy đứa đi học đại học, trường đại học cũng không còn bao cấp như xưa, có mà phá sản à. Đó là chưa muốn nói đến lượng chất xám bị vứt đi một cách ngu xuẩn!).

 

Thời gian trôi qua, khốn cùng trôi qua, thế rồi gia đình ông bác tôi cũng gượng dậy dưới thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lúc này, những đứa cơ hội bắt đầu toa rập, áp phe với cán bộ địa phương, rồi leo dần lên những nấc thang cao hơn để qua lại, áp phe làm ăn. Những đại gia mọc ra như nấm sau đêm mưa, sau một trận mưa thị trường nhà đất thì người ta đếm đại gia không xuể, toàn tiền tỉ này tỉ nọ, thậm chí trăm tỉ, ngàn tỉ...

 

Tất cả các đại gia trên đều không có khả năng sản xuất nổi một con ốc hay gói mì tôm theo dây chuyền đúng nghĩa, tất cả các đại gia trên đều trở thành ăn mày nếu như đất có sự cố thị trường, nếu như cái dù che họ bị bật gốc, hay nói khác đi là nếu như kẻ chống lưng quyền lực bị rớt, mọi thứ coi như xong.

 

Cho đến lúc này, hàng loạt các đại gia bị tó, kèm theo việc này là hàng loạt quan chức cấp cao, cao khủng khiếp cũng bị tó, nếu không bị tó thì bị xua về vườn một cách nhục nhã. Mọi thứ đã nói lên vấn đề, chắc không nên bàn thêm.

 

Nghe con số vài ngàn tỉ, thậm chí vài triệu tỉ đồng cứ như giấy lộn, lá mít, những con số đầy nhức nhối ấy mọc ra giữa một mặt bằng dân sinh hết sức lổm chổm, có nhiều người vì nợ vài chục triệu đồng (khoản tiền tương đương một miếng bò dát vàng ăn lót bụng của giới quan chức) mà phải bỏ nhà đi biệt xứ.

 

Có nhiều người cả đời loay hoay với căn nhà vá chằng vá đụp, chẳng biết bao giờ có được bữa cơm, và miếng ăn ngon, bữa no vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi.

 

Mà đâu riêng gì những người thiếu ăn, thiếu mặc mới bị ám ảnh về miếng ăn. Ngay cả những kẻ giàu nứt đố đổ vách hay những người thuộc hạng trung lưu, tiền bạc rủng rẻng vẫn cứ bị ám ảnh về miếng ăn. Văn hóa về miếng ăn như một tập khí dân tộc, mọi thứ hoạt động văn hóa, mọi thứ sinh hoạt đều qui về miếng ăn cho đến lúc này.

 

Thử nghĩ có quốc gia nào giống quốc gia của chúng ta, một quốc gia có quá nhiều kỉ lục về miếng ăn, từ chiếc bánh chưng nặng hàng tấn cho đến bát hủ tiếu nặng cả tấn, rồi dĩa bê thui cho cả ngàn người ăn, tô mì Quảng cũng cho cả ngàn người ăn, một cái bánh xèo cho cả ngàn người ăn, và gần đây nhất là cây chả mực nặng hơn hai trăm ký, dùng hơn bốn ngàn lít dầu để chiên... Tất cả đều có chung một nghi thức: Dâng lên tổ tiên! Lẽ nào tổ tiên của chúng ta phàm ăn tục uống đến vậy?!

 

Tôi nghĩ là không, chính nỗi ray rứt, cơn ám thị về cái đói, miềng ăn của một dân tộc đã tạo ra những thứ kỉ lục quái thai và bế tắc trên. Khi nhìn những thứ kỉ lục của Việt Nam, người ta chỉ còn biết lắc đầu ngán ngẫm, nhẹ thì cho rằng cụt ý tưởng, nặng hơn thì cho rằng đó là biểu hiện của sự dốt nát, chưa thoát khỏi miếng ăn. Nhưng, sâu xa hơn nữa, nó cho thấy căn tính của dân tộc, một căn tính rỗng nhưng ưa vĩ đại.

 

Thứ căn tính rỗng nhưng ưa vĩ đại này hiện rõ trong hành xử thô lỗ và kệch cỡm của giới quan chức, cho đến lúc này, có quá nhiều nhân vật để ví dụ chứ chẳng còn tính chất đại diện hay điển hình nữa rồi!

 

Sau bốn mươi chín năm, đất nước có phát triển về kinh tế, đất nước được thống nhất hai miền Nam - Bắc, người miền Nam có thể thăm Hà Nội, thăm các tỉnh thành phía Bắc và người miền Bắc có thể thăm Sài Gòn, thăm Huế, thăm Đà Nẵng và thăm mọi nơi trên đất nước này. Đó là một sự thành công về địa lý.

 

Nhưng, có một thứ địa lý khác đã ăn chết trong tâm hồn người Việt, hễ cứ người miền Nam, cụ thể là Nam vĩ tuyến 17 đều không ưa người miền Bắc, ngược lại, người miền Bắc cũng coi thường người miền Nam vì họ cho rằng “người miền Nam hời hợt, không sâu sắc”. Tất cả những biểu hiện trên chiếm con số đại trà chứ không riêng lẻ.

 

Ranh giới, khoảng cách và hố ngăn chia rẽ tâm hồn Nam - Bắc ngày càng nặng nề, sự tổn thương và có cả thù hận của bên thua cuộc sau một quá trình dài bị phân biệt đối xử, bị tịch biên tài sản, gia đình tứ tán, bỏ mạng trên biển Đông, bỏ mình nơi rừng thiêng nước độc trại cải tạo và mất cơ hội tương lai do chính sách phân biệt lý lịch... Mọi vết thương, mọi nỗi đau dường như vẫn còn đó, vẫn còn mưng mủ và rưng đau khi trái gió trở trời.

 

Trong khi đó, một mặt kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc, một mặt phân biệt đối xử và ưu tiên cho con ông cháu cha, thái tử đảng xử sự như một ông kễnh địa phương, thậm chí chẳng coi ai ra gì, ăn chơi bạt mạng, trác tán, cán bộ chỉ biết hưởng lạc và sẵn sàng bóp chết tương lai, số phận của bất kì người dân nào thấp cổ bé miệng...

 

Với tất cả những gì có được sau bốn mươi chín năm kẻ buồn thối ruột, người vui ngoác miệng như vậy thì e rằng, không có câu nào để mô tả đúng bản chất hơn câu của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Đất nước có bao giờ được như hôm nay!”.

 

Đúng, sau bốn mươi chín năm, kinh tế có phần phát triển, phát triển nhanh và một số kẻ quyền thế, cơ hội giàu phất lên. Nhưng, cũng sau bốn mươi chín năm, cả dân tộc bị thụt lùi vào hố lạc hậu, chúng ta đứng qua xa sự văn minh, tiến bộ.

 

Có phát triển mà không có tiến bộ, ấy là sự phát triển của chuồng trại. Thế giới loài người cần văn minh và tiến bộ trước, rồi sau đó phát triển trên nền tảng văn minh, tiến bộ đã đạt được. Còn chúng ta, hoàn toàn ngược lại sau gần nửa thế kỉ!

 

 

VietTuSaiGon's blog






TẢN MẠN 30.4.2024 : HỌC LẤY CHỮ KHÔN (J.B Nguyễn Hữu Vinh)

 



TẢN MẠN 30.4.2024 : HỌC LẤY CHỮ KHÔN

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Thứ Ba, 04/30/2024 - 07:16 — nguyenhuuvinh

https://www.rfavietnam.com/node/8027

 

Đến hẹn, lại lên của con nghiện

 

Kỷ niệm biến cố Sài Gòn thất thủ trước đội quân Miền Bắc Cộng sản - kết thúc một giai đoạn tồn tại của chính thể Việt Nam Cộng Hòa - vào ngày 30.04.1975 là một dịp để “Bên Thắng cuộc” hàng năm có dịp thể hiện “tầm vóc, vĩ đại, thành quả” của sức mạnh của “Chiến tranh nhân dân do đảng lãnh đạo”.

 

Đã gần nửa thế kỷ trôi qua, việc nhà cầm quyền Việt Nam hàng năm diễn đi diễn lại các màn kịch, bài viết, hoạt động nhằm kỷ niệm một ngày mà Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng Việt Nam (không bị đuổi) đã nói: “Đó là ngày mà có triệu người vui, nhưng cũng có triệu người buồn” đã trở thành một thói quen, một “phản xạ có điều kiện”. Các màn diễn ấy hàng năm, được tung hứng, được ca ngợi, được thể hiện bằng nhiều hình thức để kỷ niệm cái gọi là “Chiến thắng vĩ đại” do Đảng CSVN là “Người tổ chức và lãnh đạo”.

 

Đó là cuộc chiến mà người Cộng sản Miền Bắc gọi là “Giải phóng” cho đồng bào Miền Nam thoát khỏi sự “xâm lăng của Đế quốc Mỹ” và “Ngụy quyền Sài Gòn” làm tay sai cho Mỹ. Tuy nhiên, nhìn lại bản chất, thì đó là một cuộc xâm lăng trắng trợn của Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa là quốc gia cộng sản vào Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia được công nhận tại Miền Nam.

 

Điều khác nhau ở hai quốc gia ấy, là ở Miền Bắc có một chính quyền độc tài do phe đảng Cộng sản, là thành viên của Cộng sản Quốc tế dựng lên. Còn Miền Nam, có một chính quyền được bầu chọn từ người dân bằng những cuộc bầu cử tiến bộ và dân chủ hơn nhiều. Chính vì vậy, chế độ Việt Nam Cộng Hòa lúc đó, dù có thể là một chế độ chưa đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của người dân, vẫn có những khuyết tật của nó, nhưng ở đó, quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, được thể hiện bằng hành vi của chính phủ chứ không chỉ bằng mấy tờ giấy như ở Miền Bắc Cộng sản dưới chế độ “Độc lập, Trừ Tự do, Trừ Hạnh phúc” như trên cái gọi là Quốc hiệu đã ghi và trở thành câu chuyện tiếu lâm thời Cộng sản trong dân chúng.

 

Hậu quả của cuộc chiến mà Đảng CSVN là “Người tổ chức và lãnh đạo” tiến hành. Bởi khi đó Việt Nam tự nhận là “Tiền đồn của Phe Xã hội Chủ nghĩa” để chống lại Đế quốc, thực dân ấy, đã gây ra cái chết cho khoảng từ 2 đến 4 triệu người Việt (tính cả binh lính và dân thường tùy theo từng nguồn thống kê khác nhau).

 

Và cuộc chiến ấy không chỉ có sự tổn thất của người Việt. Theo số liệu hiện nay được công bố từ wikipedia, thì ngoài Việt Nam, các quốc gia liên quan đã tổn thất tại đó những con số không nhỏ về người và của. Hoa Kỳ có số thương vong cao nhất với khoảng 58.200 binh sĩ chết và hơn 305.000 người bị thương (trong đó 153.000 bị thương nặng hoặc tàn phế). Hàn Quốc có từ 4.400 đến 5.000 binh sĩ chết và khoảng từ 11.000 đến 17.000 người bị thương, Trung Quốc có 1.446 binh sĩ chết (Trong đó 18 người chết và 67 bị thương trong Hải chiến Hoàng Sa cướp lãnh hải, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).

 

Australia có khoảng 500 binh sĩ chết và hơn 3.000 người bị thương, New Zealand có 38 binh sĩ chết và 187 người bị thương, Thái Lan có 351 binh sĩ chết, Liên Xô có 16 cố vấn quân sự chết, Bắc Triều Tiên có 14 phi công chết, còn Philippines có 9 binh sĩ chết và 64 người bị thương.

 

Đó là chưa nói đến sự tàn phá cơ đồ đất nước được xây dựng từ bao đời bị xóa sạch, nguồn lực quốc gia tan hoang bởi chiến tranh với mấy chục năm bom đạn.

 

Và điều đau đớn nhất, lớn lao nhất là vết thương hận thù trong nội tại của một quốc gia đã trải qua cuộc chiến huynh đệ tương tàn chỉ vì những lý tưởng, vì những hệ tư tưởng viễn vông giữa hai miền Bắc – Nam Việt Nam với mục đích rõ rệt là để bảo vệ, gieo rắc và chống lại hệ thống tư tưởng Cộng sản lan truyền ở khu vực Đông Nam Á.

 

Lẽ thường, người ta vẫn quan niệm rằng mọi cuộc chiến tranh là một nỗi bất hạnh, dù đó là những cuộc chiến tranh chính nghĩa. Và vì thế, sau mỗi cuộc chiến, dù là cuộc chiến chính nghĩa hay phi nghĩa, thì người ta coi như đó là một hoạn nạn và mong xóa nó ra khỏi ký ức đau đớn của mình, để xây dựng lại đất nước, non sông.

 

Thế nhưng, ở Việt Nam, nơi có một chính quyền cộng sản, điều đó đã không xảy ra, mà ngược lại. Đã gần nửa thế kỷ nay, cứ mỗi lần đến ngày này, khi mà hai miền đất nước, tại hàng triệu gia đình, khói hương đang nghi ngút tưởng nhớ đến những nạn nhân của cuộc chiến, thì trên Tivi, báo chí, đường phố, loa công cộng và mọi nơi, mọi lúc, nhà cầm quyền lại lên gân hò hét, ca ngợi, tự sướng đủ mọi cách, mọi thể loại, mọi hình thức như để khoét thêm một lần nữa vết thương của từng cá nhân, từng gia đình đã mấy chục năm qua chưa được hàn miệng.

 

Và đảng coi những hành động như vậy, là sự vinh danh cho đảng qua những ngôn từ xủng xoảng tiếng súng gươm là “Chiến thắng”, là “Giải phóng”, là “Tiêu diệt” là “Xóa sổ”, là “Trừng trị”…

 

Quan sát hiện tượng này, người ta có cảm giác rằng đảng giống như một con nghiện. Nhân tố gây nghiện ở đây là bạo lực, là hình ảnh của sự tàn bạo, sự giết chóc để thỏa mãn bản chất bạo lực của Đảng của Giai cấp vô sản” chuyên nghề lật đổ và cướp từ chính quyền cho đến lợi ích, tài sản.

 

 

Hết thiêng hay cơ hội?

 

Năm nay, là kỷ niệm lần thứ 49 biến cố “Giải Phóng” trên đất nước Việt Nam không được hò hét, tung hứng bằng những màn trình diễn, bằng văn nghệ, bằng tuyên truyền như mọi năm.

 

Quan sát trên lĩnh vực báo chí, người ta thấy rõ điều đó.

 

Hàng năm, cứ đến những ngày này, Tuyên giáo cộng sản đều có kế hoạch hò hét cả ngàn tờ báo với chỉ tiêu rõ ràng, mục đích cụ thể cho mỗi tờ báo, mỗi tạp chí, đài truyền hình, thậm chí là từng chi bộ, phố xóm, từng loa phường… phải có bao nhiêu bài viết “Cúng cụ” để nâng đảng lên thành thánh, thần và đủ mọi trò nhiều khi đến hài hước.

 

Đọc qua các báo năm nay, hầu như không mấy tờ đề cập đến biến cố “Giải phóng” và “Chiến thắng” dày đặc như mọi năm. Mặc dù theo quán tính, thì tờ báo Đảng Cộng sản và tờ Công an Nhân dân vẫn lên gân lên cốt bằng vài bài viết với tư duy “cả vú lấp miệng em” nói lấy được về cái gọi là “Ý nghĩa của chiến thắng 30.04”. Tuy nhiên, đọc những bài viết ấy, người ta thấy cái sự đuối, sự lúng túng, sự gượng gạo bất ổn ngay cả trong tư duy người viết.

 

Mặc dù trên các đường phố Hà Nội và nhiều nơi, hệ thống quan chức địa phương vẫn coi đây là một cơ hội để có thể rỉa rói ngân sách quốc dân bằng cờ, bằng khẩu hiệu, bằng cổng chào… như một căn bệnh kinh niên. Nhưng, tâm trí người dân hầu như không coi điều đó như một sự lạ hay để gây chú ý cho ai. Cũng bởi từ xưa đến nay, người dân Việt đã quen với cảm giác cứ chỗ nào nhiều cờ đảng, cờ đỏ và băng rôn, khẩu hiệu thì phản xạ đầu tiên là cẩn thận, cảnh giác. Bao nhiêu cuộc cướp bóc tài sản, đất đai của người dân đã chẳng tràn ngập cờ đỏ, ảnh Hồ Chí Minh và khẩu hiệu đó sao.

 

Nhiều người tỏ ra ngạc nhiên và tự hỏi là tại sao, có vẻ như năm nay, đảng quên mất ngày “Chiến thắng, Giải phóng miền Nam”? Nhưng lập tức đã có người phản bác rằng làm sao có chuyện đảng lại quên đi được việc ăn mày dĩ vãng đó được. Đó là nghề  của đảng xưa nay.

Bởi đảng có gì để lấy làm tự hào nữa, nếu không lôi ra mà gặm nhấm mấy cái cuộc chiến và mấy cái “Chiến thắng” ấy. Chẳng lẽ đảng lại lôi mấy cái thành tích như đã ký văn bản Hiệp định với giặc để mất đi cả chục ngàn cây số vuông lãnh thổ trên bộ rồi cả các di tích quốc gia như Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc.

 

Chẳng lẽ đảng lại tự hào rằng sau nửa thế kỷ Tổng Bí thư Đảng tuyên bố: “Tổ quốc chúng ta từ nay vĩnh viễn sạch bóng xâm lăng” thì  bây giờ cả một Quần đảo Hoàng Sa và một loạt đảo Trường Sa đang nằm dưới gót giày quân xâm lược mà quân ấy, lại là bạn vàng, là quan thầy của đảng?

 

Nhiều người giải thích rằng: Chẳng phải vậy, mà đảng đang tập trung nhân tài, vật lực để kỷ niệm “Giải phóng Điện Biên” vì đây là năm chẵn. Nhưng lại có người đáp trả rằng: Vậy thì cái ngày kỷ niệm lần thứ 45 đảng gọi là “Chiến thắng” ở cuộc chiến Biên giới phía Bắc năm 1979 mới qua đây, sao không thấy đảng hé răng nửa lời.

 

Và câu giải thích khả dĩ được mọi người thấy đúng, đó là làm sao Đảng có thể dám mở miệng nói về cuộc chiến ấy hay những hành vi của giặc với biển, đảo quê hương với lãnh thổ đất nước hiện nay. Bởi những hành vi đó, đều do quan thầy của đảng, đều do bạn vàng của đảng gây ra. Mà Tổng bí thư đã khẳng định: “Nếu có đụng độ trên biển, liệu có thể ngồi bàn Đại hội Đảng được không?”. Trong khi đảng lại đang chuẩn bị cho Đại hội đảng, thì việc lên án kẻ thù xâm lược lãnh thổ, lãnh hải cũng bằng việc xúi đảng “sờ dái ngựa”.

 

Nhưng, đảng thì không dại đến thế. Mất lãnh thổ là của quốc gia, còn cái ghế cai trị là của đảng.

 

Và người ta lại đặt câu hỏi rằng: Tại sao, cũng sự kiện ấy, nghĩa là cũng là “Giải phóng Miền Nam” cũng là “Chiến thắng Sài Gòn” mà mỗi năm, Đảng lại có thái độ khác nhau? Phải chăng, năm trước thì có ý nghĩa trọng đại, quan trọng và nhất định phải gào lên cho cả thế giới biết là chúng tao tài giỏi, đánh đâu thắng đấy, là vĩ đại, là bất khả chiến bại… còn năm nay nó không còn vĩ đại nữa, không còn ý nghĩa nữa?

 

Cũng có người giải thích rằng: Không hề, đảng vẫn nhớ, vẫn cứ tự hào, nhưng năm nay tự hào trong im lặng vậy thôi. Không ồn ào, vì đảng mới cố gắng thiết lập được mối quan hệ với Mỹ ở tầm cao hơn, ở mức độ “Chiến lược Toàn diện” nên đảng im, đảng lượng tình cho kẻ thù của mình.

 

Và người khác đáp lại: À, thì ra vậy, điều đó có nghĩa là cái vĩ đại, cái tuyệt đối, cái giòn giã, cái quan trọng ấy nó phụ thuộc vào thời điểm, vào đối tượng ấy khi nào đảng cần và khi nào đảng không cần chứ không phụ thuộc vào chính sự kiện đó nó ra sao.

 

Có nghĩa rằng đó là một sự kiện mang tính cơ hội như đảng ta vẫn là đám cơ hội xưa nay. Để rồi nếu ngày mai, mối quan hệ xấu đi hoặc cần cho mục đích nào khác, thì những sự kiện bị bỏ qua hôm nay, lại có ý nghĩa ngay lập tức trên miệng của đảng.

 

 

Học lấy cái khôn

 

Nhiều người coi rằng việc đảng không lên gân, không hò hét nhai lại món ăn đã quá ôi thiu gọi là “Chiến thắng” là “Giải phóng” ấy, vì mỗi lần nhai lại, thì không gây đau bụng cũng gây ngộ độc trong xã hội nên đảng từ bỏ.

 

Nhưng cũng có người cho rằng, đó là cái khôn, nhưng cái khôn đó không xuất phát từ nhận thức vì nó đem lại điều có hại cho xã hội, mà cái chính là từ đảng.

 

Bởi đảng càng hò hét bao nhiêu, thì người ta hỏi lại những câu hỏi mà chắc chắn là đảng chỉ biết… ngọng. Chẳng hạn:

 

Rằng: Vậy thì qua nửa thế kỷ sau “Chiến thắng” ấy, đảng đã lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối cả đất nước “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên Thiên đường Xã hội Chủ nghĩa” thì nó đi đến đoạn nào rồi?

 

Liệu con đường mà “Đảng và bác đã chọn” ấy, có đi đến XHCN theo các định nghĩa mà người dân đã đưa ra – nghĩa là Xuống Hố Cả Nút? Hay Xuống Hàng Chó Ngựa?

 

Rằng: Tại sao đảng đã lãnh đạo tài tình, sáng suốt đưa cả nước tiến lên Thiên đường XHCN đã nửa thế kỷ, vậy mà con dân Việt hễ cứ có cơ hội là bằng mọi cách để thoát khỏi “sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng quang vinh là vì sao”? Vậy thì có khác gì dân Việt ngầm bảo rằng tránh xa đảng ra như tránh hủi?

 

Rằng: Vậy đảng “tài tình, đạo đức, văn minh” thì con số hàng trăm ngàn đảng viên tham nhũng, ăn cắp, ăn cướp kia nó thuộc thành phần nào? Ai đẻ ra cái đống ấy và vì sao đảng tử tế vậy mà sản phẩm đảng lại thối tha đến thế?

 

Rằng: Tại sao đảng vẫn ra rả là đảng chiến thắng, đảng chửi Mỹ, chửi đế quốc như hát hay, vậy mà đảng hành động ngược lại: Con cái của đảng, gia đình của lãnh đạo đảng cứ sểnh ra là đến Mỹ, đến các quốc gia đế quốc sài lang, là tư bản giãy chết.

 

Rằng: Còn cái nội bộ đảng trong sạch, vững mạnh và là đội quân tiên phong của Giai cấp, của dân tộc. Vậy sao trong cái đội quân ấy, tiên phong ở mức nào mà hễ sểnh ra là người ta biết đều là một lũ ăn cắp, ăn cướp công quỹ, ngân sách hơn cả đám lục lâm thảo khấu, đầu đường xó chợ.

 

Rằng: Cách nào mà đảng dạy được cái đám từ Ủy viên Trung Ương và thậm chí là Ủy viên Bộ Chính trị như Đinh La Thăng, Phạm Bình Minh, Nguyễn Xuân Phúc. Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ… nếu chưa hiện nguyên hình là kẻ cướp, thì đều là những chính trị gia lão luyện, những người thầy giảng dạy, rao giảng đạo đức cho cả dân tộc mà không hề biết ngượng?

 

Với những câu hỏi đó, nếu đảng đối diện, e rằng sẽ “Sập nguồn” nếu cón chút liêm sỉ và tự trọng.

 

Thế nên, đảng im lặng, cũng là cách để may ra học được phần nào cái chữ “Khôn”.

 

30.04.2024

J.B Nguyễn Hữu Vinh

 

 

nguyenhuuvinh's blog

 

 





View My Stats