https://www.facebook.com/thuyduong2890/posts/4548790385141487
Trong thời gian giãn cách xã hội vừa qua, đã
có 18% doanh nghiệp Châu Âu(EU) dịch chuyển đơn hàng ra khỏi VN. 16% doanh nghiệp
cũng đang cân nhắc điều này.(Theo khảo sát của EuroCham)
Đây không còn là bài toán kinh tế đơn thuần giữa
được và mất nguồn thu nhập, mà là vấn đề chính trị xã hội đáng quan tâm. Nếu
không thể hoặc phục hồi chuỗi giao thông vận tải (cung ứng), sản xuất thì 2-3
tháng nữa, bao nhiêu người lao động sẽ mất việc khi quay lại công xưởng. Họ sẽ
lấy cái gì để sinh tồn? Họ liệu có vì miếng ăn gây ra bất ổn hay không?
Mô hình 3 tại chỗ, 1 cung đường, 2 điểm đến,
yêu cầu doanh nghiệp tổ chức "ăn, ở, ngủ" tại chỗ khiến họ mất thêm
nhiều chi phí. Doanh nghiệp nước ngoài đó mà, khi họ mất chi phí ít ít mà còn tạo
lợi nhuận, làm ăn được, họ sẵn sàng "chiều lòng" chính quyền sở tại để
duy trì. Tuy nhiên, ở hạn mức họ có thể chịu được một thời gian ngắn, càng về
sau, họ càng phải tính bài toán lợi nhuận của họ. Lúc đó, họ sẽ đặt lợi ích lên
bàn cân.
Đừng nghĩ là họ sợ hay phụ thuộc. Trong một cuộc
chiến, cả hai bên đều sợ, quan trọng là bên nào sợ nhiều hơn, bên nào có lợi thế
khiến cho bên kia sợ hơn? Rõ ràng, khi liên kết lại với nhau, doanh nghiệp nước
ngoài biết rõ họ cần làm gì để bảo vệ "đồng tiền" của họ một cách tốt
nhất. Hiện nay, điều Chính Phủ có thể làm là cố gắng sửa đổi, thay đổi hợp lý để
có thể trụ vững tốt nhất, tạo điều kiện để doanh nghiệp ở lại cùng hợp tác. Bằng
không, sẽ có một ngày, chúng ta phải gặp lại họ với một tâm thế "lụy nề"
hoàn toàn khác.
Tôi chân thành mong rằng các cấp Lãnh đạo cố gắng
tránh trường hợp, khi họ gặp ta, họ nghiêng người chào, còn ta khom lưng bắt
tay. Tới lúc đó, điều kiện giữ chân họ sẽ bất lợi cho ta. Nếu họ rời đi, cái
chúng ta còn lại là gì? Và có chắc chúng ta sẽ gặp những doanh nghiệp tốt như họ
hay những doanh nghiệp tệ hại hơn?
Tôi viết những dòng này, góp ý cùng Chính phủ
về một phương hướng mở cho tương lai:
- Dịch không có thể dập tắt. Sống chung với
Covid-19 có nghĩa là phải chấp nhận chi tiền. Đẩy mạnh mua vaccine bằng mọi
cách có thể, thúc giục các công ty có hợp đồng cung cấp vaccine giao hàng sớm
hơn và nhiều hơn.
- Thay đổi cách nhìn về dịch Covid-19: Sử dụng
thẻ xanh cho người chích vaccine đủ 2 mũi và người nhiễm virus đã khỏi. Thẻ
vàng cho người chích một mũi. Tất cả những người nêu trên đều đã có kháng thể (có
thể mạnh yếu khác nhau) nhưng đều có khả năng được phép hoạt động.
- Toàn bộ F0 không có triệu chứng được cách ly
tại nhà, trừ trường hợp không có nhà. Dừng việc tiêu tiền cho bộ Kit test, vì
không có giá trị gì sau test (nếu sau test 5 phút người đó bị nhiễm?). Bộ test
chỉ nên được dùng trong bệnh viện khi nhận bệnh nhân, hoặc các hoạt động tập
trung đông người cần thiết.
- Đưa ra lộ trình rõ ràng, thống nhất trên
toàn Quốc, tránh trường hợp "phép vua thua lệ làng". Bao lâu có
vaccine? tiêm chích ra sao? Nếu chích được 20%, 50%, 70% thì ứng phó thế nào
cho mỗi tình huống? Bao nhiêu % là đủ cho mỗi tỉnh thành? Những hoạt động giao
thương, sản xuất sẽ được tổ chức ra làm sao cho hợp lý theo mỗi mức độ khác
nhau? Nếu cần thì Chủ Tịch Nước ban hành sắc lệnh.
- Thay đổi diện ưu tiên vaccine cho công nhân
trong các khu công nghiệp. Vì công nhân cũng chính là dân và họ đang gánh trên
vai cả bài toán kinh tế lẫn an sinh rất lớn.
- Các gói hỗ trợ doanh nghiệp cần được chuẩn
hóa và công khai quy trình hành chính, sao cho mọi doanh nghiệp đều có thể tiếp
cận. Cố gắng tránh tối đa và có biện pháp kiểm soát chặt chẽ "tham nhũng
chính sách". Phải biết, mình là ai, doanh nghiệp là ai trong thời khắc
này. Nếu để xảy ra "tham nhũng chính sách" sẽ trở thành "giọt nước
tràn ly" đối với doanh nghiệp.
Đó chính là những góp ý chân thành của tôi
dành cho Chính Phủ trong thời điểm này. Nếu có một góp ý nữa, tôi chân thành hi
vọng Thủ Tướng và Bộ Công An hãy "trảm" hết những kẻ có hành vi tham
nhũng chính sách, tham nhũng trên từng cơ chế chống dịch. Nhằm tránh tối đa thiệt
hại cho Đất Nước vào thời điểm vô cùng khó khăn này. Chỉ cần trễ một chút nữa
thôi, tôi sợ, chúng ta phải vừa trải thảm vừa năn nỉ, vừa chịu đựng những thiệt
hại khủng khiếp hơn nữa.
Ngoài Biển Đông, bão động binh rồi. Chưa biết
miền Trung sẽ ra sao?
No comments:
Post a Comment