Monday 27 September 2021

VĨNH BIỆT HÙM XÁM ĐƯỜNG SỐ 4 (Bằng Phong Đặng Văn Âu)

 


Về “con hùm xám đường số 4”

André Menras

27/09/2021

https://baotiengdan.com/2021/09/27/ve-con-hum-xam-duong-so-4/

 

Tôi thật đau buồn được tin cụ Đặng Văn Việt từ trần. Người bạn quý ấy, mỗi lần ghé Hà Nội, tôi đều đến thăm. Lần chót, chúng tôi gặp nhau là ngày 19 tháng hai 2018. Dưới đây, tôi xin trích lại những dòng ghi chép của tôi sau cuộc hội ngộ cuối cùng ấy.

 

«Vẫn ngổ ngáo và niềm nở như mọi khi. Ông cưỡi cái xe ba bánh che bạt chạy bằng điện, quà tặng của bạn bè. Bộ quần áo xám nhạt, hoen ố, gắn huy hiệu Võ Nguyên Giáp, mũ cát két xanh sẫm.

 

Chúng tôi ôm nhau. «Menras, năm nay tôi trăm tuổi rồi đấy!».

 

Nhà 125 phố Minh Khai, Hà Nội. Cuối ngõ nhỏ, một cái sân bao quanh bởi mấy chung cư xập xệ. Ông đậu cái xe ba bánh ở dưới sân, nhiều khi để luôn cả cái cặp đựng tài liệu trên xe, dẫn tôi leo cầu thang, dọc theo những bức tường cũ ký loang lổ, lên lầu ba, tới tấm cửa sắt của «BT 205» (BT là… Biệt Thự đấy !). Hai căn phòng nhỏ ở cuối một hành lang hẹp.

 

Ông pha trà. Rót rươu vào một chén nhỏ.

 

Năm năm liền, ông viết một cuốn sách về lịch sử quân sự Việt Nam, nhưng việc xuất bản gặp phải những chướng ngại hành chính và chính trị. Viện Lịch sử Quân sự vừa xuất bản bộ Quân sử 15 tập. “Một công dân cá thể không thể công bố một bộ sử như vậy được, đó là công việc của một viện, của Đảng…”.

 

Một nữ bác sĩ đã hứa đóng góp tài chính để xuất bản cuốn sách của ông, và nói chỉ cần chỉnh sửa đôi chút là cuốn sách có thể nhận được một giải thưởng quốc tế. Ông cũng tin chắc như vậy.

 

Đến giờ ăn, chúng tôi thận trọng từng bậc bước xuống cầu thang, đợi taxi đến đón chúng tôi tới tiệm ăn mà ông gọi là «bít tết Napoléon». Tôi mượn cửa hàng bên kia đường một cái ghế nhựa để ông ngồi đợi. Ông ngồi chờ ở góc phố, đợi mãi taxi vẫn chưa tới, ông đứng dậy, leo lên ngồi trên cái xe mô tô đậu gần đó. Quán Napoléon đóng cửa nghỉ tết.

 

Tới quán Lục Thủy gần hồ Gươm, chúng tôi ngồi bàn ngoài hè. Ông nhận xét «Việt Nam đang phát triển». Vào bữa, ông làm một đĩa «T bone steak» nhập từ New Zealand và kiên trì chiến đấu tới cùng, chỉ ngừng vài lần để cụng ly rượu vang đỏ Chilê. Chúng tôi kết thúc bữa ăn bằng ly kem và một cốc «Irish Coffee». Người chiến sĩ mang đầy thương tích trên người ấy có thể đọ sức với mọi tướng lĩnh bụng phệ trên thế gian này. Ông cụ mạnh khỏe, khang kiện về mọi mặt, vật chất cũng như tinh thần.

 

«Khác với chúng nó, 70 năm tuổi Đảng tôi chưa hề ăn cắp một xu nào của nhân dân». Thời khóa biểu hàng ngày của ông? «Sáng dậy, một giờ thể dục. Sau đó đi nhảy và ăn sáng, một giờ rưỡi… Cả ngày viết sách, rồi một giờ học tiếng Anh».

 

«Cảm ơn chú đã mời tôi tham gia cuốn phim của Đào Thanh Tùng «André Menras: một người Việt». Thế là hình ảnh tôi được lưu trữ trong kho của Quân đội», ông cả cười. «Đảng này đang cản trở sự phát triển của đất nước. Khuất phục Trung Quốc. Tôi là một người lính bị bỏ quên. Không phải nhân dân, mà là lãnh đạo bỏ quên».

 

Giao tranh với quân đội thực dân 120 trận, «con hùm xám đường 4» đã đánh thắng 116 trận. Nhiều tù binh Pháp bị bắt không bị các đơn vị dưới quyền ông hành hạ. Nhiều người đã tỏ lòng biết ơn, thậm chí khâm phục ông. Ông đã viết 21 cuốn sách. Ông cười vang khi kể cho tôi nghe chuyện quân tàu (Tưởng) giải giới quân Nhật. «Khi viên sĩ quan Nhật hét to, ra lệnh cho quân lính trao nộp vũ khí, thì quân tàu hoảng sợ, toan bỏ chạy». Ông kể cho tôi nghe chuyện nạn đói 1945 ở Hà Nội, thời ông là sinh viên y khoa… Chuyện ông không được tham gia trận Điện Biên Phủ, nơi trung đoàn của ông bị tiêu diệt gần như hoàn toàn, còn ông thì bị gửi sang học quân sự ở Trung Quốc. Kể chuyện về hưu phải trồng rau đem bán ngoài chợ. Kể mà cười tửng tưng, coi những chuyện bị đối xử tàn tệ vì lý lịch «xấu» ấy là chuyện của ai khác. Ông nói: «Kể ra chú với tôi, cả hai chúng ta đều hơi khùng. Chú thì cắm cờ và rải truyền đơn trước quốc hội Sài Gòn, tôi thì cắm cờ trước hoàng thành Huế với một khẩu súng Colt không đạn». Tôi trả lời cờ của tôi còn có màu xanh, cờ của ông thì không. Và chúng tôi cả cười.

 

Lương hưu của ông mỗi tháng mười triệu đồng (340 EUR, chú thích của người dịch). «Cũng nhiều đấy, nhưng tôi còn phải giúp năm gia đình nghèo… Riêng tôi chả cần gì nhiều».

 

«Chỉ thích nhảy: boston, valse, tango, còn bọn kia – ông chỉ sang bên kia hồ Gươm nơi tượng đài Lý Thái Tổ – chúng bày ra chuyện nhảy để bịt miệng những người yêu nước».

 

Chia tay ông, tôi không biết đó là cuộc gặp cuối cùng. Tôi nhớ tới ông với tất cả sự kính mến đối với một người Việt Nam phi thường, chân chính và khiêm cung, một con người mà sử sách chính thức của một đảng phái vô ơn và bội bạc đã muốn quên đi. Vô phương. Tôi còn giữ cặp mắt kính cũ mà ông đã cho tôi khi cặp kính của tôi bị cán vỡ trong một tai nạn giao thông. Tôi thấy rõ, nhờ cặp kính ấy.

 

                                                 ***

Je viens d’apprendre avec beaucoup de chagrin le décès de M. Đặng Văn Việt. C’était un très cher ami que j’aimais rencontrer lors de mes passages à Ha Noi. La dernière fois que nous nous sommes vus, c’était le 19 février 2018. Je vous livre ici les quelques notes brutes de littérature que j’avais prises de cette heureuse et ultime rencontre.

« Truculent et affable comme à l’ordinaire. Il arrive sur un tricycle électrique bâché que des amis lui ont payé. Costume gris clair, maculé de tâches, avec un petit écusson métallique à l’effigie du général Giáp, casquette bleu marine. Un petit air cabot.

Accolade. « Menras, je suis centenaire !».

 

Appartement au 125 rue Minh Khai à Ha Noi, une cour entourée d’HLM vétustes au bout d’une petite ruelle… Il laisse dans la cour le tricycle électrique, souvent avec sa serviette à documents et me guide dans les escaliers aux murs décrépis jusqu’au 3 ème étage vers la grille métallique de ce qu’il appelle sa « BT 205 » (biệt thự) villa 205. Etroit couloir avec deux petites pièces à son extrémité.

 

Là, il prépare le thé. Petite coupelle d’alcool.

 

Depuis 5 ans, Il écrit un livre sur l’histoire militaire du Viet Nam mais il a beaucoup de mal à l’éditer à cause des obstacles administratifs et politiques. L’institut de l’histoire de l’armée vient de publier 15 tomes. « Un citoyen particulier ne peut publier un tel ouvrage, il faut que ce soit l’institut, le parti, qui le fasse… ». Une doctoresse vietnamienne s’est engagée à l’aider financièrement pour la publication et lui a dit qu’avec quelques modifications, il pourrait prétendre à un prix international. Il le croit fermement. L’heure du repas arrivant, nous redescendons prudemment les escaliers et nous attendons le taxi pour aller au restaurant manger ce qu’il appelle un « bít tét Napoléon ». Je vais demander pour lui une petite chaise en plastique à la boutique d’en face. Il s’assoit au coin de la rue puis se lève d’impatience, le taxi n’arrivant pas, et va s’asseoir sur le siège d’une moto garée à proximité. Le « Napoléon » est fermé : c’est le Tết.

 

Arrivé au Lục Thủy, près du lac Hoàn Kiếm, nous nous installons sur la terrasse. Il me guide avec sa canne entre les chaises. Il s’installe et trouve que le « Vietnam se développe ». Il s’attaque au T bone steack de Nouvelle Zélande qu’il ne lâche pas tant qu’il ne l’a pas vaincu et trinque régulièrement avec du vin rouge chilien. Nous finissons par une crème glacée et… un « Irish coffee ». L’homme, le combattant criblé de blessures, vaut bien tous les généraux ventrus d’aujourd’hui. Il est solide et sain sur tous les plans, aussi bien physique qu’intellectuel.

 

« Contrairement à eux, en 70 ans de Parti je n’ai jamais pris un sou du peuple ». Son emploi du temps ? « Le matin au lever, une heure de gym. Puis danse pendant une heure et demie et petit déjeuner…Puis écriture du dernier livre en chantier suivie d’une heure d’apprentissage de l’anglais.

 

« Merci pour le film de Đào Thanh Tùng « André Menras : một người Việt » où tu m’as invité à paraître. Me voilà désormais dans les archives cinématographiques du Parti. » Rire. « Ce parti empêche le pays de se développer. Soumission à la Chine. Je suis un soldat oublié. Pas par le peuple mais par les dirigeants. »

 

Sur 120 batailles contre les troupes coloniales, le « tigre gris de la route N°4 » en a gagné 116 gagnées. Beaucoup de prisonniers français qui sous son commandement n’étaient pas maltraités. Certains lui en ont été reconnaissants et même admiratifs. Il a écrit 21 livres. Il me raconte, hilare, le désarmement des troupes japonaises par les Chinois. « Les Chinois ont pris peur et ont esquissé des mouvements de fuite quand l’officier japonais a hurlé l’ordre de remise des armes à ses soldats. » Il me raconte la grande famine de 1945 à Ha Noi, quand il était étudiant à la faculté de médecine… Il me raconte comment il fut privé de Điện Biên Phủ où son régiment fut décimé tandis que le Parti l’exilait en Chine dans une école militaire. Il me raconte comment, mis à la retraite, il a cultivé des légumes pour les vendre au marché. Toujours avec le sourire, comme si ces maltraitances et cet acharnement pour crime de curriculum vitae s’adressaient à un autre que lui. Il me dit : « Nous sommes un peu fous tous les deux : « toi, tu plantes le drapeau du Vietnam devant la chambre des députés de Saigon avec une poignée de tract, moi, devant la citadelle de Hue avec un colt sans balles ». Et je lui réponds que, sur mon drapeau, il y avait du bleu, pas sur le sien. Rires.

 

Il touche dix millions de dongs de pension par mois. « C’est beaucoup, mais j’aide cinq familles pauvres… Je n’ai pas besoin de beaucoup d’argent. »

 

« Moi, j’aime la danse : le boston, la valse, le tango, mais eux – pointant son doigt vers l’autre côté du lac où se trouve la statue de Lý Thái Tổ- ils dansent pour étouffer les voix patriotiques ».

 

Lorsque nous nous sommes séparés, j’ignorais que nous ne nous reverrions plus. Je garde de lui l’affectueux et respectueux souvenir d’un Vietnamien d’exception, authentique et modeste, que l’histoire écrite par un parti communiste ingrat et amnésique a voulu oublier. Sans succès. J’ai gardé aussi de lui une paire de vieilles lunettes qu’il m’avait offertes en dépannage quand les miennes avaient été écrasées dans la circulation. Pour que je continue à y voir clair.

_______

 

Một số hình ảnh:

.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/1-103-768x466.jpg

.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/2-26-696x522.jpg

.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/3-17-630x420.jpg

.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/4-6-696x464.jpg

.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/5-3-696x462.jpg

.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/6-3-696x464.jpg

.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/7-3-683x1024.jpg

.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/8-3-768x512.jpg

.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/9-2-768x512.jpg

.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/10-3-630x420.jpg

.

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/11-2-696x522.jpg

.

 

=======================================

.

.

Vĩnh biệt hùm xám đường số 4

Bằng Phong Đặng Văn Âu

27/09/2021

https://baotiengdan.com/2021/09/27/vinh-biet-hum-xam-duong-so-4/

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/1-98.jpg

Ông Đặng Văn Việt thời trẻ. Ảnh tư liệu gia đình

 

Đêm qua, lúc 20 giờ địa phương Calfornia, ngày thứ Sáu 24 tháng 9, người cháu con ông anh Cả của tôi ở Hà Nội gọi điện thoại báo tin: Bác Đặng Văn Việt mới qua đời.

 

Đặng Văn Việt có danh hiệu “Con Hùm Xám Đường số 4” do Thực dân Pháp đặt, vì  anh đã chỉ huy Trung Đoàn 174 (một trong ba Trung Đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội Việt Minh) đánh tan hai Binh Đoàn của Thực dân Pháp là Trung tá Marcel Lepage và Pierre Charton trên đường biên giới số 4. Năm 2000, những sĩ quan trong Binh đoàn Pháp mang quà sang Việt Nam mừng thọ 80 tuổi Con Hùm Xám vì sự đối xử văn minh theo quy ước Genève của Trung Đoàn trưởng Đặng Văn Việt.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/2-25.jpg

 

Anh Đặng Văn Việt là con trai bác ruột của tôi – Thượng thư Đặng Văn Hướng – người từng được Hồ Chí Minh mời làm Bộ trưởng Không Bộ (Ministre sans Portefeuille, tức là Quốc Vụ Khanh thời VNCH) trong chính phủ Liên Hiệp năm 1945. Đặng Văn Việt, sinh viên năm thứ 3 trường Y Khoa Hà Nội, rời trường sau khi Nhật đảo chánh Pháp, tham gia vào Trường Thanh Niên Tiền Tuyến (một loại trường Quân sự) do Luật sư Phan Anh, Bộ trưởng Thanh Niên trong chính phủ Trần Trọng Kim, thành lập. Hiệu trưởng của trường là Giáo sư Tạ Quang Bửu, người được mô tả là trí thức hàng đầu của Nghệ An, vì xuất sắc trong lĩnh vực khoa học, toán học, triết học, từng du học nhiều năm tại Pháp và tại Anh Quốc.

 

Dù hai anh em ở khác chiến tuyến, nhưng tôi rất yêu quý anh Việt, vì anh có bản chất hiền lành, thật thà đến độ ngây thơ, khiến đôi khi tôi phát cáu, lớn tiếng với anh mà anh không giận. Khi anh Việt sang thăm bà con ở Mỹ, tôi “dụ dỗ” anh ở lại, nhưng anh nhất định về, vì anh nói rằng đã là Cọp sinh ra ở đâu thì Cọp phải chết ở đó! Tiếc rằng dưới chế độ cộng sản, cọp đã bị đảng dũa hết móng vuốt!

 

Năm 2011, các con của ông anh cuối của tôi (Đặng Văn Châu) đem tro cốt của bố từ Pháp về chôn tại nghĩa trang dòng họ Đặng ở Nghệ An. Dù bị địch xem là “thành phần có nợ máu với nhân dân”, tôi vẫn quyết định trở về nước, vì tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi với ông anh đã thương yêu mình hết mực, thây kệ bản thân mình ra sao thì ra. Tôi đã bị hai Công An Văn Hóa giữ lại làm việc tại phi trường Nội Bài suốt 90 phút đồng hồ và vài ngày sau đó tại khách sạn hơn 4 giờ. Lúc bấy giờ anh Việt đã 91 tuổi, nhưng anh đến đón tôi đi chơi loanh quanh ở Hà Nội trên chiếc “scooter” cà tàng từ thời Bảo Đại còn trị vì, khiến cho tôi ngồi đàng sau cảm thấy bất an hơn cả khi lái máy bay vào đất địch.

 

Anh Việt thu xếp cho tôi có cuộc gặp gỡ với những đồng chí thuộc cấp của anh trước để trò chuyện. Những người này vốn con nhà tư sản nên đường binh nghiệp cũng lận đận giống anh Việt, cứ mang lon Trung tá Trung Đoàn trưởng Trung đoàn 174 lúc mới 27 tuổi cho tới chết, mặc dầu nổi tiếng là một thiên tài quân sự, đánh trận nào thắng trận nấy, được Thực dân Pháp nể phục, phong cho anh danh hiệu “Hùm Xám”,. Trong khi đó, Chu Huy Mân, gốc bần cố nông, thuộc cấp của anh Việt được thăng chức Đại tướng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung Ương!

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/1-99-696x928.jpg

Ông Đặng Văn Việt và sách Hùm Xám Đường số 4

 

Qua màn giới thiệu thằng em “giặc lái” của anh Việt, tôi nói lời mở đầu:

 

“Thưa quý anh,

 

Xin các anh cho phép tôi được nói lời thẳng thắn của một quân nhân Miền Nam quen thói bộc trực. Tôi rất thương xót cảnh ngộ của các anh, vì trót sinh ra trong gia đình tiểu tư sản, đã chiến đấu hết mình cho Tổ Quốc, nhưng bị cái “chủ nghĩa lý lịch” phân loại, nên không được trọng dụng. Tôi là phi công ở phía thua trận, chứ không phải thua cuộc.

 

Tháng 4 năm 1975 đảng cộng sản đã chiến thắng, nhưng toàn dân Việt Nam đã thua. Thua một cách đau đớn vì năm 1979 bị quân Trung cộng tràn sang dạy cho một bài học mà đảng cắn răng chịu đựng. Vẫn tiếp tục cam phận làm đàn em!

 

Nếu năm 1945, tôi đủ tuổi lính, có lẽ cũng tham gia Mặt trận Việt Minh như các anh. Có thể tôi đã vùi thây trên chiến trường hoặc may mắn còn sống sót thì cũng chịu chung thân phận như các anh ngày hôm nay. Năm lên 10 tuổi, nghe tin anh Việt đánh tan hai Binh Đoàn Pháp, tôi tự hào vì anh minh lập chiến công, đã tung nắm tay lên trời và miệng hoan hô “Hồ Chí Minh muôn năm”, nhưng sau đó hai năm tôi chứng kiến mấy ông du kích chém bay đầu một người phu xe kéo vì tội kéo xe cho Tây. Không bao lâu sau, tôi lại chứng kiến một cậu học trò trạc tuổi tôi đi qua làng, bị du kích nghi làm việc cho Pháp vì trên túi áo sơ-mi trắng có giắt hai cây bút nguyên tử màu xanh đỏ. Ba màu xanh trắng đỏ là biểu tượng cờ tam tài của Thực dân. Tra khảo mãi, cậu bé vẫn nói cháu không phải làm việc cho Tây. Thế là cậu bé bị du kích đánh chết.

 

Từ đó, tôi ghê tởm sự man rợ của Việt Minh. Dù chỉ là đứa con nít, tôi đã nghĩ nếu Việt Minh thắng Pháp thì đất nước mình sẽ tệ hại hơn bị Thực dân Pháp đô hộ. Quả nhiên, điều tôi nghĩ không sai! Thành phố Hà Nội hôm nay có nhiều nhà cao tầng hơn trước, nhưng người dân vẫn bị ức chế, trí thức không thể mở miệng thì giành độc lập để làm gì?

 

Lúc tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ, tôi có lần nói chuyện điện thoại với bác sĩ Nguyễn Khắc Viện – anh ruột của bà chị dâu tôi – ở Saigon. Tôi cảm thấy thương cho người dân Việt Nam vì hình như nước mình bị quỷ ám hay sao đó, mà người nào học càng cao, bằng cấp càng lớn thì càng ngu. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện bào chữa anh ngây thơ. Nhưng tôi quả quyết trí thức Việt Nam ngu, vì ở Miền Nam có tự do, đời sống vật chất đầy đủ, mà ủng hộ chiêu bài “Chống Mỹ Cứu Nước” là ngu, chứ không phải ngây thơ! Bằng cớ là khi cộng sản chiếm Miền Nam thì trí thức mới vỡ mặt, tìm đường vượt biển.

 

Hôm qua tôi nói chuyện với anh Đặng Văn Việt. Anh không hề biết Trần Dân Tiên, CB là bút hiệu của ông Hồ Chí Minh. Anh không hề biết Hồ Chí Minh ngồi chứng kiến cảnh đấu tố bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm, ân nhân của ông Hồ. Đảng cộng sản thi hành chính sách bưng bít, ngu dân thì tôi xin bảo đảm với các anh rằng nước Việt Nam ta trước sau gì cũng sẽ một lần nữa trở thành Giao Chỉ Quận của Trung cộng…”

 

Mấy đồng chí của anh Việt đều lắc đầu chán nản, khi nghe tôi nói một hơi dài. Họ thú nhận nhờ có sự “giao lưu” với tôi hôm nay mà họ mới biết một số chuyện chưa hề được nghe ai nói tới. Bây giờ họ sống bằng tiền hưu chết đói. Dù bất mãn chế độ, nhưng họ đều cam phận. Bởi vì lên tiếng phản kháng cũng chẳng đi đến đâu, mà còn bị mấy chú Công An tuổi đáng tuổi con mình làm khó dễ, bị mất sổ hưu như chơi.

 

Anh Việt khoe với tôi: “Anh làm được mấy chuyện hay lắm chú ạ! Anh đã gửi đơn lên Bộ Chính Trị, lên Ban Chấp Hành Trung Ương yêu cầu đảng thi hành ba việc:

 

Thứ nhất, yêu cầu đảng trả lại danh dự cho Bác (tức là Thượng thư Đặng văn Hướng, Bố của anh Việt).

 

Thứ hai, yêu cầu đảng phục hoạt Phong trào Hướng Đạo Sinh để đào tạo thanh niên.

 

Thứ ba, yêu cầu đảng nhìn nhận Sinh viên Trường Thanh Niên Tiền Tuyến có công Chống Pháp Giành Độc Lập”.

 

Tôi trả lời: “Em một lần nữa xin lỗi anh Việt nhé! Dù anh là một nhà quân sự đại tài, ngồi viết mấy cuốn Hồi Ký về lịch sử chiến tranh của dân Việt, nhưng anh vẫn ngây thơ một cách lạ lùng. Anh đòi đảng phục hồi danh dự cho Bác là đảng không thể nào làm được. Bởi vì đảng cộng sản là đảng ăn cắp, ăn cướp, làm gì có danh dự để trả lại cho Bác? Đảng đã có Đoàn Thanh Niên Cộng Sản thì đời nào đảng cho phép phục hoạt Phong Trào Hướng Đạo? Anh không thấy tôn giáo còn bị đảng quốc doanh, thì Hướng Đạo cũng quốc doanh nữa làm sao được?  Còn về Sinh viên Trường Thanh Niên Tiền Tuyến đều được đào tạo thời Chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật, đều là con nhà tư sản mà đảng nhìn nhận có công lao đánh Pháp, thì hóa ra đó là việc làm bỉ mặt những Tướng lãnh xuất thân bần cố nông hay sao?

 

Nghe tôi phản bác, anh Việt tỏ ra buồn rầu. Còn tôi thì cảm thấy thương ông anh mình sống với cộng sản gần hết đời, mà chẳng hiểu một chút gì về bản chất cộng sản. Sau mấy ngày ở Hà Nội, tôi theo mấy cháu về Nghệ An chôn tro cốt anh tôi tại nghĩa trang dòng họ Đặng và làm giỗ Đại Tôn ở Nhà Thờ Họ. Hai anh em ở chung phòng khách sạn ba ngày, tôi cãi anh Việt đủ cả ba ngày, vì anh vẫn ngây thơ như một chàng sinh viên mới bước chân vào đời, mặc dù anh hơn tôi 20 tuổi và có một quá khứ lẫy lừng.

 

Tôi hỏi Sinh nhật 80 tuổi của anh, đảng có tặng anh cái gì không? Anh lắc đầu bảo không! Tôi nói: “Anh thấy chưa? Dù bọn Thực dân bị anh đánh tả tơi, bây giờ có người mang lon Tướng, nhưng vẫn nhớ ngày sinh nhật của anh, họ mang quà từ Pháp sang Việt Nam mừng anh, trong khi đó đảng coi anh không ra gì. Vậy em nói thà trước kia anh đừng đánh Pháp giành độc lập thì Bác trai không bị đảng đấu tố cho tới chết, Bác gái không uống thuốc độc tự tử, vì quá kinh hãi cộng sản, có đúng không? Anh có biết thân sinh Giáo sư Trần Đức Thảo than thở với con ông điều gì không? “Giá như ngày xưa tôi cho anh học nghề thợ nề, thợ mộc thì ngày nay cái thân anh đỡ khổ, cái thân tôi đỡ khổ và cái dân tộc này đỡ khổ”. Đó là những lời ai oán của một cụ già tận tụy suốt đời nuôi con ăn học mà con lại góp phần vào sự khổ hạnh của dân tộc! Anh Việt thở dài: “Thôi! Anh hiểu rồi! Chú đừng nói nữa chỉ làm anh buồn thêm!”

 

Bây giờ người anh hùng năm xưa được Thực dân ngưỡng mộ, phong cho danh hiệu “CON HÙM XÁM ĐƯỜNG SỐ BỐN” đã về Trời ở tuổi 101. Em viết bài này để tưởng niệm một người anh thật thà, lương thiện, một anh hùng mạt vận vì chẳng may bị sinh vào dòng dõi danh gia vọng tộc, không thuộc thành phần bần cố nông, cạo mủ cao su ở đồn điền của Tây như Lê Đức Anh để được thăng quan tiến chức trong chế độ.

 

Em cầu chúc anh Việt mau siêu thoát. Em xin ghi lại vài dòng tiểu sử của anh để thế hệ sau hiểu cảnh ngộ trớ trêu của một người suốt đời mơ ước độc lập, tự do mà mộng không thành. Hy vọng đất nước thoát khỏi nô lệ Trung cộng rất mong manh.

 

                                                          ***

Sơ lược Tiểu sử: Đặng Văn Việt sinh năm 1920, người làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Gia đình ông có nhiều người nổi tiếng. Tổ tiên ông là danh tướng Đặng Tất, Đặng Dung thời Hậu Trần. Ông nội của ông là Đình nguyên Hoàng giáp Đặng Văn Thụy (khoa Giáp Thìn – 1904), từng làm Tế tửu Quốc tử Giám. Bà nội của ông là bà Cao Thị Bích, con gái của Đông các Đại học sĩ Cao Xuân Dục. Cha ông là Phó bảng Đặng Văn Hướng (khoa Kỷ Mùi 1919), Tham tri Bộ Hình triều đình nhà Nguyễn, Tổng đốc Nghệ An thuộc chính phủ Trần Trọng Kim. Từ năm 1947, ông Đặng văn Hướng là Quốc vụ khanh đặc trách công tác ở 3 tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh trong Chính phủ Hồ Chí Minh. Mẹ của ông là bà Hoàng Thị Hiến, con gái đầu của cụ Hoàng Đạo Phương. Cụ Phương là anh ruột học giả Hoàng Đạo Thúy, người Anh Cả của Hướng Đạo Sinh Việt Nam.

 

Hai người dì đều lấy những nhân vật nổi tiếng như bà Hoàng Thị Hảo lấy ông Trịnh Văn Bính (từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Tài chính) hay bà Hoàng Thị Minh lấy thương gia Trịnh Văn Bô, chủ ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội, nơi Hồ Chí Minh ngồi viết Tuyên ngôn Độc lập. Tài sản của ông bà Trịnh Văn Bô bị đảng cướp mất, đòi nhiều lần, nhưng đảng không chịu trả.




No comments:

Post a Comment

View My Stats