https://www.facebook.com/100059773306018/posts/250009003668208/
Từ ngày 10 tới ngày 12-9, Ủy viên Quốc vụ, Bộ
trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị thăm chính thức Việt Nam và dự phiên họp lần thứ
13 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương
Văn Bân nói chuyến đi của ông Vương Nghị sẽ nhấn mạnh hợp tác trong phòng chống
đại dịch COVID-19, triển khai sáng kiến "Vành đai, Con đường", và các
vấn đề chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực.
Nghĩ, người phương Bắc, họ Vương cũng lắm “nợ”
với đất Việt.
Năm 1076, nhà Tống đánh chiếm nước ta, các đạo
quân tiến đóng ở bắc ngạn sông Cầu. Đại quân ta đóng bờ nam sông Cầu. Không có
thuyền, chúng phải làm cầu phao ở khoảng bến đò Như Nguyệt. Tướng tiên phong của
giặc là Vương Tiến đem quân qua sông, lại sợ đại quân ta nhân có cầu phao sẽ tiến
qua bờ bắc nên vội cắt đứt cầu phao. Tự chúng thu quân về lại bờ bắc.
Năm 1427, trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Vương
Thông dâng thư xin hòa, tuy chưa được chiếu của vua Minh, Vương Thông vẫn cứ
theo ước rút quân về nước. Vua Lê trả luôn 2 vạn người đầu hàng và bị bắt. Các
tướng sĩ nhà Minh đến dinh Bồ Đề bái tạ. Nhiều người có người thân bị quân Minh
giết hại đã kéo lại xin được trả thù. Lê Lợi dụ rằng: “Phục thù báo oán là thường
tình của mọi người, mà không thích giết người là bản tâm của người nhân giả. Thỏa
mối giận một buổi để mang tiếng giết kẻ hàng đến muôn đời, chi bằng để sống ức
vạn người để dứt mối chiến tranh cho đời sau, sử xanh ghi chép, há chẳng lớn
sao”.
Nay lại họ Vương sang. Thôi thì chắc cũng đôi
ba dòng nghị sự, chạy mấy mẫu tin vắn ngoại giao. Hẳn sẽ là “củng cố lòng tin”,
“hợp tác song phương” trên… tivi là chính.
Còn muôn dân bá tánh, nếu không bị dịch bệnh
thì cũng chẳng mấy ai mong chờ, cũng không thèm nghi ngờ. Nó đã hiện hình như bản
chất truyền thừa.
Mới đây thôi, đầu tháng 9, Việt Nam buộc phải
lên tiếng, như cả triệu lần phản bác, cái gọi là Luật an toàn giao thông hàng hải,
triển khai bổ sung các quy định, trong đó có những yêu cầu nhằm kiểm soát hoạt
động của tàu nước ngoài đi vào cái mà Bắc Kinh gọi là "vùng lãnh hải của
Trung Quốc".
“Là quốc gia đơn phương tuyên bố chủ quyền
trên hầu hết Biển Đông, các động thái "làm luật" của Trung Quốc thu
hút sự chú ý của giới quan sát quốc tế. Và tương tự các quy định khác, ví dụ Luật
hải cảnh gần đây, luật của Trung Quốc tạo ra cảm giác mơ hồ”. (theo Tuổi trẻ).
Vậy bàn làm gì để đạt cho được “sự ổn định khu
vực” khi thực tế cứ ngang nhiên, bất chấp, vô thiên vô pháp? Sáng kiến “vành
đai con đường” là “nhất đới, nhất lộ” cho tham vọng bành trướng của một đại quốc,
là “di sản chính trị” Tập Cận Bình với cuộc đào thoát khỏi câu thần chú “thao
quang dưỡng hối” của Đặng Tiểu Bình.
Năm 2013, tân ngoại trưởng Vương Nghị đã tuyên
bố chính sách đối ngoại của Trung Quốc sẽ chuyển sự tập trung sang sân sau của
Trung Quốc. Nên nhớ, phát biểu này của ông ta chỉ đi sau bài diễn thuyết của
ông Tập có tiêu đề “Hãy ý thức về cộng đồng với vận mệnh chung bắt rễ sâu xa ở
các quốc gia láng giềng”.
Bản vẽ nhất đới nhất lộ đã hoàn thành và có những
bước đi khởi đầu. Chỉ có điều, ngay cả khi nhà ngoại giao cao cấp nhất của
Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì đã từng đảm bảo rằng sáng kiến này “không hề là
công cụ địa chính trị cho bất kỳ quốc gia nào” thì “Sau nhiều trở ngại về ngoại
giao khắp thế giới, đặc biệt là với châu Phi, Bắc Kinh ý thức trong đau khổ rằng
họ không được thế giới tin cậy” (Tom Miller - Giấc mộng châu Á của Trung Quốc).
Thế giới không tin cậy Trung Quốc. Việt Nam là
một phần của thế giới, lại là quốc gia láng giềng, trải cả ngàn năm bị đô hộ,
lòng tin với phương Bắc là thứ không hề hiện hữu.
P/s: Cách đây khoảng 3 năm,
tôi có đến Bắc Kinh, ghé thăm quần thể di tích Thiên An Môn. Chúng thật vĩ đại.
Hình chủ tịch Mao thật to. Nhưng ghê nhất là khu vực nhà vệ sinh, tháo chạy khỏi
cả mấy trăm mét mà vẫn nặc nồng mùi khai!
No comments:
Post a Comment