NỘI
DUNG :
.
Trương Huy San
.
Nguyễn Đình Bin
.
CHUYỆN VỀ NHỮNG
CÔNG NHÂN ĐẶC BIỆT
Lê Anh Đủ
.
Tô
bún bò giá 40.000 đồng, phí ship 50.000 đồng, sao ăn?
Tuổi Trẻ Online
.
=========================================
.
.
https://www.facebook.com/Osinhuyduc/posts/4204357092932773
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, có lẽ là người nắm vững
tình hình dịch bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Phát biểu này của ông trung hợp với
tuyên bố của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi Thủ tướng vào kiểm tra tình hình dịch
bệnh ở Sài Gòn và các tỉnh giáp ranh. “Không thể nào loại bỏ con covid ra khỏi
đời sống mà phải sẵn sàng để sống chung với nó”.
Đã "sống chung với covid" thì phải
chuyển hướng chiến lược, không thể "truy vết, phong tỏa, bóc tách"
như trước nữa.
Trên thực tế, số ca nhiễm F0 ở Sài Gòn bây giờ
không còn ý nghĩa gì về dịch tễ. Thế nhưng, Bộ Y tế vẫn ép Thành phố bằng văn bản,
trên tinh thần “truy vết”. Bộ bắt Thành phố phải xét nghiệm mẫu đơn đủ 3 vòng.
Trong khi, Thành phố, cho dù có dốc sức tối đa để xét nghiệm 400 nghìn mẫu một
ngày, thì cũng phải 25 ngày mới xong một vòng. Các hướng dẫn của WHO đều cho rằng
không cần làm thế.
Chi phí xét nghiệm một vòng như vậy ở Sài Gòn
phải mất hàng nghìn tỷ. Giá một bộ xét nghiệm do Bộ cung cấp vào khoảng 200
nghìn đồng, một số doanh nghiệp ở Bình Dương có thể mua được với giá 70 nghìn đồng.
Hà Nội vừa qua xét nghiệm hơn 3 triệu người để
tìm thấy 19 F0. Nếu nguồn lực đó của ngành y tế được tập trung cho vaccine, thì
cả Hà Nội và Sài Gòn sẽ không mất sức nhiều như thế.
Báo chí vừa qua khi nhắc đến những câu chuyện
thành công chống dịch ở Quận 6, Quận 7, TP HCM… đều nhấn mạnh ý “xé rào”. Bác
sĩ Nguyễn Lân Hiếu tổ chức điều trị ở Bình Dương giảm số tử vong rất nhiều so với
các bệnh viện dã chiến ở TP HCM cũng nhờ không theo hướng dẫn của Bộ một cách
công thức.
Cho dù với mục đích gì thì trong chống dịch, Bộ
Y tế không bao giờ nên là rào cản.
Phó thủ tướng: TP.HCM không thể Zero Covid, phải sẵn sàng sống
chung
Dịch Covid-19 bùng phát: "Chúng ta phải sẵn sàng tinh thần sống
chung với con Covid. TP.HCM, Bình Dương... không thể Zero Covid", Phó thủ
tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
.
====================================================
.
.
https://www.facebook.com/dinh.nguyen.94009841/posts/4502715443124086
( Đọc tin này, một câu hỏi xuất hiện trong đầu
tôi, xin trân trọng đề nghị các cao nhân luật gia lý giải giúp: Người có quyền cao nhất đã quyết định thực hiện việc này,
rõ ràng là không cần thiết, nhưng đã gây thiệt vô cùng lớn cả về tiền bạc và
nhân lực, có phải chịu trách nhiệm gì không trước pháp luật?- NĐB )
Hà Nội vừa thông báo đến 14/9 đã phát hiện được
19 ca F0 từ cộng đồng qua xét nghiệm sàng lọc từ 3.128.380 mẫu, trong số
2.311.514 mẫu XN RT-PCR và 816.866 mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Tính sơ bài toán hs cấp 1:
Chi phí Test RT-PCR (lấy mẫu 100.000đ/mẫu, XN 634.000/mẫu
gộp )
(tạm tính mẫu gộp là 10).
2.311.514 * 100.000 = 231.154.400.000 đ.
2.311.514*634.000/10= 146.549.987.600 đ.
Chi phí Test nhanh (238.000đ/mẫu)
816.866 * 238.000 = 194.414.108.000 đ.
(Đơn giá lấy theo qui định của BYT tại CV số
4356/BYT-KHTC ngày 28/5/2021)
Tổng chi phí cả 2 pp: 572.115.495.000 đ.
Phát hiện được 19 F0.
Chi phí để phát hiện 1 F0 là:
572.115.495.000 /19 ca = 30.111.341.874 /ca.
Vậy chi phí
để HN bắt 1 F0 là 30,13 tỉ vnđ.
Chưa tính chi phí các nguồn lực khác của của cả
XH phuc vụ cho việc tổ chức xét nghiệm và cả thiệt hại kinh tế do giãn cách XH
trong thời gian này.
HN mất gần 600 tỉ để bắt được 19 con F0, chiến
lược ZERO F0 có hợp lí không?
P/s: Hiệu chỉnh lại theo chi
phí mẫu gộp PCR (10 mẫu gộp).
.
============================================
.
.
CHUYỆN VỀ NHỮNG
CÔNG NHÂN ĐẶC BIỆT
https://www.facebook.com/leanhdudu/posts/4818497984828881
Đây là những công nhân đặc biệt, bước ra từ một
nhà máy đặc biệt, đó là Nhà máy đốt rác Covid đặt tại Bãi rác Đông Thạnh - Hóc
Môn. Bãi rác Đông Thạnh nổi tiếng một thời, đã đóng cửa từ lâu nhưng nhà máy
thì được mở ra, thường ngày chuyên đốt rác y tế, giờ thêm nhiệm vụ mới.
Chiều 14/9, Vòng Tay Việt - Sài Gòn đã nối một
vòng tay mới, là đến tặng quà, tri ân các anh chị em công nhân vệ sinh thuộc
Công ty Môi trường đô thị TP.HCM đang làm việc tại Trung tâm trung chuyển rác
Gia Định, Nhà máy đốt rác Covid, Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa... các đội vệ
sinh đường phố Tân Phú, Bình Tân.
Bao tháng qua, ai giãn cách thì giãn, riêng
anh em công nhân lĩnh vực này phải liên tục ngày đêm, tăng ca đôn kíp với những
vòng xe không nghỉ, với những nhà máy mở cửa ngày đêm, chạy hết công suất...
Đứng trước cửa Nhà máy đốt rác Covid, Trương
Văn Tiến cho biết đã phải gửi vợ con về quê Miền Tây để bớt nỗi lo lây nhiễm từ
anh khi hằng ngày phải làm việc trong môi trường vi rút. Anh cùng phần lớn đồng
đội ở đây "cắm trại" tại chỗ như một hình thức tự cách ly để bảo vệ
gia đình. Họ phân công nhau lo cơm nước theo kiểu có gì ăn nấy. Hết giờ nghỉ
thì lao vào công việc để không có "hàng tồn". Khi chưa có dịch, nhà
máy chỉ cần 1 đội vận chuyển, lúc dịch bùng, công ty phải tăng cường 4 đội. Mỗi
ngày 5 đội gom rác từ các Trung tâm cách ly, Bệnh viện Covid... chuyển về đây
khoảng 35 tấn (chưa kể 7 tấn chuyển về Bình Hưng Hòa). Rồi việc gì đến cũng đến,
anh em lần lượt bị F0, tổng cộng 58 người. Vì công việc khá đặc thù, nên ai
dương tính thì đi cách ly, người còn lại chia nhau xử lý, người nào vừa
"âm lại" lập tức quay về xưởng làm...
Tuy nhiên, không phải ai hết dương đều trở lại
âm. Tại Công ty Môi trường đô thị đã có người ra đi mãi mãi. Đó là trường hợp
anh Nguyễn Phước Vân, sinh năm 1976, tăng cường cho bộ phận thu gom rác Covid
khi dịch bùng phát. Như nhiều nạn nhân Covid khác, anh đã vội vã ra đi trong cô
độc rồi lặng lẽ trở về trong tro cốt. Hai đứa con anh, một sinh năm 2004, một
sinh năm 2019 bỗng chốc trở thành trẻ mồ côi cha. Cả ba mẹ con đều mắc Covid,
khi từ bệnh viện dã chiến trở về thì vĩnh viễn không còn thấy anh - trụ cột của
gia đình. Ba mẹ con chưa biết phải sống sao đây trong những ngày sắp tới...
Lúc này, tôi thầm ước có nguồn quỹ nào đó có
thể hỗ trợ phần nào cho những em bỗng dưng mồ côi trong đại dịch!
Hình :
https://www.facebook.com/photo/?fbid=4818497671495579&set=pcb.4818497984828881
https://www.facebook.com/photo/?fbid=4818497768162236&set=pcb.4818497984828881
https://www.facebook.com/photo/?fbid=4818497898162223&set=pcb.4818497984828881
.
============================================
.
.
Tô
bún bò giá 40.000 đồng, phí ship 50.000 đồng, sao ăn?
Tuổi
Trẻ Online
15/09/2021 14:41 GMT+7
https://tuoitre.vn/to-bun-bo-gia-40-000-dong-phi-ship-50-000-dong-sao-an-20210915141121234.htm
TTO - Muốn ăn bún bò, hủ tiếu, hay uống cà phê, trà
sữa..., nhiều người dân ở TP.HCM phải đứng trước hai lựa chọn: một là chấp nhận
trả tiền cao gấp đôi bình thường, hai là nhịn.
·
Cho bán mang đi
nhưng chủ quán chưa dám 'mạo hiểm thêm'
·
TP.HCM: Shipper sẽ
được chạy liên quận từ ngày 16-9
·
Hậu trường siêu thị ở TP.HCM từ
4h sáng
Hình : Nhiều người dân phản ảnh gặp trường hợp giá phí ship cao hơn cả tiền mua
bún bò. Ảnh minh họa chụp trước khi TP.HCM tạm ngưng hoạt động bán tại chỗ - Ảnh:
B.MAI
Hơn một tuần kể từ ngày 7-9 UBND TP.HCM cho cửa
hàng ăn uống được bán mang về, đến hôm nay 15-9, để mua được món ăn yêu thích,
nhiều khách hàng vẫn phải trải qua quá trình tìm kiếm gian nan hơn trước.
Mấy tháng nay chưa được ăn bún bò, chị Trần
Thanh Thùy (Q.Bình Thạnh) mở một ứng dụng để đặt mua, thấy một quán cách
nhà 800m thông báo đang có khuyến mãi, chị Thùy bấm vào xem thực đơn cụ thể thì
tất cả danh mục của quán bao gồm các món bún bò đặc biệt, bún bò giò heo, bún
bò sườn bò... đều "không khả dụng".
Chuyển sang tìm một tiệm bún bò khác cách nhà
1,6km, chị Thùy tiếp tục bị thất vọng khi thực đơn không có bún bò mà chỉ toàn
rau củ.
Lên nhóm ăn vặt trên Facebook tìm, chị Thùy thấy
có người thông báo mở bán bún bò giá 40.000 đồng/tô, nhận giao trong quận.
Chưa kịp mừng thì: "Nghĩ sao tô bún
bò 40.000 đồng, mà khác phường, tiền ship tới 50.000, thôi nhịn cho rồi",
chị Thùy than.
Theo chỉ dẫn của chị Thùy, chúng tôi liên hệ
thì người bán bún bò giải thích thêm: "Phải có giấy đi đường, giờ khó lắm,
người ta phải chạy lòng vòng, không đi thẳng một vèo".
Để giảm chi phí cho khách, người bán có thể cử
người nhà đi giao "chui" trong khả năng: "Thí dụ trong phường của
em, người nhà em còn cho đi được, chứ khác phường không đi được". Phí ship
chỉ 10.000 đồng, rẻ hơn đặt trên ứng dụng.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online,
hiện nay nhiều quán ăn khác cũng đã hoạt động trở lại, nhưng phí giao hàng tăng
cao nên khách hàng vẫn chưa nhiều.
"Ly cà phê 21.000 đồng, tiền ship 28.000,
hỏi sao dám mua?", anh Nguyễn Minh Sang (Q.Bình Thạnh) nói và cho biết vì ở
một mình nên không thể đặt mua nhiều hơn.
Trong khi đó, để giảm tiền phí giao hàng, một
số gia đình đông người chọn cách mua một lần vài trăm ngàn trở lên.
Sau một tuần được bán mang về, nhưng đến nay
nhiều quán ăn trên ứng dụng giao hàng vẫn chưa trở lại nghề chính.
"Thèm cà phê, mở ứng dụng coi thử có quán
nào bán không, thấy quán cà phê gần nhà nên định đặt, ai ngờ nhấn vô không thấy
cà phê mà chỉ toàn hình… gân bò, nạm bò…", chị Yến Bình (Q.Phú Nhuận) chia
sẻ.
***
Từ ngày 16-9 đến
30-9, shipper được chạy liên quận
Trước đó, trong chương trình livestream
"Dân hỏi - Thành phố trả lời" diễn ra vào tối 13-9, ông Lê Hòa Bình,
phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết từ ngày 16-9 đến 30-9 sẽ cho phép các
shipper được chạy liên quận.
Điều này được kỳ vọng sẽ giúp tài xế di
chuyển linh hoạt, nhận được nhiều đơn hàng. Khách hàng cũng thuận tiện hơn
trong đặt món, gỡ khó phần nào cho các chủ quán.
------------
Sau
1 tuần cho bán mang đi, hàng quán vẫn thưa thớt
TTO - Dù giá nguyên liệu nhập vào tăng cao so
với trước, nhưng nhiều cửa hàng ăn uống ở TP.HCM vẫn ráng bán giá cũ, kiếm được
đồng nào mừng
BÔNG MAI
No comments:
Post a Comment