https://www.facebook.com/longtrinh.vietnam/posts/10220902767863559
Một văn bản được cho là Kết luận Điều tra vụ
Báo Sạch cho rằng nhóm này đã nhận vài tỷ đồng từ các doanh nghiệp để làm truyền
thông. Một số báo nhà nước cũng loan tin tương tự. Tôi không rõ những thông tin
này chính xác tới đâu. Tuy vậy, cứ cho là thông tin này đúng sự thật thì có mấy
điều đáng lưu ý:
1. Chuyện nhận tiền doanh nghiệp để làm truyền thông là một phần hoàn toàn
không liên quan tới vụ án, không được coi là chứng cứ để đưa ra cáo buộc gì,
nhưng lại được đưa vào Kết luận Điều tra. Vì sao cơ quan điều tra lại làm việc
đó? Tôi cho là để gây ấn tượng xấu trong công chúng về Báo Sạch, dọn đường dư
luận cho việc kết án họ.
Nếu nhận tiền doanh nghiệp để làm truyền thông
là phạm pháp thì nhẽ ra Kết luận Điều tra phải nói rõ đó là doanh nghiệp nào và
phải khởi tố các doanh nghiệp đó cùng với nhóm Báo Sạch.
2. Nhận tiền doanh nghiệp để làm truyền thông (nói xấu, nói tốt, gỡ bài)
không thể bị coi là hành vi phạm pháp. Nó chỉ phạm pháp trong một số trường hợp
rất hạn hữu, ví dụ đưa tin sai trong thời kỳ dịch bệnh hoặc dùng ngân sách nhà
nước để làm truyền thông cho một đảng phái (ai nhột tự biết).
Còn trong hoàn cảnh bình thường, chuyện này là
chuyện hoàn toàn bình thường và nằm trong phạm vi tự do ngôn luận. Các công ty
truyền thông ở ta lẫn Tây xưa nay vẫn làm việc này, không sao. Ta hãy làm quen
với chuyện này như một chuyện hoàn toàn bình thường trong một xã hội bình thường.
***
Nói thêm về Báo Sạch:
- Tôi quen biết với vài thành viên của nhóm,
và luôn đặc biệt trân trọng một số việc làm của họ, trong đó có việc thu thập
tài liệu và đưa tin về vụ án Hồ Duy Hải. Có thể nói, hiểu biết của công chúng về
vụ của Hải đã tiến thêm đến chục bước nhờ Báo Sạch. Tôi sẽ mãi biết ơn họ vì đã
làm việc này.
- Chuyện Báo Sạch làm truyền thông cho doanh
nghiệp nhưng lại tự nhận là làm báo là sai. Báo chí có quy chuẩn nghề nghiệp của
nó. Không thể nhận tiền để viết về một cá nhân, tổ chức nhưng lại không minh bạch
với độc giả. Trong trường hợp tối thiểu là phải nói rõ đây là bài được trả tiền
(sponsored content), nhưng thông thường báo chí sẽ từ chối những hợp đồng này.
Còn nếu Báo Sạch chỉ nhận là một công ty truyền thông thì không ai nói gì, họ
muốn nhận tiền của ai để viết gì là việc của họ.
- Sau cùng, kết án, bỏ tù các thành viên Báo Sạch chắc chắn là hoàn
toàn sai, hoàn toàn vi phạm quyền tự do ngôn luận vốn đã được ghi rõ trong Hiến
pháp. Đây là khía cạnh lớn nhất của vụ Báo Sạch, là chuyện đáng được
nói đến và đáng lên án hơn cả.
Ghét hay thích Báo Sạch, cứ việc.
Nhưng hãy đồng thanh lên án chuyện chính quyền truy tố, bỏ tù họ. Quyền ngôn luận
của Báo Sạch cũng chính là quyền ngôn luận của mỗi người trong chúng ta.
.
---------------------------
.
.
Cần Thơ truy tố các thành
viên Báo Sạch vì ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’
09/09/2021
https://gdb.voanews.com/95f5ea6d-54b9-457b-9c81-d8b662bea6c3_cx0_cy10_cw0_w650_r1_s.jpg
Ông Trương Châu Hữu
Danh đấu tranh chống sự vô lý của một số trạm thu phí đường bộ, 15/1/2019.
Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Thới Lai, thành
phố Cần Thơ, hôm 9/9 ra cáo trạng truy tố ông Trương Châu Hữu Danh và 4 thành
viên khác của nhóm Báo Sạch về tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm
phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, căn cứ
vào một điều trong Bộ luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam.
Báo chí trong nước cho biết những người bị
truy tố gồm các ông Trương Châu Hữu Danh, 39 tuổi, người Long An; Nguyễn
Phước Trung Bảo, 39 tuổi, người Đà Nẵng; Đoàn Kiên Giang, 36 tuổi,
người thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thanh Nhã, 41 tuổi, người Tp.HCM, và
Lê Thế Thắng, 39 tuổi, người Hà Nội.
Cáo trạng được báo chí nhà nước dẫn lại nói rằng
5 bị can nêu trên dùng các tài khoản Facebook cá nhân, Fanpage có tên “Báo Sạch”
và một số trang khác trên mạng xã hội để đăng nhiều bài viết, hình ảnh, video bị
nhà chức trách quy là “chưa được kiểm chứng, không đúng sự thật, tiêu cực, một
chiều…”
Theo cáo trạng, việc làm của nhóm là hành vi
“lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí”, và các thông tin, bài đăng
của nhóm “làm cho người đọc hiểu nhầm, hiểu sai sự thật, tạo điều kiện cho các
phần tử lợi dụng bình luận tiêu cực, kích động, chống phá đường lối, chủ trương
của đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước”.
Nhà chức trách xác định rằng hai ông Danh và Bảo
giữ vai trò quản trị viên các trang; 3 người còn lại - các ông Nhã, Giang và Thắng
- là biên tập viên. Ông Danh bị bắt giữ cuối năm ngoái; hơn 4 tháng sau, 3
thành viên Báo Sạch tiếp tục bị tạm giam trong khi ông Thắng được tại ngoại.
Như
VOA đã đưa tin, nhóm Báo sạch được thành lập năm 2019 và nhanh chóng gây nhiều
tiếng vang, đạt được lượng theo dõi khổng lồ do họ đăng nhiều tin, bài về các
sai phạm của các quan chức tham nhũng cũng như của một số doanh nghiệp ở Việt
Nam.
Không
ít độc giả của Báo Sạch nhận xét rằng nhóm có những bài viết rất thẳng thắn và
có những bằng chứng rất xác thực.
Trả lời phỏng vấn của VOA chỉ một ngày trước
khi bị bắt hồi tháng 12/2020, ông Danh nói rằng ông thường viết về các sai phạm
cụ thể của các quan chức địa phương và “không liên quan đến chế độ” hay “thể chế”,
vì vậy, ở thời điểm đó, ông không tiên liệu rằng mình sẽ bị bắt giam. Ông Danh
thậm chí còn cho rằng việc làm của cá nhân ông và của nhóm “nên được khuyến
khích”.
Ngược lại, dưới góc nhìn của nhà chức trách,
như được nêu trong cáo trạng, việc làm của ông Danh và nhóm Báo Sạch bị quy là
“làm ảnh hưởng đến vai trò quản lý nhà nước tại các địa phương; gây hoang mang,
nghi ngờ, làm mất ổn định lòng tin trong nhân dân đối với nhà nước, chính quyền
các cấp; gây mâu thuẫn, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; gây mất ổn định về
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…”
Hôm 26/4 năm nay, ít ngày sau khi gần như toàn
bộ các thành viên nhóm Báo Sạch bị nhà chức trách Việt Nam bắt tạm giam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ
Ned Price ra thông cáo nói rằng “Việc bắt giữ 4 nhà báo này là những vụ bắt giữ mới nhất
trong một xu hướng đáng lo ngại về việc giam giữ và kết án các công dân Việt
Nam thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận đã được ghi trong hiến
pháp Việt Nam”.
Vẫn người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi giới chức Việt nam “trả tự do cho tất cả những
ai đang bị giam giữ bất công và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam được bày tỏ
quan điểm một cách tự do mà không sợ bị trả thù”.
Mỹ cũng đề nghị chính phủ Việt Nam đảm bảo rằng
hành động của họ phải phù hợp với những điều khoản về nhân quyền trong hiến
pháp của chính Việt Nam cũng như phù hợp với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế,
ông Ned Price nói.
Ở thời điểm các thành viên Báo Sạch bị bắt, Uỷ
ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF)
cũng đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức
cho những người đó và thúc giục bãi bỏ mọi cáo buộc đối với họ.
------------------------------------------------------------------
LIÊN QUAN
Nhóm
Báo sạch bị bắt: Giấc mơ 'báo chí tự do' tan vỡ?
Các
tổ chức quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do ‘ngay lập tức’ cho nhóm Báo sạch
Nhóm
Báo Sạch đối diện thêm cáo buộc ‘tiết lộ bí mật nhà nước’
Báo
cáo VNHR: Việt Nam đang giam giữ gần 300 tù nhân lương tâm
Nhân
quyền Việt Nam: 3 tháng, ít nhất 30 người bị bắt và xử án
No comments:
Post a Comment