Bí
mật cuộc đời của Nguyễn Tất Trung, con trai ông Hồ Chí Minh
Nông
Văn Tiềm
13/09/2021
https://baotiengdan.com/2021/09/13/bi-mat-cuoc-doi-cua-nguyen-tat-trung-con-trai-ong-ho-chi-minh/
Dưới chế độ cộng sản, những chuyện thâm cung
bí sử của đảng và đời tư của các lãnh tụ luôn là đề tài cấm kỵ đối với dân
chúng. Nhưng càng cấm đoán, người ta càng đi tìm sự thật. Chuyện về những người
đàn bà đi qua cuộc đời ông Hồ Chí Minh là một ví dụ. Dù xảy ra đã lâu, nhưng
người đời vẫn luôn bàn tán, cất công đi tìm sự thật, bởi họ không tin hình ảnh
“cha già dân tộc” của ông Hồ, do đảng CSVN nặn ra.
Tháng 6/2004, trên giường bệnh, ông Vũ Kỳ
(1921-2005), từng là thư ký riêng của ông Hồ gần một phần tư thế kỷ, từ năm
1945 cho đến khi ông Hồ qua đời năm 1969, đã kể với bà Nguyễn Thị Tình, giám
đốc Bảo tàng HCM về chuyện “kén vợ” của ông Hồ. Tính bà Tình cẩn trọng, nên đã
cho ghi âm lại lời ông Vũ Kỳ và gởi lên cấp trên. Nội dung lọt ra ngoài, trong
đó có các chi tiết đáng chú ý.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/1-35.jpg
Ông Vũ Kỳ và ông Hồ.
Ảnh chụp tháng 9/1960. Nguồn: Ban Dân vận
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/1-34.jpg
Báo cáo của bà Tình, giám đốc Bảo tàng HCM, gửi bộ
trưởng Phạm Quang Nghị
Trong băng ghi âm, ông Vũ Kỳ cũng cho biết hai
vấn đề chính: Một là cả ba đảng cộng sản VN, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên cùng
tìm vợ cho ông Hồ. Hai là tiêu chí chọn vợ của ông Hồ là gái trẻ, đẹp, có học vấn,
đạo đức tốt và ông muốn gặp trực tiếp, chứ không đồng ý xem qua ảnh. Vì vậy mới có ít nhất hai cô gái
tuổi đôi mươi trong số nhiều cô gái được “tiến cung” đã để lại… dấu vết, trong
đó có một cô “dính bầu” và sinh ra một đứa bé vô thừa nhận, về sau trở thành
con nuôi của ông Vũ Kỳ. Vậy cô gái đó là ai?
Xâu chuỗi nhiều thông tin từ các nguồn tư liệu,
từ các nhân chứng, sự thật câu chuyện dần dần lộ ra ánh sáng mà nhiều người đã
biết, nhưng câu chuyện vẫn chưa thật đầy đủ. Trong bài viết này, chúng tôi xin
cung cấp thêm một số thông tin để người dân có đầy đủ những mảnh ghép hiện đang
thiếu.
***
Bà Nông Thị
Xuân sinh năm 1932, dân tộc Tày, quê làng Hà Mạ,
xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Năm 1954, bà Xuân làm công tác y tá
trong một đơn vị quân nhu. Cuối năm 1954, Việt Minh tiếp quản thủ đô; Trung
ương đảng cũng chuyển từ Việt Bắc về Hà Nội. Dinh Toàn quyền Pháp ở Đông Dương
toạ lạc tại Hà Nội, được lấy làm Phủ Chủ tịch; ông Hồ Chí Minh sống và làm việc
ở đó trong thời gian này.
Lúc bấy giờ, ông Trần Đăng Ninh là Uỷ viên
Trung ương đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần đã gặp và thuyết phục bà Xuân về Hà
Nội, giao trách nhiệm “phục vụ Bác Hồ”. Một thời gian sau, bà Xuân có thai, sinh một cậu con trai
vào tháng 3/1956, được đặt tên Nguyễn Tất Trung.
Thiên hạ thời đó quả quyết rằng, cậu bé đó
chính là con trai ông Hồ, nhưng ông Vũ Kỳ phủ nhận, bảo rằng “không phải con
Bác Hồ” mà là do “cánh cảnh vệ tấn công”, để lại hậu quả. Tuy nhiên, mọi người
dễ dàng nhận ra lời nói dối của ông Vũ Kỳ, theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị và
của cả ông Hồ, lúc bà Nông Thị Xuân mang thai rồi sinh con. Bởi không có cậu cảnh
vệ nào điên đến mức dám tấn công “bóng hồng” của ông Hồ ngay trong Phủ Chủ tịch,
để đón nhận bản án… tử hình chờ sẵn.
Có lẽ vì “hào quang” hư ảo, vì thể diện của cấp
cao Cộng sản hoặc Trung ương đảng muốn giữ “thanh danh” cho lãnh tụ, mà số phận bà Nông Thị Xuân kết
thúc một cách thảm khốc và kinh hoàng vào ngày 12/2/1957. Hai cô gái
vô tội ở cùng bà Xuân là cô Vàng (em ruột) và cô Nguyệt (em họ) cũng đã bị giết
chết một cách dã man, tàn bạo sau đó không lâu.
Cậu chuyện về cái chết của những cô gái này,
xin không kể ra đây. Chúng tôi chỉ muốn kể tiếp câu chuyện về thân phận của một
đứa trẻ và cuộc đời của một con người, dù có cha nhưng không được phép nhận, bị
bắt buộc phải hy sinh quyền được làm con, để người ta biến cha của mình trở
thành “cha già dân tộc”.
Thời điểm bà Nông Thị Xuân phục vụ trong Phủ
Chủ tịch, còn có nhiều cô gái trẻ cùng làm việc trong đó. Một người bạn rất
thân với bà Xuân là bà Đặng Thị Ngọc Lan (1932-2020) quê ở Phú Trinh,
Phan Thiết (nay là tỉnh Bình Thuận). Bà Lan đi theo Việt Minh làm y tá, tập kết
ra Bắc năm 1954, cũng được đưa về “chăm sóc sức khoẻ” cho ông Hồ ở Phủ chủ tịch.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/1-36.jpg
Chân dung ba nữ y
tá “phục vụ ông Hồ”. Từ trái sang: Đặng Thị Ngọc Lan, Nông Thị Xuân và Trần
Thị Hiền
Sau khi bà Xuân bị giết hại, cậu bé Nguyễn Tất
Trung được giao cho bà Ngọc Lan nuôi nấng hơn một năm, rồi mới chuyển cho vợ chồng
tướng Chu Văn Tấn (1910-1984), lúc đó là Uỷ viên Trung ương Đảng, Tư lệnh kiêm
Bí thư quân khu Việt Bắc, nuôi. Nguyễn Tất Trung được tướng Tấn đặt tên Chu Văn Trung. Trong
ký ức sơ khai và mãi đến sau này, Nguyễn Tất Trung luôn cho rằng, đó là những
tháng ngày êm đềm và hạnh phúc nhất trong đời.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/1-37.jpg
Nguyễn Tất Trung (cậu
con trai nhỏ) hạnh phúc trong gia đình tướng Chu Văn Tấn. Nguồn riêng của tác
giả
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/2-14-1024x574.jpg
Cuối năm 1962, khi Nguyễn Tất Trung hơn 6 tuổi,
lo sợ tung tích Trung bị lộ, trong lúc có quá nhiều đồn đoán về thân thế đứa
con nuôi của tướng Chu Văn Tấn lan ra ở Việt Bắc, các lãnh đạo cấp cao lại tách
Trung ra khỏi gia đình tướng Tấn, để đưa vào trung tâm trẻ mồ côi, thuộc Hội Phụ
nữ Cứu quốc. Đó là chuỗi ngày cô đơn, vô gia đình, trôi nổi thê lương đối với một
cậu bé lên sáu như Trung.
Mấy
năm sau, người ta lại đưa Trung ra khỏi trung tâm trẻ mồ côi, giao cho ông Vũ Kỳ
nuôi, lập khai sinh mới, lùi năm sinh hai năm. Từ đó, Trung theo họ ông Vũ Kỳ,
mang họ tên mới là Vũ Trung, sinh năm 1954.
Tuổi thơ dữ dội, đớn đau và buồn tủi mà Trung
đã trải qua, giúp Vũ Trung lờ mờ nhận ra rằng, mình chỉ là đứa con vô thừa nhận,
dù có cha còn sống, nhưng cha con không được phép nhận nhau.
Năm 1968, khi 12 tuổi (tuổi thật), Vũ Trung được
vào học lớp B6, khoá 8, Trường Văn hoá Quân đội Nguyễn Văn Trỗi, còn gọi là Trường
Thiếu sinh quân Trỗi . Học dở dang, Vũ Trung được động viên vào “chảo lửa” miền
Nam, in dấu chân trên nhiều chiến trường.
Mùa hè năm 1972, mới hơn 16 tuổi, Vũ Trung
cũng đã có mặt để đánh nhau với quân lực VNCH ở Thành cổ Quảng Trị. Mặc dù may
mắn sống sót trở về, nhưng đoạn đường phía trước vẫn đầy ghềnh thác, chứ không
trải hoa hồng cho con trai của một lãnh tụ tối cao.
Trong hành trình theo dấu chân Nguyễn Tất
Trung, chúng tôi đã tìm ra sự thật, không đúng như những thêu dệt, rằng Vũ
Trung bị “tiêm thuốc lú”, bị “đầu độc thần kinh”. Ngược lại, anh ta hoàn toàn
khoẻ mạnh, bình thường. Sau năm 1975, Vũ Trung quay về Hà Nội để đi học tiếp phổ
thông trung học.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/1-38-1024x570.jpg
Chú bộ đội “trẻ em”
Vũ Trung bên các em mẫu giáo. Ảnh chụp tháng 5/1975. Nguồn: Nông Văn Tiềm
Không có bất kỳ lãnh đạo cấp cao nào của Đảng
và Nhà nước có thái độ ứng xử tốt đẹp, thừa nhận hay chiếu cố đến “giọt máu” của
ông Hồ. Từ chiến trận trở về, Vũ Trung cũng phải cặm cụi học và tự bản thân phấn
đấu để có chỗ đứng trong xã hội. Một mặt, nhờ núp dưới thân phận con ông Vũ Kỳ,
mặt khác, với sự giúp đỡ từ các bạn bè trường Thiếu sinh quân năm xưa, nay
thành đạt, nhờ đó Vũ Trung cũng có được ít nhiều ưu ái để tiến thân.
Năm 1995, Nguyễn Chí Vịnh, con tướng Nguyễn
Chí Thanh, kéo Vũ Trung về Tổng cục Tình báo quân đội (Tổng cục 2) làm việc. Để
giữ kín thân phận và tránh mọi soi mói của dư luận xã hội, dù quá tuổi khá lâu,
Vũ Trung vẫn được giữ lại trong biên chế đương chức của TC2, cho đến tháng 6/2021, Trung mới
được phép nghỉ hưu với quân hàm đại tá.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/2-15.jpg
Vũ Trung với lon đại
tá tại văn phòng làm việc. Nguồn: Nông Văn Tiềm
Về chuyện hôn nhân, mãi đến năm 1990, Vũ Trung
mới kết hôn với một cô gái có tên Lưu Thị Duyên, sinh năm 1967. Họ có với nhau
một con trai, sinh năm 1992, đặt tên Vũ Thành.
Điều khá bất ngờ là, Vũ Thành không thể chen
chân vào được những chỗ “ngon ăn” như Hải quan, Công an, các tổng công ty nhà
nước, hay một chức quan nào trong bộ máy công quyền. Con trai Trung phải đi làm
“cu li”, hết chỗ này đến chỗ khác, điều đó chứng tỏ ông bố Vũ Trung thật sự
không có quyền lực. Ở tuổi 29, cháu nội đích tôn của ông Hồ Chí Minh hiện đang
kinh doanh một cửa hàng sửa chữa, mua bán điện thoại di động nho nhỏ ở thủ đô.
Cũng nói thêm rằng, thông qua nhiều manh mối,
Vũ Trung trước đây cũng đã tìm được mộ mẹ, bà Nông Thị Xuân, được an táng ở Cao
Bằng và gia đình bên ngoại.
Về phần y tá Đặng Thị Ngọc Lan, sau này bà Lan được cấp trên cho đi học chuyên tu lên bác sĩ, lấy chồng
là đại tá hải quân Nguyễn Chương (1927-1985), sinh được một con trai và hai cô
con gái. Sau năm 1975, bà về làm Phó Ban quân y, Xí nghiệp Ba Son, Bộ Tư lệnh Hải
quân, đóng tại Tân Cảng, Sài Gòn.
Giấu kín bí mật mãi trong lòng đến năm 2017, ở
tuổi 85, bà Đặng Ngọc Lan, cô y tá nuôi nấng Vũ Trung năm xưa trong Phủ Chủ tịch,
mới dám tiết lộ cho các con mình một phần sự thật và họ đi tìm Vũ Trung. Nỗi
khát khao tình mẹ của Vũ Trung cũng được bù đắp phần nào khi gặp lại bà Lan,
người mẹ nuôi ẵm bồng mình thời thơ ấu.
Vài hình ảnh Vũ Trung bên mẹ nuôi Đặng Thị Ngọc Lan
:
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/3-8-696x1196.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/4.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/5.jpg
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/6-696x696.jpg
Nguồn: Nông Văn Tiềm
Bà Đặng Thị Ngọc Lan qua đời ngày 4/12/2020.
Vũ Trung đã lễ hiếu, đưa vợ con vào Sài Gòn chịu tang mẹ nuôi.
Vũ Trung cũng là người chịu khó trong việc đi
tìm cội nguồn. Hàng năm, Trung đều đưa vợ con về dâng hương mộ bà nội Hoàng Thị
Loan ở Nghệ An, mộ ông nội Nguyễn Sinh Sắc và dự giỗ ông tại Đồng Tháp.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/7-696x693.jpg
Ảnh Vũ Trung bên mộ
phần ông nội Nguyễn Sinh Sắc. Nguồn: Nông Văn Tiềm
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/8-696x928.jpg
Ảnh Vũ Trung chụp
bên mộ bà nội Hoàng Thị Loan. Nguồn: Nông Văn Tiềm
Vũ Trung cũng đã được Vương Chí Nghĩa, sinh
năm 1927, là con trai út của ông Nguyễn Sinh Sắc với người vợ họ Mai, quê Đồng
Tháp, cùng con cháu nhìn nhận huyết thống họ hàng. Ông Vương Chí Nghĩa hiện
đang sống tại chùa Phật Quang trên núi Dinh, Bà Rịa-Vũng Tàu, cùng con trai Vương
Tấn Việt (tức Thượng toạ Thích Chân Quang), sinh năm 1958.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/9-696x1202.jpg
Ảnh Vũ Trung gặp chụp với cha con cụ Vương Chí Nghĩa
(trên) và Vương Tấn Việt (dưới). Nguồn: Nông Văn Tiềm
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/10-696x904.jpg
Hiện Vũ Trung cùng vợ và con trai đang sống cuộc
sống tương đối khá giả, tại một căn biệt thự bốn tầng sang trọng, phía trước có
vườn cây ăn quả sum suê ở Gia Lâm, Hà Nội.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/11-696x1239.jpg
Vũ Trung, cùng vợ
Lưu Thị Duyên và con trai Vũ Thành. Nguồn: Nông Văn Tiềm
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/09/12-3-696x1099.jpg
Căn biệt thự bốn tầng
ở Gia Lâm, Hà Nội, nơi Vũ Trung sống cùng vợ và con trai. Nguồn: Nông Văn Tiềm
Tạo hoá thật trớ trêu, sẽ không bao giờ Vũ
Trung được công nhận là con ông Hồ, cũng như ông Vương Chí Nghĩa không được xác
nhận chính danh là con cụ Nguyễn Sinh Sắc. Xa hơn, cụ Sắc cũng không hề được
công nhận là con của Cử nhân Hồ Sỹ Tạo trong chính sử.
Bí mật cuộc đời của Nguyễn Tất Trung, tức Vũ
Trung, được ví như một bức tranh mù sương, hư ảo theo năm tháng, phủ lên một
gia tộc tột đỉnh vinh quang nhưng không kém phần bi kịch và cay đắng. Từ các tiền
nhân đến Vũ Trung, con trai anh ta và có thể các thế hệ cháu con sau này, mãi
mãi là những… người không được phép nhận cha mẹ ruột.
No comments:
Post a Comment