https://www.facebook.com/bac.pham.161/posts/6789785141047103
Đại dịch 19 đã làm lộ rõ rất nhiều bất cập, yếu
kém trong mọi mặt đời sống chính trị xã hội của đất nước, mà một trong những điểm
bất cập đó là trình độ, năng lực và đạo đức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đặc biệt
là lãnh đạo cấp địa phương, từ tỉnh tới xã.
Từ đầu đại dịch đến giờ, Thủ tướng Phạm Minh
Chính hẳn là người thấm nhất trình độ, năng lực và đạo đức của cán bộ các cấp từ
tỉnh tới xã.
Hôm qua, trong buổi làm việc với lãnh đạo hai
tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang, lãnh đạo hai tỉnh này đã ấp úng như gà mắc tóc,
không trả lời được các câu hỏi vốn không hề khó của Thủ tướng.
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Đỗ Thanh Bình thì ấp
a ấp úng, khi đươc hỏi có bao nhiêu ca lây nhiễm trong cộng đồng, và ở đâu. (dạ,
để coi lại, không nhớ nổi ạ). Rồi liếc mắt, khả năng là xin nhắc bài, và cấp dưới
của ông liền nhắc, không ngờ bị Thủ tướng phát hiện và chấn chỉnh "Ông nào
cứ nói trong phòng ra, ông nào đó nắm được thì ra báo cáo, việc gì cứ phải nhắc
thế?"
Trời ạ, cứ tưởng chỉ có học sinh mới cần dùng
phao để quay cóp bài, ai ngờ đến chủ tịch tỉnh cũng dùng phao, khổ thay nhiều phao
quá, không biết để chỗ nào nên không tìm được.
Qua TV, mới thấy Thủ tướng dù đã hết sức kìm
chế nhưng vẫn lộ rõ vẻ bức xúc. Không bức xúc sao được khi Thủ tướng đặt câu rất
đơn giản mà không có câu trả lời.
“Tỉnh anh từ chỗ xanh rờn mà bây giờ nó thành
đỏ quạch”, Thủ tướng ngao ngán, rồi nhấn mạnh thêm, anh Bình ạ, tôi đã gọi điện
và nhắc anh rất nhiều lần rồi.
Làm việc với Tỉnh Tiền Giang, Thủ tướng- người
nắm rất chắc số liệu đại bàn hành chính cấp xã của Tiền Giang hỏi : Tiền Giang
có 37 xã, phường, thị trấn nguy cơ cao và rất cao, tỉnh đã triển khai trạm y tế
lưu động tại các địa bàn này chưa?’
Chủ tịch Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh lại trả lợi
trật lấc câu hỏi: Dạ, Tiền Giang đã có 2 xã triển khai điều trị F0 tại nhà.
Điều trị tại nhà và lập trạm y tế lưu động là
2 việc khác nhau, Thủ tướng lộ vẻ bức xúc.
Ông Vĩnh - sinh năm 1967 có bằng Thạc sĩ Luật
học năm 1996, vậy mà Thủ tướng hỏi 1 đằng, trả lời 1 nẻo. Đúng là "ông hỏi
gà bà đáp vịt".
Còn nhiều câu hỏi khác mà lãnh đạo 2 tỉnh trả
lời ấp a ấp úng, chán ghê.
Còn trước đó không lâu, vào chiều tối 31/8,
sau khi đến kiểm tra đột xuất công tác phòng, chống dịch tại một số khu vực của
phường Thanh Xuân Trung Hà Nội, thì chủ tịch Phường không nắm được những vấn đề
cơ bản trong phòng chống dịch hiện nay, lại còn xuyên tạc khẩu hiệu chống dịch
của Chính phủ "mỗi xã phường, thị trấn làm một lô cốt-thay vì mỗi xã phường
thị trấn là 1 pháo đài". Phường cũng không có Quy chế làm việc của Ban Chỉ
đạo phòng chống dịch.
Đáng buồn thay là mặc dù trước đó chúng ta đã
chứng kiến cảnh điều hành chống dịch của nhiều địa phương rối như tơ vò, ở nhiều
địa phương như Sài Gòn, Hà Nội, nhưng lãnh đạo các địa phương khác vẫn không
rút ra được bài học. Như vậy rõ ràng nếu họ không yếu kém về trình độ, năng lực,
thì cũng có vấn đề về đạo đức-đó là sự thờ ơ, lãnh cảm với công tác phòng chống
dịch, mà như lời thủ tướng nói là “lơ tơ mơ”.
Rõ ràng, Thủ tướng kiểm tra đến đâu, thì thấy
lộ bất cập yếu kém ở đó, nên không thể nói đó chỉ là thiểu số được.
Nhìn hình ảnh Thủ tướng, mồ hôi nhẽ nhại, lăn
lộn từng địa phương, “vừa thương nhưng cũng lại vừa buồn”. Một tướng tốt phải
có quân tài, chứ với tình trạng trên nóng dưới lạnh như hiện nay, thì cái giá
phải trả là không hề nhỏ, vì giá đắt nhất là cái giá phải trả bằng sinh mạng của
con người, mà hiện nay đã lên đến gần 16.000 người. Một mình Thủ tướng thì có đến
3 đầu 6 tay cũng không thể thay đổi được hiện trạng.
Theo các bạn, đã đến lúc học tập, áp dụng kinh
nghiệm lựa chọn lãnh đạo đất nước theo mô hình của các quốc gia có nền quản trị
quản trị tốt chưa?
Xem video clip này để thấy rõ được tình hình
và nỗi bức xúc của Thủ tướng!
https://www.youtube.com/watch?v=vozNmgsP3bo
No comments:
Post a Comment