Monday, 26 July 2021

ĐÔI ĐIỀU VỀ CỤ FIDEL CASTRO, 1926-2016 (Phan Thế Hải)

 


Đôi điều về cụ Fidel Castro (1926- 2016)

Phan Thế Hải

25/07/2021

https://baotiengdan.com/2021/07/25/doi-dieu-ve-cu-fidel-castro-1926-2016/

 

Nếu như ở VN, Hồ Chí Minh là lãnh tụ “muôn vàn kính yêu”, người “cha già dân tộc” thì ở Cuba, danh hiệu ấy được dành cho Fidel Castro. Có sự khác nhau nho nhỏ là về đời tư, Hồ Chí Minh theo đuổi lối sống khắc khổ, giữ mình còn Fidel thì không. Với vóc dáng cao lớn, đẹp trai, hùng biện, ông hấp dẫn hàng triệu phụ nữ và dường như ông đều hào phóng đáp lại.

 

Cũng như với Hồ Chí Minh, ở Cuba, hiện có khá nhiều thông tin, kể cả những thông tin ở “phía bên kia”. Dẫu là lãnh tụ nhưng họ không phải là Chúa Jesu mà đều là con người với đầy đủ nhưng “ái- ố- hỉ- nộ”.

 

Những ngày giãn cách xã hội, bỗng dưng trở thành tỷ phú thời gian, lướt qua mấy trang báo ở bên kia bán cầu tìm hiểu thêm về Fidel Castro, người đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người Việt bởi những bài phát biểu hùng biện ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ. Fidel cũng đã từng đến thăm VN và đi vào đất thép Quảng Trị vào tháng 9/1973.

 

Ở Cuba, những chi tiết về cuộc sống riêng tư của Castro, đặc biệt mà có dính líu tới những thành viên trong gia đình, ít được biết, bởi vì báo chí nhà nước bị cấm đề cập tới. Từ tháng 12/2018, mạng di động 3G chính thức được đưa vào sử dụng tại Cuba từ ngày 6/12 /2018, thông qua nhà mạng Etecsa, Cuba đã trở thành quốc gia cuối cùng trên thế giới cung cấp mạng di động 3G cho người dân.

 

Sự có mặt của mạng 3G, người dân Cuba có thêm lựa chọn truy cập internet tìm hiểu những thông tin vốn được coi là “cấm kỵ” của những “đầy tớ” công dân.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/A1-747x420.jpg

Năm 1959, Fidel Castro được phụ nữ Mỹ coi là thần tượng trong hình dáng chiến binh giải phóng trẻ trung, quyến rũ. Ảnh: Getty Images

 

 

Xin được giới thiệu một vài thông tin vắn tắt về Cụ Fidel.

 

Vợ đầu tiên của Fidel, bà Mirta Díaz-Balart, thuộc dòng “danh gia vọng tộc”, là em gái Bộ trưởng Nội vụ trong chính quyền Batista bị Fidel lật đổ.

 

Fidel bị “say nắng” với Mirta khi còn là sinh viên trường Luật Havana và cưới bà ngày 11/10/1948. Năm đó, chàng trai Castro 22 tuổi với cô vợ trẻ đã nghỉ tuần trăng mật tại toà nhà Upper West S, New York. Họ có với nhau 1 con trai tên Fidel Ángel “Fidelito” Castro Díaz-Balart, sinh ngày 1/9/1949.

 

Díaz-Balart và Castro ly dị năm 1955. Lý do: cô đã tìm thấy những bức thư tình Fidel gửi cho một người phụ nữ khác trong thời gian ông đang ngồi tù vì cầm đầu một cuộc nổi dậy có vũ trang và một cuộc tấn công vào doanh trại ở thành phố phía đông Santiago.

 

Sau đó bà cưới Emilio Núñez Blanco. Sau một thời gian cư trú ở Madrid, Díaz-Balart đã trở về Havana để sống với Fidelito và gia đình.

 

Fidelito lớn lên ở Cuba; có thời, ông làm Chủ tịch Ủy ban Năng lượng nguyên tử Cuba nhưng sau đó bị cách chức bởi chính cha mình.

 

Ngoài cuộc hôn nhân với vợ đầu, Fidel có năm người con trai khác với người vợ thứ hai, Dalia Soto del Valle: Antonio, Alejandro, Alexis, Alexander “Alex” and Ángel Castro Soto del Valle.

 

Trong khi Fidel ở với vợ đầu là Mirta, ông đã ngoại tình với Natalia “Naty” Revuelta Clews, bà này sinh ở Havana vào năm 1925, lớn hơn Fidel 1 tuổi và đã có chồng là Orlando Fernández. Cuộc tình này của Fidel đã cho ông một con gái tên là Alina Fernández (SN 1956).

 

Alina rời khỏi Cuba vào năm 1993, hóa trang làm một du khách người Tây Ban Nha, bà lưu lạc ở nhiều nơi và cuối cùng xin tị nạn ở Hoa Kỳ. Alina Fernández đã rời đến Miami, Florida và bà làm việc cho một đài phát thanh.

 

Năm 1998, bà cho xuất bản cuốn sách “Con gái của Castro: Hồi ký của một người chạy trốn khỏi Cuba”. Trong đó bà đã mô tả cuộc sống của mình ở Cuba và những thay đổi xảy ra trong gần 4 thập niên đã qua. Bà có một chương trình phát thanh có tên là “Simplemente Alina” (Alina Đơn giản) thuộc đài WQBA ở Miami. Vào thứ ba và thứ năm, giá vé trong chương trình của bà khá tốt, với những khách mời như các họa sĩ và nhà soạn nhạc. Bà dành những ngày thứ tư để nói về chính trị của Cuba.

 

Fidel còn có con trai với một phụ nữ khác không được biết tên. Người con trai này có tên là Jorge Ángel Castro.

 

Fidel còn có một người con gái khác, Francisca Pupo (SN 1953) kết quả của cuộc tình một đêm. Pupo và chồng bà bây giờ sống ở Miami.

 

Người viết tiểu sử về Castro, ông Robert E. Quirk ghi nhận là trong suốt cuộc đời, Fidel thường có quan hệ tình một đêm với các người đàn bà khác vì ông “không có khả năng để duy trì một quan hệ yêu đương lâu dài với bất cứ người phụ nữ nào.”

 

Em gái của Fidel, bà Juanita Castro, từng là một nhân viên tình báo Mỹ (CIA) hoạt động chống lại chính anh trai mình trước khi chuyển sang sống ở Hoa Kỳ ngay từ đầu thập niên 1960. Khi bà đi tỵ nạn, đã nói là “Tôi không thể hờ hững với những gì đang xảy ra trên đất nước tôi. Hai anh em của tôi, Fidel và Raúl đã biến nước tôi thành một nhà tù khổng lồ được bao quanh bởi biển cả. Người dân đang bị trói buộc và hành hạ bởi chủ nghĩa cộng sản quốc tế.”

 

Báo RFI dẫn lời sĩ quan cận vệ Juan Reinaldo Sanchez, người đã chạy sang Mỹ lưu vong năm 2008, trong quyển sách “La Vie cachée de Fidel Castro” đã cáo buộc: “Cả cuộc đời, Fidel Castro khẳng định ông không có tài sản, chỉ có một chiếc lều câu cá. Thực tế, căn lều của lãnh đạo Cuba là một hệ thống biệt thự sang trọng, huy động những phương tiện hậu cần khổng lồ, chiếm trọn đảo Cayo Piedra mà giới lãnh đạo xã hội chủ nghĩa thường sang thăm Cuba ít ai biết.”

 

Trong chuyến thăm VN năm 1973, Chủ tịch Fidel Castro khi tới Quảng Bình, thấy một dân công nữ bị ngất đã cho dừng xe, lệnh cho Đại sứ quán Cuba tại VN lấy xe chở đi cấp cứu. Ngay sau đó, Fidel đã gọi điện về nước và yêu cầu sớm xúc tiến việc xây dựng một bệnh viện ngay tại khu vực này.

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/A3.jpg

Fidel Castro thăm VN năm 1973. Ảnh tư liệu

 

Chỉ một thời gian ngắn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba đã ra đời ngay tại Đồng Hới, Quảng Bình. Khi về nước, Fidel vẫn nhớ tới người nữ dân công và đã gửi thuốc cùng danh thiếp kỷ niệm sang cho chị. Nhiều nhân chứng ngày ấy vẫn nhớ hình ảnh Fidel vóc dáng to lớn, mặc bộ quân phục màu xanh nhưng cử chỉ lại gần gũi đến bất ngờ.

 

Gần nửa thế kỷ ở đỉnh cao quyền lực Cuba, Fidel là cái gai trong mắt người Mỹ. Đây có lẽ là nuối tiếc lịch sử lớn nhất trong quan hệ giữa hai nước. Bốn tháng sau ngày cách mạng thành công, ngày 15/4/1959, Fidel bí mật thăm Mỹ, bỏ mũ trước tượng đài Abraham Lincoln.

 

Tổng thống Dwight. D. Eisenhower bận một cuộc chơi golf, gửi Phó Tổng thống Richard Nixon tiếp đón Fidel lạnh nhạt tại Nhà Trắng.

 

Thái độ khinh khỉnh của Eisenhower mua cho nước Mỹ một kẻ thù lù lù trước mũi, mà 634 lần họ định ám sát cũng không thành.

 

Nhà báo Tony Perrottet, trong một bài viết đăng trên BBC với tựa đề: “Fidel Castro and his predestined relationship with New York” (Fidel Castro và duyên nợ với New York) trong đó có đoạn: “Báo chí so sánh ông với George Washington; giới phụ nữ thì ngất ngây… Phải mất 20 phút để Sở cảnh sát New York mới đưa được người hùng 32 tuổi – bị thiên hạ phát hiện ra ngay lập tức trong bộ đồ kaki, chiếc mũ lưỡi trai và điếu xì-gà trên môi đã trở thành dấu ấn cá nhân – đi được độ trăm mét qua đường Eighth Avenue đến khách sạn, một phần là bởi ông liên tục nhảy qua hàng rào cảnh sát để tới bắt tay đám đông và nói, “Tôi phải chào hỏi mọi người!”…

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/A5-747x420.jpg

16 ngàn người đã tụ tập nghe Fidel Castro diễn thuyết tại Công viên Central Park, TP New York năm 1959. Ảnh: Getty Images

 

Bằng tài năng, sự hùng biện, ngoại hình… Fidel hấp dẫn hàng triệu công chúng. Kết quả của sự hấp dẫn đó là nhiều cuộc tình, nhiều đứa con… Cũng phải nói thêm, đó còn là một đất nước Cuba bị cô lập, đói nghèo, “một nhà tù khổng lồ được bao quanh bởi biển cả” như cách nói của em gái ông, bà Juanita Castro.

 

 

56 BÌNH LUẬN  

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats