Việt
Linh
28/07/2021
Hiện nay, các chuyên gia luật pháp đang lo ngại
sự gia tăng tội phạm trên toàn quốc liên quan đến đại dịch Covid-19 có thể đóng
vai trò khá quan trọng trong chính trị bầu cử, đặc biệt trong năm 2022 và 2023,
nếu so với thập niên 1970.
Một trong những tác dụng phụ đặc biệt của đại
dịch Covid là tỷ lệ tội phạm và bạo lực tăng mạnh — đáng chú ý nhất là những vụ
giết người tăng vọt 25%, mức tăng lớn nhất trong một năm kể từ khi chính phủ bắt
đầu theo dõi vào năm 1960. Đây là lần đầu tiên có sự đảo ngược thật sự trong một
thời gian dài và giảm đều đặn tội phạm kể từ những năm 1990, và nhiều chuyên
gia coi đó là một cơ hội chính trị cho những người chủ trương bảo thủ cực đoan
thuộc đảng Cộng hòa.
Chris Cillizza của
CNN đã viết rằng: “Các đảng viên Cộng hòa đang
âm mưu chiếm lại đa số tại Hạ viện và Thượng viện vào tháng 11 tới có thể đã
phát hiện ra mấu chốt vấn đề đem đến lợi ích và sự ủng hộ cho đảng Cộng hòa và
họ sẽ làm bằng mọi cách, có thể khiến những nấc thang cơ hội không thể nào tốt
hơn trong một xã hội đầy chia rẽ như hiện nay, họ sẽ khiến những điều đó xảy
ra, đó là bạo lực và tội phạm. Đảng Dân chủ tại lưỡng viện Quốc Hội, FBI, Bộ Tư
Pháp hãy nên cẩn thận”. Đây là chủ
đề đang được lan truyền rộng rãi trên chính trường Mỹ, qua các cuộc khảo sát
thăm dò từ Fox News đến Viện Brookings, từ Gallup đến John Hopkins.
Có một tiền lệ lịch sử mạnh mẽ cho niềm tin
này. Trong thập niên 1970 và 1980, các ứng cử viên Đảng Cộng hòa đã sử dụng
thành công tội phạm và bạo lực như những vấn đề để thu hút cử tri da trắng. Kết
hợp với những lo ngại về nền kinh tế, cơ sở hạ tầng yếu kém và hội nhập khu vực
theo xu hướng đảng phái chính trị, với những chủ trương “luật lệ và trật tự”
đã khiến hàng triệu cử tri da trắng thuộc tầng lớp lao động và trung lưu phải rời
bỏ quê hương cũ của họ trong Đảng Dân chủ.
Phải công nhận rằng, không có chính trị gia
nào làm điều đó tốt hơn Richard Nixon, ông ta đã thành công trong việc định hướng
đa số đảng viên Cộng hòa và các chính trị gia đối lập cần phải biết giữ sự im lặng
và tôn trọng đối với các vấn đề trong nước như lạm phát, tội phạm, luật pháp và
trật tự, những vấn đề này nằm gọn trong cách quyết định và giải quyết của một Tổng
thống, vì đó là quyền tối cao của vị Tổng Tư Lệnh của đất nước, các thành phần
khác chỉ nên chỉ trích, phê bình đến chính sách đối ngoại.
Nhưng năm 2021 không phải là năm 1971. Ngay cả
khi công chúng Mỹ nhận thức rất thực tế về tội phạm bạo lực là ưu tiên hàng đầu
của quốc gia, thì vấn đề nhân khẩu học chính trị của quốc gia này đã thay đổi
đáng kể trong nửa thế kỷ qua. Sau đó, nhiều cử tri thuộc tầng lớp lao động và
trung lưu, sống ở các thành phố hoặc các vùng ngoại ô nội đô, nơi tội phạm và bạo
lực luôn là những mối quan tâm thiết thực của chính quyền các thành phố và tiểu
bang vì nó xảy ra thường xuyên với mức độ chỉ có tăng chứ không giảm theo ngày
tháng. Đó là một thực tế đáng buồn xảy ra hàng ngày.
Và ngày nay, hầu hết các cử tri mà đảng Cộng
hòa đang hy vọng sẽ thu hút được sự ủng hộ chính là tại các khu vực ngoại ô,
ngày càng có sinh hoạt đa dạng, là nơi mà tội phạm không xảy ra thường xuyên. Hầu
hết các cử tri sống tại các vùng ngoại ô tin rằng, tội phạm đang gia tăng khắp
đất nước, nhưng họ không tin rằng nó đang đe dọa các khu vực ngoại ô của chính
họ. Đảng Cộng hòa biết được những cử tri đang sống tại các vùng ngoại ô đang
nghĩ gì và hy vọng điều gì, đảng Cộng hòa sẽ đưa chủ đề tội phạm và bạo lực đến
các vùng ngoại ô để đe dọa và tạo một nhận thức biết sợ hãi trước tội phạm và bạo
lực, nhưng thực chất vẫn là đe dọa và xây dựng nhận thức biết sợ ngay cả những
điều chưa xảy đến.
Tại sao những đảng viên Cộng hòa có thể làm được
điều này? Vì họ chính là những người thực sự có quyền lực và ảnh hưởng để tạo
ra tội phạm và bạo lực trên đất nước này, đặc biệt tại những tiểu bang đỏ và
trung dung.
Đảng Cộng hòa hiểu và biết cách dùng tội phạm
và bạo lực là những thứ có thể hoạt động như một cơ chế để thúc đẩy chủ trương
bảo thủ theo đường hướng cực đoan và xây dựng quyền lực mà không tốn quá nhiều
tiền bạc. Đây chính là điều mà ngành hành pháp, điển hình là các cơ quan thực
thi pháp luật như FBI, Bộ An Ninh Nội Địa, Bộ Tư Pháp cảm thấy e ngại nhất.
Những lý do cơ bản khiến tội phạm và bạo lực
đã trở thành những yếu tố chính trị cách đây 50 năm là vì những vấn nạn đó xảy
ra hàng ngày, xảy ra một cách thường xuyên trong đời sống, sinh hoạt của người
dân Mỹ, nhiều đến mức độ ngày nào mà người dân không thấy những tin tức truyền
hình về những vụ bạo lực, bắn giết nhau hay không nghe tiếng xe cảnh sát hú còi
rượt đuổi, bắn nhau với tội phạm, thì hình như đó là một ngày được xem là không
bình thường với họ. Từ năm 1960 đến 1970, tỷ lệ tội phạm toàn quốc đã tăng
176%. Giữa những năm 1940 và 1980, tỷ lệ giết người tăng gấp đôi, với mức tăng
bất ngờ nhất xảy ra trong thập niên sau Chiến tranh Việt Nam.
Đặc biệt là ở các thành phố và vùng ngoại ô nội
thành, nơi hàng triệu người da trắng thuộc tầng lớp lao động vẫn làm việc và
sinh sống, tội phạm và bạo lực súng đạn là những dấu hiệu rõ ràng của sự suy
thoái đạo đức và hỗn loạn xã hội. Tại Thành phố New York, tỷ lệ tội phạm tăng vọt
trong thập niên 1950 và 1960, một hiện tượng mà nhiều người cho là do sự phát
triển của các “khu ổ chuột”, nơi nghèo đói triền miên và nhà ở kém chất
lượng đã tạo ra nơi sinh sôi nảy nở cho tội phạm đô thị.
Chỉ riêng trong năm 1966, số vụ trộm được báo
cáo trên toàn thành phố đã tăng hơn 96%; số vụ trộm cướp, gần 90% và tỷ lệ trọng
tội nói chung là 60%. Nó đã trở thành vấn đề tranh cãi giữa các cấp chính quyền
khi cho rằng toàn bộ các khu vực của thành phố, nội đô hay ngoại ô sẽ không còn
giới hạn an toàn cho các công dân tuân thủ pháp luật.
Ngay cả giao thông công cộng dường như ngày
càng nguy hiểm hơn. Vào năm 1965, tỷ lệ tội phạm “nghiêm trọng” được báo
cáo trên tàu điện ngầm với những trường hợp bị cướp, bị bắn, bị tấn công có vũ
trang… đã tăng 52%. Và bây giờ, năm 2021, trong tình trạng phân cực chính trị
rõ nét, tỷ lệ tội phạm và bạo lực đã tăng lên mấy trăm phần trăm, không chuyên
gia luật pháp nào dám nói ra con số thật của tỷ lệ khác nhau này sau 56 năm cả.
Năm 1966, tỷ lệ 46% những người Mỹ bình thường
sống tại các thành phố lớn nhỏ cảm thấy không an toàn khi đi ra ngoài sau khi
trời tối, muốn được ở nhà để được an toàn và đành phải bỏ qua các hoạt động xã
hội vì “cảm thấy không được an toàn” hay lo ngại nhà bị trộm, người lạ
xâm nhập. Và năm 2021, tỷ lệ này vọt lên con số 74% những người Mỹ cảm thấy
không còn được an toàn bất kể ngày đêm, trong nhà hay ngoài đường đều có cùng
những cảm giác lo sợ, không yên tâm, vì bạo lực và tiếng súng có thể xảy ra bất
cứ lúc nào, ở đâu trong thời điểm hiện nay.
Có một nhận thức bị phân biệt chủng tộc và màu
da một cách rõ ràng đối với nhận thức của công chúng từ mọi tầng lớp và chủng tộc
khác nhau. Với tỷ lệ hiện nay, 41% người da trắng thừa nhận rằng họ cảm thấy “lo
lắng cá nhân” nếu một người da đen đến gần khi đang đi trên đường, nhưng
ngược lại, có đến 72% người da đen có cảm giác “sợ hãi” khi có người da
trắng đến gần.
Thực chất thì người Mỹ đang nghĩ gì? Tại sao tỷ
lệ người Mỹ da trắng cảm thấy bất an lại ít hơn số phần trăm người da đen cảm
thấy bất an? Tại sao những người Mỹ sống trên cùng một đất nước lại cảm thấy e
ngại khi đến gần nhau, cảm thấy không an toàn khi gặp nhau? Những đảng viên Cộng
hòa hiểu được điều này rất rõ và đang khai thác những vấn nạn tội phạm và bạo lực,
làm những nấc thang tiến đến chiếm lại quyền lực đã mất.
Câu chuyện này lặp đi lặp lại trên khắp đất nước.
Ngay từ năm 1964, Thống đốc bang Alabama, George Wallace – một người theo chủ
nghĩa phân biệt đối lập và là người theo chủ nghĩa thượng tôn da trắng, người
đã đưa ra lời phân biệt táo bạo đối với ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ
– đã gây choáng váng cho các nhà quan sát chính trị khi ông giành được số lượng
lớn cử tri ủng hộ trong cuộc bầu cử sơ bộ ở Wisconsin.
Mặc dù Tổng thống đương nhiệm khi đó, ông
Lyndon Johnson đã dễ dàng giành được chiến thắng tại tiểu bang này, nhưng sức hấp
dẫn của George Wallace trong các khu dân cư thành thị và ngoại ô của người da
trắng là không thể nhầm lẫn với một câu chuyện ví von được lan truyền rộng rãi,
rằng “nếu một người da màu bị đánh ngoài phố hôm nay, thì người da trắng
đánh người da màu sẽ ra khỏi tù trước khi người da đen đến được bệnh viện“.
George Wallace biết cách xoa dịu những lo ngại
về sự hòa nhập của người da đen, các khu phố và tỷ lệ tội phạm bởi vì trong tâm
trí của nhiều cử tri da trắng, họ tự ví mình là một tầng lớp trên, trước và
không thể sống cùng các khu phố có người da đen sinh sống.
Phản ứng dữ dội của người da trắng tại các
vùng ngoại ô về tội phạm và chủng tộc không hoàn toàn tách rời khỏi thực tế.
Khi người da trắng đưa ra các dự luật nhà ở hạn chế theo chủng tộc, màu da, khiến
cho những người Mỹ da đen phải sống trong những khu nhà tồi tàn, chật chội nhất
nhưng với giá thuê nhà cao nhất. Sự vắng mặt của các dịch vụ công cộng cơ bản
như dọn rác, kiểm tra tòa nhà và chất lượng trường học trong những khu dân cư
đó đã khiến những người Mỹ gốc Phi trở thành những công dân hạng hai tại Hiệp
Chủng Quốc Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, vấn đề là nhiều cử tri da trắng thuộc
tầng lớp lao động lại không thể phân biệt vấn đề phân biệt chủng tộc và tội phạm
có sự khác nhau. Những tên gọi, “tội phạm và bạo lực” đã trở thành những
thứ tên gọi đại diện cho nỗi lo phân biệt chủng tộc mà các chính trị gia Đảng Cộng
hòa đang sử dụng để phân chia và chinh phục cử tri.
Quay trở lại năm 2020 một chút, vấn nạn phân
biệt chủng tộc đã trở thành vấn đề nổi bật nhất trong khía cạnh chính trị của
nước Mỹ, nhưng với một đất nước đa dạng sắc tộc rõ rệt hơn so với 50 năm trước,
nếu chúng ta nhìn lại mọi khía cạnh của lịch sử quốc gia và tình trạng công dân
của chúng ta, thì các cuộc chiến văn hóa về “học thuyết phân biệt chủng tộc”
đã nhiều phần nghiêng về định kiến chủng tộc nhiều hơn là về tội phạm.
Quan trọng hơn, những thay đổi lớn về nhân khẩu
học trong 50 năm qua đã sắp xếp lại dân số Mỹ. Những cử tri đu dây, nửa nạc nửa
mỡ ngày nay là những người da trắng giàu có, sống tại các vùng ngoại ô, không
phải là những cư dân thuộc tầng lớp lao động của các khu vực đô thị. Những nơi
tội phạm bạo lực đang gia tăng, nhiều nhất là tại các thành phố lớn và không có
khả năng thay đổi. Những nơi tội phạm bạo lực không gia tăng, điển hình là các
vùng ngoại ô, giờ đây đang trở thành các chiến trường chính trị mới.
Đảng Cộng hòa đang gieo rắc nỗi sợ hãi về các
thảm họa “tội phạm và bạo lực” từ những thành phố lớn luôn ủng hộ đảng
Dân chủ sẽ lan đến các vùng ngoại ô giàu có, và chỉ có đảng Cộng hòa mới có đủ
quyền lực để ngăn chặn những thảm họa này, nhưng có lẽ, những đảng viên Cộng
hòa đã quên nói thêm rằng: “Chúng tôi là những người tạo ra chúng, chúng
tôi biết cách điều khiển và thuần hóa chúng, hãy tin vào quyền lực của chúng
tôi và hãy luôn đứng về phía đảng Cộng hòa“.
Các cuộc thăm dò liên tục cho thấy rằng, trong
khi đa số người Mỹ, với hơn 60% người tin rằng tội phạm và bạo lực là vấn đề
nghiêm trọng nhất mà đất nước đang phải đối mặt, nhưng lại có rất ít người tin
rằng, các loại tệ nạn xã hội này có ảnh hưởng đến nơi họ đang sinh sống.
Trong một môi trường tin tức thật giả lẫn lộn
như hiện nay, thật dễ dàng để nhận thấy những người chủ trương bảo thủ luôn xem
và tin vào Fox News, và tin rằng, chính quyền đảng Dân chủ của Tổng thống Joe
Biden, đang đưa tội phạm và bạo lực đến nhiều vùng an toàn trước đây để tạo ra
một “cuộc tàn sát người Mỹ”.
Nếu những người Mỹ da trắng giàu có đang sống ở
các vùng ngoại ô tin và nhận thức tội phạm và bạo lực sẽ lan tràn đến nơi họ
sinh sống như lời cảnh báo của đảng Cộng hòa, liệu nó có giúp đảng Cộng Hóa có
thêm những lá phiếu ủng hộ mới vào tháng 11/2022 không? Những chứng cứ trong lịch
sử cho thấy rằng, điều đó sẽ không thể xảy ra.
Tất nhiên, điều này không khiến cho những cử
tri thành thị cảm thấy thích thú. Các gia đình không phải người da trắng có thu
nhập thấp, sống tại các thành phố lớn “bị” hay “phải” tiếp xúc
nhiều hơn với tội phạm bạo lực và bị đe dọa đến sự an toàn của họ nhiều hơn người
da trắng giàu có đang sống tại các vùng ngoại ô.
Tóm lại, sự ủng hộ của đảng Cộng hòa đối với
chủ nghĩa dân tộc da trắng có thể sẽ tạo ra một hình thức đối kháng rõ ràng và
mãnh liệt, mạnh bạo hơn giữa những người có tên gọi “những công dân hạng hai”
đối với những thành phần người da trắng chủ trương thượng tôn và sự liên kết của
những người chủ trương bạo lực với cuộc nổi dậy ngày 6/1 khiến đảng Cộng hòa mặc
nhiên trở thành “một đảng phái chủ trương bạo lực của chính trường Mỹ
trong thế kỷ 21“.
Như vậy, chúng ta đã có được câu trả lời, ai
là kẻ gây ra bạo lực thật sự trong xã hội Mỹ.
Cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 sắp đến, trong
môi trường chính trị, mọi thứ đều có thể thay đổi nhanh chóng. Tuy nhiên, đánh
giá bằng lịch sử và qua những cuộc thăm dò, nếu đảng Cộng hòa vẫn cố dùng những
con bài “tội phạm và bạo lực” tạo thành những nấc thang để tiến đến đỉnh
cao của quyền lực trong thời đại này thì có thể chiến thắng mà những đảng viên
Cộng hòa mong muốn sẽ không bao giờ xảy đến.
Những cử tri của năm 2021 sẽ không thể có cùng
nhận thức chính trị như những cử tri của 50 năm trước với một đảng Cộng hòa của
năm 1971 có chủ trương bảo thủ truyền thống và tôn trọng pháp quyền.
-------------
Tham khảo:
History is full of Americans hating each other
Investor, Trump ally pleads not guilty to illegal lobbying |
Pittsburgh Post-Gazette
AP-NORC poll: Many Republicans uneasy about party’s future
Youtube channel: Viet
Linh News
Facebook: Viet Linh News
No comments:
Post a Comment