Hội
đàm Mỹ-Trung ở Thiên Tân bị bế tắc
SGN
26 tháng 7, 2021
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/hoi-dam-my-trung-o-thien-tan-bi-be-tac/
Như tin
đã đưa, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã đến thăm Trung
Quốc và đàm phán với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) tại thành phố
Thiên Tân (Tianjin) gần thủ đô Bắc Kinh hôm nay Thứ Hai 26 Tháng Bảy. Tin tức
quốc tế cho biết, cuộc thảo luận đã kết thúc trong bế tắc (stalemate) vì quan
điểm của hai bên cách xa nhau về hầu như mọi vấn đề.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2021/07/ap21207415771611.jpg
Thứ trưởng Ngoại
giao Wendy Sherman (trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đàm phán tại
Thiên Tân hôm thứ Hai 26 Tháng Bảy. Ảnh Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp cho hãng
tin AP.
Sự bế tắc của cuộc đàm phán ngoại giao cũng dập
tắt niềm hy vọng về một hội nghị thượng đỉnh quan trọng giữa Tổng thống Hoa Kỳ
Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự tính diễn ra vào cuối năm nay.
Bà Sherman là quan chức cấp cao nhất của chính
quyền Biden đến thăm Trung Quốc cho đến nay. Hội đàm với bà Sherman có Ủy viên
Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người phó của ông
ta, Thứ trưởng Ngoại giao Tạ Phong (Xie Feng).
Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói, trong cuộc
hội đàm, phía Trung Quốc đã mạnh mẽ chỉ trích Washington có những hành động thù
địch chống Trung Quốc trong thời gian gần đây. Bắc Kinh đưa ra sáu tuyên bố cáo
buộc chính phủ Mỹ đang âm mưu “kiềm chế và đàn áp” Trung Quốc,
công kích Mỹ là “nhà phát minh ra ngoại giao cưỡng chế” và cáo
buộc rằng đó là gốc rễ của sự xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới,
tố cáo một số người Mỹ coi Trung Quốc là “kẻ thù tưởng tượng”.
Trong cuộc họp, Bắc Kinh cũng đưa ra một danh
sách các yêu cầu cho Washington thực hiện, trong đó bao gồm việc dỡ bỏ vô điều
kiện các hạn chế về thị thực đối với các đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc, chấm
dứt việc liệt các hãng truyền thông Trung Quốc là “phái bộ nước ngoài” –
các biện pháp của chính quyền Donald Trump trước đây nhằm phân biệt tuyên truyền
và báo chí tự do. Danh sách các yêu cầu này là đề tài bàn tán thịnh hành nhất
trên mạng xã hội Vi Bác (Weibo) của Trung Quốc – bắt chước nền tảng mạng xã hội
Twitter của Hoa Kỳ nhưng bị chính quyền kiểm soát gắt gao- với 85 triệu
lượt xem vào đầu giờ tối Thứ Hai. Nhiều người bình luận về Hoa Kỳ với lời lẽ hằn
học và sung sướng khi thấy phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ “đã bị mắng nhiếc
ra trò”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price
thì cho biết: “Thứ trưởng [Sherman] và Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị đã thảo
luận thẳng thắn và cởi mở về nhiều vấn đề, thể hiện tầm quan trọng của việc duy
trì các đường dây liên lạc cởi mở giữa hai nước. Thứ trưởng nhấn mạnh Hoa Kỳ
hoan nghênh sự cạnh tranh gay gắt giữa hai quốc gia và chúng tôi có ý định tiếp
tục củng cố năng lực cạnh tranh của chính mình nhưng chúng tôi không tìm kiếm
xung đột”
Trước chuyến công du Trung Quốc của Sherman,
Tòa Bạch Ốc cho biết bà sẽ truyền đạt cho phía Trung Quốc sự cần thiết phải
có “các lan can an toàn và thông số bảo vệ” để khôi phục mối
quan hệ Mỹ-Trung, vốn đang ở điểm thấp nhất kể từ khi Washington bình thường
hóa quan hệ với Bắc Kinh năm 1979. Tòa Bạch Ốc cũng nói Washington hoan
nghênh “cuộc cạnh tranh gay gắt và kéo dài” với Trung Quốc,
nhưng cả hai bên “cần chơi theo cùng một luật lệ trên một sân chơi bình
đẳng” để cuộc cạnh tranh “không biến thành xung đột”.
Washington miêu tả cuộc gặp của Sherman là sự
tiếp nối của các cuộc thảo luận đã diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh hồi Tháng
Ba ở Alaska – cuộc hội đàm song phương cấp cao đầu tiên giữa chính quyền Biden
và Trung Quốc khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ quan ngại sâu sắc về nạn
diệt chủng ở Tân Cương, sự xói mòn tự do dân chủ ở Hong Kong, việc bảo vệ hòn đảo
dân chủ tự trị của Đài Loan; các vụ tấn công điện toán vào Mỹ và ép buộc kinh tế
các đồng minh của Mỹ. Nhưng cuộc đàm phán ở Thiên Tân hôm nay dường như cũng lặp
lại giọng điệu gay gắt của hội nghị Alaska.
Vào thời điểm đó, người đồng cấp của Blinken,
ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), đã phản kháng và nói ông nghĩ Hoa Kỳ nên “làm
tốt hơn về nhân quyền”, và “việc tàn sát người Mỹ gốc Phi luôn là một
vấn đề” ở Hoa Kỳ. Hôm Thứ Hai, người đồng cấp của bà Sherman, Tạ Phong
cho biết, “Hoa Kỳ đã có cuộc diệt chủng chống lại người Mỹ bản địa” và “đã
mất 620,000 sinh mạng vì thất bại trong công cuộc chống dịch COVID-19.” Số
người chết của Trung Quốc do COVID chỉ là hơn 4,600 người và nước này có ít hơn
93,000 trường hợp được xác nhận, theo số liệu của chính phủ Trung Quốc. “Làm
thế nào Hoa Kỳ có thể tự nhận mình là người phát ngôn của thế giới về dân chủ
và nhân quyền?” Tạ nói nhưng lờ đi chuyện đại dịch COVID khởi phát từ
Trung Quốc và cách ứng phó của Bắc Kinh đã làm cho virus lây lan ra toàn thế giới.
No comments:
Post a Comment