MỘT SỐ ĐỀ
XUẤT VỀ DẬP DỊCH Ở TP HCM
https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/2408963575903725
Vấn đề dập dịch ở TP.HCM không còn là vấn
riêng của TP.HCM mà đã trở thành vấn đề của toàn quốc. Chưa nói đến vai trò
quan trọng số 1 của TP.HCM trong nền kinh tế quốc dân, thì vấn đề người dân các
tỉnh rời khỏi TP.HCM (mang theo nguy cơ lây nhiễm về các tỉnh) trong những ngày
qua đã khẳng định điều đó.
Trách nhiệm dập dịch không chỉ còn là trách
nhiệm của lãnh đạo TP.HCM. Trách nhiệm dập dịch ở TP.HCM trở thành trách nhiệm
trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ Tịch nước và Tổng Bí
thư của Đảng. Chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn.
Nói đến trách nhiệm trực tiếp tức là chủ thuyết
về dập dịch bao gồm ý tưởng, biện pháp, quy trình dập dịch… với nội dung cơ bản
được đề xuất trực tiếp từ người có trách nhiệm. Đây chính là “nghĩ thật”. Hô
hào mà không đưa ra biện pháp cụ thể đều không dập được dịch. “Nghĩ thật” gắn
liền tư tưởng với biện pháp.
Ở đây sẽ không đề cập đến các nguyên do trong
quá khứ đã dẫn đến tình trạng dịch lan rộng và có nguy cơ thoát khỏi tầm kiểm
soát. Chỉ xin đề xuất một số biện pháp về dập dịch ở TP.HCM tại thời điểm này.
1. KHÔNG ĐƯA DỊCH RA KHỎI TP.HCM
Không đưa dịch ra khỏi TP.HCM. Đây là nguyên tắc
xuyên suốt. Mọi chuyển động đều phải tuân thủ nguyên tắc này.
2. CỨU TRỢ VÔ ĐIỀU KIỆN
Những người đã và đang rời khỏi TP.HCM hiện
nay là vì không có gì để sống, và không có việc làm để nhận lương hiện tại,
cũng như chưa thấy có việc làm để nhận lương trong tương lai gần. Nếu trong tài
khoản của những người này hàng tháng được nhận lương cứu trợ như các nước, thì
đã không có dòng người rời khỏi TP.HCM như trong những ngày qua.
Đề xuất Chính Phủ cứu trợ tức thì, vô điều kiện
cho tất cả những người lao động ở TP.HCM mất việc làm, không có lương. Mức cứu
trợ là 70% mức lương tối thiểu theo vùng. Chuyển trả hàng tháng. Thời hạn trước
mắt là 3 tháng.
Chính Phủ đã có khoản tiền 26.000 tỷ đồng cứu
trợ người lao động khó khăn trong đại dịch, nhưng tại sao dòng người lao động rời
khỏi TP.HCM vì không có tiền sống? Chứng tỏ tiền cứu trợ chưa đến đúng địa chỉ
cần đến, tiền cứu trợ không đến kịp thời. Chứng tỏ thủ tục phức tạp, yêu cầu
phiền hà, bỏ sót người lao động. Đây là trách nhiệm của Bộ LĐ&TBXH.
Cứu trợ vô điều kiện là không đòi hỏi bất cứ
yêu cầu gì từ người lao động – không phải làm đơn, không phải trình giấy tờ… mà
người lao động tự nhiên có tiền cứu trợ. Việc xác định là việc của cơ quan chức
năng có trách nhiệm. Hãy học tập các nước.
Thủ tướng nên tham khảo cách quản trị của tiền
nhân và trong thời chiến, uỷ thác cho một đặc phái viên giải quyết việc cứu trợ
để chấm dứt tình trạng ra đi khỏi TP.HCM vì không có tiền để sống. Chính sách
được ban vào lúc nào thì dòng người “di tản” khỏi TP.HCM sẽ dừng lại ngay lúc
đó. Thủ tướng cần một đặc phái viên giỏi. Lãnh đạo Bộ LĐ&TBXH đã thể hiện sự
không tương năng trong giải quyết cứu trợ trong đại dịch.
3. DÃN CÁCH KHOA HỌC, KHÔNG CỨNG NHẮC
Việc giãn cách tuy phải tuân thủ nghiêm ngặt,
nhưng quy trình phải khoa học và con người thực thi phải tương xứng. Vụ “bánh mỳ
không phải là thực phẩm thiết yếu”, và công văn khẳng định “bánh mỳ là thực phẩm
thiết yếu”, cũng như nhiều thí dụ oái ăm khác, đã chứng tỏ quy trình giãn cách
chưa khoa học, và nhân sự thực thi không đáp ứng được yêu cầu.
Cho nên phải có quy trình khoa học và người thực
thi đủ năng lực để giãn cách hiệu quả. Lúc đó giãn cách mới ít làm phiền dân và
đảm bảo cho sản xuất và lưu thông ít bị gián đoạn. Giãn cách không khoa học sẽ
làm tê liệt toàn bộ đất nước.
4. TỔ CHỨC KHOA HỌC DÒNG NGƯỜI ĐẾN VÀ ĐI
Không đưa dịch ra khỏi TP.HCM không có nghĩa
là TP.HCM bị bao vây tuyệt đối. TP.HCM vẫn phải tiếp tục sản xuất và lưu thông.
Cho nên việc tổ chức lưu thông cho dòng người đến và đi đều phải rất khoa học.
Việc này cũng cần người đứng đầu giỏi. Có người đứng đầu giỏi, tự khắc “nghĩ thật”.
Khi “nghĩ thật” thì sẽ có đầu ra “thật”.
5. THẦN TỐC TIÊM VACCINE CHO TOÀN BỘ CÔNG DÂN
TP.HCM
Quyết định tiêm vaccine cho toàn bộ công dân
TP.HCM là đúng. Việc trở lại hoạt động bình thường của TP.HCM phụ thuộc phần lớn
vào thời điểm khi nào thì tiêm xong vaccine. Cho nên tốc độ tiêm vaccine là rất
quan trọng – thuộc hàng bậc nhất hiện nay.
6. ĐƯA PHƯƠNG TIỆN VÀ NHÂN LỰC TỪ NGOÀI VÀO TP.HCM
Thay vì đưa bệnh nhân từ TP.HCM đến các địa
phương khác để cứu chữa, thì mang bệnh viện và đội ngũ cán bộ y học từ nơi khác
đến TP.HCM. Đây cũng là nguyên tắc côt lõi trong chiến lược dập dịch ở TP.HCM.
7. HỖ TRỢ CỦA TỈNH THÀNH KHÁC
Vào thời điểm sáng nay 31/7/2021, số ca nhiễm
Covid-19 ở TP.HCM là 88.285. Rồi sẽ vượt 100.000 và hơn nữa. TP.HCM có cơ hội
trở lại hoạt động bình thường chỉ khi tiêm vaccine hết cho các công dân đang sống
và làm việc ở TP.HCM.
Lãnh đạo các tỉnh muốn giúp đỡ đồng hương của
tỉnh mình đang sống ở HCM nên có chiến lược hợp lý. Thay vì đón họ rời khỏi
TP.HCM thì hỗ trợ để họ ở lại. Hỗ trợ bằng tài chính và vật chất.
Mặt khác, các tỉnh cần chung tay hỗ trợ TP.HCM
chống dịch bằng cách đưa bệnh viện, nhân lực, và cả thuốc vaccine phòng chống
Covid (một đơn vị đầy đủ) đến TP.HCM. Đó là cách giúp đỡ đồng hương thiết thực
và hiệu quả.
Từ đó để thấy, các tỉnh thành có trách nhiệm
chuẩn bị ngay các bệnh viện dã chiến cùng nhân lực và thuốc men để vào trợ giúp
TP.HCM.
Bệnh viện dã chiến của các tỉnh thành trong
trường hợp cần thiết có thể điều động đến để dập dịch bất cứ ở một địa phương
nào. Thủ tướng nên chỉ đạo để tất cả các tỉnh thành phải có bệnh viện dã chiến
phòng chống dịch Covid-19 như là yêu cầu bắt buộc.
CHIA SẺ
Tiền nhân đã nhắc nhở về một chân lý hiển
nhiên: “Chạy trời không khỏi nắng’”. Từ góc độ toàn quốc, vận dụng vào hoàn cảnh
hiện tại, là “Không đưa dịch ra khỏi TP.HCM”.
Dập dịch ở TP.HCM không còn chỉ là nhiệm vụ của
lãnh đạo TP.HCM và lãnh đạo Bộ Y tế nữa. Dập dịch ở TP.HCM đã trở thành nhiệm vụ
trực tiếp của các lãnh đạo cao nhất của nhà nước. Muốn dập dịch hiệu quả thì khắp
mọi mắt xích trong hệ thống đều phải “nghĩ thật”.
No comments:
Post a Comment