Saturday 31 July 2021

SÀI GÒN NGÀY PH0NG TỎA THỨ HAI MƯƠI BA : NHỮNG MẢNH ĐỜI TRONG THỜI ĐẠI DỊCH (Đỗ Duy Ngọc)

 


Sài Gòn ngày phong tỏa thứ hai mươi ba: Những mảnh đời trong thời đại dịch

Đỗ Duy Ngọc

31/07/2021

https://baotiengdan.com/2021/07/31/sai-gon-ngay-phong-toa-thu-hai-muoi-ba-nhung-manh-doi-trong-thoi-dai-dich/

 

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5  phần 6 — phần 7 — phần 8 — phần 9 — phần 10 — phần 11 — phần 12 — phần 13 — phần 14 — phần 15 — phần 16 — phần 17 — phần 18 — phần 19 — phần 20 — phần 21 — phần 22

 

Đã hai tháng trôi qua, cơn đại dịch đã biến Sài Gòn rộn rã, náo nhiệt đầy sức sống thành một mảnh đất xác xơ đầy bất trắc. Không khí tang thương phủ khắp thành phố, con virus Vũ Hán đe doạ mọi người và cũng xuất hiện loại virus hoảng sợ trong từng khu phố, từng con hẻm, từng gia đình và trên từng khuôn mặt.

 

Không lo sao được khi con số tử vong càng lúc càng nhiều, số người nhiễm càng ngày càng cao. Không lo sao được khi lương thực, thực phẩm cạn dần và đồng tiền trong túi càng teo tóp lại. Người giàu kẻ nghèo đều sợ cái chết đe doạ, người nghèo còn phải lo cái ăn cho chuỗi ngày dài sắp đến. Đã có những mảnh đời đáng thương, đã có người đói ăn xuất hiện trên các hệ thống truyền thông, báo chí, trên mạng xã hội. Dịch một bên và cái đói một bên.

 

Một clip do một đoàn phát cơm từ thiện đăng tải trên mạng xã hội. Sự việc xảy đến vào ngày 27.7 vừa qua tại thành phố. Trong clip, khi thấy xe phát cơm, một người đàn ông chạy đến từ vỉa hè, khi nhận được hộp cơm, anh năn nỉ: “Chị, chị làm ơn cho em xin một hộp nữa chị. Em nhịn đói 2 ngày rồi chị. Em người Sóc Trăng có giấy tờ này”. Vừa nói, người đàn ông lấy ví rút chứng minh thư ra. Hai người phát cơm xua tay bảo không cần. Sau đó, họ quyết định gửi thêm cho người đàn ông một ít tiền để mua mì tôm ăn đỡ đói. Người đàn ông rối rít cảm ơn khi nhận được món quà đáng giá này.

 

Tôi cũng từng có thời kỳ bị đói bảy ngày không có gì bỏ bụng, tôi hiểu rất rõ và thấm thía về cái đói nên rất đồng cảm với niềm sung sướng của người đàn ông này khi nhận được hộp cơm lúc bụng đói cồn cào.

 

Một đoạn trong face Nguyễn Bích Lan: “Lời kêu cứu vô thanh trong messenger của tôi trưa nay của một thanh niên 19 tuổi khiến tôi không thể làm ngơ. Đầu tiên tôi cảnh giác, nhưng sau đó tôi tin rằng đó là sự thật hiện hữu ở không chỉ một con người, ở một chỗ nào đó, ngay lúc này trên đất nước tôi.]

‘Con 19 tuổi, ở Hương Trà, Huế. Mẹ ốm, con còn hai em nhỏ nên phải nghỉ học đi làm. Vào Bình Dương vừa xin được vào làm ở nhà máy chưa có lương thì phải nghỉ vì dịch bệnh. Cô chủ trọ cho miễn tiền nhà nhưng giờ con không có tiền ăn. Con chỉ có một chiếc ấm siêu tốc để đun mỳ. Con đói lắm cô ơi’!

 

Một sinh viên đột nhập vào xưởng của anh hàng xóm. Anh sinh viên trở thành tên trộm vì quá đói. Anh không tìm kiếm tiền bạc hay những vật dụng trong xưởng, anh chỉ gom một ít áo quần cũ và một đôi giày rồi vào bếp lục tìm được gói mì tôm. Anh nấu mì ăn rồi kiếm chảo đặt lên bếp, lục thấy quả trứng liền đập vào rồi định mở nồi cơm định lấy cơm để chiên thì bị phát hiện.

 

Khi bị tra hỏi, anh bảo vì đói quá nên đi kiếm ăn, định chiên thêm miếng cơm chiên đem về cho bạn cùng phòng bị bệnh và thiếu ăn mấy hôm rồi. Chủ xưởng và mấy người công nhân tha cho anh. Khi câu chuyện đưa lên trên mạng, không một ai trách anh sinh viên, cũng không một ai lên án anh mà rất nhiều người hỏi thăm địa chỉ của anh để gởi cho anh chút lương thực, thực phẩm sống qua ngày.

 

Một nhóm có tên là Bữa Cơm Nhân Ái, đã bắt gặp một bà cụ sắp kiệt sức vì đói. Bà cụ gầy gò, tay run lẩy bẩy nhận hộp cơm mà không mở nắp được. Những người trong nhóm phải mở giúp cho cụ.

 

Một bà cụ khác ở quận 11, tuổi đã 85, lom khom trên đường, đầu đội chiếc nón rách tả tơi, run run nói với đoàn thiện nguyện: “Cô ơi, cho tôi thêm hộp cơm nữa nhé. Ở nhà tôi có thằng khùng 65 tuổi. Tôi già rồi nhưng phải nuôi nó. Tôi già rồi, 85 tuổi rồi, không nói dối cô đâu.”

 

Một nhóm người già từ miền Trung vào Sài Gòn, chọn nghề bán vé số để mưu sinh. Nhưng rồi cơn dịch ập đến, họ không biết xoay xở làm sao. Họ đành nương tựa vào nhau trong căn nhà chỉ rộng hơn 20m2 tại số 22/21A Nguyễn Văn Cừ, P. Cầu Kho, Quận 1 vốn đã khó khăn nay lại bộn bề hơn bội phần khi thành phố tạm dừng hoạt động bán vé số của đại lý vé số, bán vé số dạo, rồi tiếp đó là những ngày giãn cách để phòng dịch. Ngày mai rồi ngày mai nữa, không biết những cụ già này phải sống ra sao khi chẳng còn nguồn thu nhập.

 

Có cụ già đi moi thùng rác kiếm phế liệu, lon bia, chai rỗng. Nhưng rồi, cách ly, phong toả, thùng rác cũng trống rỗng chẳng còn chi để moi. Bà đói bên vệ đường, may có đoàn từ thiện đi qua, bà nhận hộp cơm trong nước mắt.

 

Bà Trâm ở trọ tại quận 8. Trước khi ɗịch Ƅệnɦ bùng þɦát, bà thường đón xe ôm từ nơi thuê trọ đến chợ An Đông bán vé số. Nhưng khi thành phố giãn cách, bà không bán vé số được nữa. Dù không được bán, bà Trâm vẫn phải kiếm cái để ăn. Thế nên, bà chọn cáh tiết kiệm bằng cáh nhịn bữa sáng. Đến trưa, bà tìm những nơi phát cơm từ thiện để ăn. Chiều về, bà nấu cháo loãng hoặc độn cháo với mỳ tôm để ăn qua bữa.

 

Hay như bà Ngọc Tuyết (73 tuổi, vô gia cư) gần như đói lả. Bà cố lết bộ đến quán cơm từ thiện xin hộp cơm. Nhận được cơm, bà Tuyết đến gốc cây ven đường cáh quán cơm cɦưa đầy mấy bước chân ăn vội vã. Không đủ tiền thuê trọ nɦư bà Trâm, bà Tuyết sống lang thang, tối ngủ ở vỉa hè, khuôn viên bệnh viện Nhi Đồng 1. Không thể tự nấu ăn, bữa cơm trong ngày của bà chỉ trông chờ vào cá hàng quán và cơm từ thiện. Giờ hàng quán đóng cửa, bà ngồi chờ các đoàn từ thiện kiếm ăn. Thành phố giãn cách, các đoàn từ thiện cũng thưa dần, bà chẳng có gì để ăn, nằm ủ rũ.

 

Vài ngày trước còn có câu chuyện người đàn ông chạy xe đạp đi xin việc. Ông đói và mệt mỏi, cố gắng đi đến từng công ty, từng cửa hàng có việc gì thì cho mình vào làm nɦưng chẳng ai có nhu . Xin không có việc, ông mở lời xin chút thức ăn lót dạ khiến ai nấy đều nghẹn ngào. Giờ tất cả thành phố đã đóng cửa, không biết ông sẽ sống ra sao?

 

Gia đình ông Trần Văn Lạc (Phường 12, Quận 5), bản thân ông bị di chứng tai biến nên liệt 2 chân, ông được phường tặng chiếc xe lắc tay để đi bán vé số. Thành phố bị dịch bệnh khiến gia đình ông Lạc rơi vào tình trạng khó khăn, khi vợ ông cũng không khả năng lao động, người con trai trước kia làm dân quân tự vệ, nay làm giữ xe tại một chung cư trên địa bàn phường với đồng lương ít ỏi, chỉ đủ chi tiêu cá nhân.

 

Ông Lạc tâm sự: “Căn nhà nhỏ, nhưng ở hơn 10 người, khiến sinh hoạt cũng rất khó khăn, bản thân tôi bán vé số cũng không kiếm được bao nhiêu, thời gian này không được đi bán, nguồn thu nhập của tôi bị ngừng hẳn, giờ chỉ nhờ vào sự hỗ trợ của phường”.

 

Không còn kiếm sống được ở thành phố, nhiều người đành gạt nước mắt trở về quê. Chỉ ít người may mắn được vào danh sách của các tổ chức đưa xe, máy bay, tàu lửa đi về. Phần đông chọn phương tiện sẵn có của mình để quy hương.

 

Tại trạm dừng chân ở Đèo Lò Xo, tỉnh Kon Tum nhiều người đã rơi nước mắt khi chứng kiến cặp vợ chồng bế theo đứa con nhỏ mới sinh được 10 ngày tuổi, đi từ miền Nam để về Nghệ An.

 

Theo thông tin trên page Nghệ An chia sẻ, cả hai vợ chồng đều vào Bình Dương làm công nhân nhưng do dịch nên mất việc đã lâu. Người vợ mới sinh bé trai được 10 ngày. Thất nghiệp lại có con nhỏ, không còn sự lựa chọn nào khác vợ chồng đã quyết định đi xe máy 1400km để về quê. Cũng may cả gia đình đã về đến quê nhà bình an.

 

Hai chị em Trần Thị Huyền 18 tuổi và Trần Văn Đủ 17 tuổi, quê ở xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, vào làm thuê tại một xưởng ở TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Ảnh hưởng của dịch nên hai em không có việc làm, trong khi tiền hết, nên đã quyết định chọn cách đi bộ về quê, dù quãng đường là hơn 400km và trong túi chỉ có 200.000 đồng. Khi đến chốt Cai Chanh ở xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông, giáp Bình Phước thì được người dân thương tình tặng chiếc xe đạp. Tới điểm kiểm soát ở cầu Đăk Rtih, TP Gia Nghĩa, hai em không thể đi tiếp vì thiếu giấy xét nghiệm virus. Một chị tên Loan khi biết câu chuyện đã chia sẻ lên mạng xã hội. Sau đó, nhiều tấm lòng hảo tâm đã giúp đỡ Huyền, Đủ. Với số tiền 5,7 triệu đồng được giúp, chị Loan mua cho chị em Huyền chiếc xe máy cũ 2,5 triệu đồng, chủ tiệm sửa xe ở xã Trường Xuân, huyện Đắk Song khi biết hoàn cảnh đáng thương của hai em đã tặng lại 500 ngàn đồng. Sau khi mua mũ bảo hiểm, hai chị em Huyền còn 3 triệu đồng giắt lưng về quê. Em Huyền cho biết: “Chúng em biết với 200 nghìn đồng sẽ khó có thể về quê được nhưng không còn lựa chọn nào nên vẫn quyết định về. Có những lúc em tưởng sẽ không tiếp tục được chặng đường dài nữa nhưng may mắn cho chúng em khi gặp được những anh chị rất tốt, giúp đỡ rất tận tình“.

 

Một thanh niên Gia Lai, đi làm thuê ở SG, đang mất việc, nghe tin mẹ bệnh ở nhà, sáng nay đã cố đi xe máy về quê, bị chốt kiểm soát ở cầu Vĩnh Bình chặn lại, bắt quay đầu xe. Anh ấy khóc và nói:

Mẹ em nằm viện, ba cứ hỏi em về chưa, bà ngoại nói mẹ nặng lắm nên em phải về. Các anh cho em đi đi, các chốt kia em xin được mà”. Đau lòng quá!

 

Một ông cụ lâm vào cảnh không còn kế sinh nhai trong kỳ giãn cách nên liều mình đạp xe từ Sài Gòn về Phú Yên. Tình cảnh của ông được chia sẻ trên mạng và một “hot girl từ thiện” Trúc Phương đã đến tận nơi với hy vọng kịp giúp đỡ trước khi ông về quê. Khi đi, cô mang theo 10 triệu đồng để tặng, mong ông có cuộc sống tốt hơn.

 

Trên trang cá nhân, cô chia sẻ: “Thật sự may mắn khi biết tin ông đã xin được 1 chỗ trong chuyến xe buýt đầu tiên để về với gia đình. Cảm xúc vui mừng và hạnh phúc như vỡ oà trên gương mặt của ông. Em gửi ông tiền nhưng ông bảo về quê còn lo được nên chỉ lấy 3 triệu đồng thôi, con giữ lại cho bà con mắc kẹt ở Sài Gòn nha con.”

 

Một nhóm người lao động đi xe gắn máy từ Sài Gòn về Nghệ An khi tới Quảng Bình thì mệt quá ngủ luôn ngoài đường. Một anh người Quảng Bình đi ngang qua thấy thế, thương quá, nên đã đi mua cho họ ít bánh mì ăn lót dạ, để có sức tiếp tục về quê. Thật sự không có gì bằng tình nghĩa đồng bào.

 

Còn nhiều, nhiều lắm những mảnh đời khó khăn trong cơn đại dịch. Nó nằm trong góc khuất của những xóm lao động nghèo. Nó nằm lộ thiên trên những vỉa hè, phố vắng. Nó còn có mặt trong những khu cách ly thiếu thốn trăm bề. Trách thì cũng đã trách nhiều rồi. Ý kiến thì cũng viết nhiều rồi. Thôi thì, không có nhà nước thì còn nhân dân. Dân thương dân, dân đùm bọc lấy dân qua cơn khốn khó.

 

Khi nhiều người an lành trốn dịch trong nhà, hãy nhớ ngoài kia còn biết bao mảnh đời bất hạnh, còn biết bao số phận không may, còn biết bao người đang thiếu ăn và khổ đau vì đại dịch. Hãy bớt hô khẩu hiệu đi, hãy dẹp những lễ lạt không cần thiết đi, hãy nhìn xuống những khổ đau, thiếu thốn mà người nghèo phải cam chịu trong những ngày đại dịch.

 

Đọc tin trên báo thấy sáng 29.7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Cuba Orlando Nicolás Hernández Guillén đến chào xã giao. Nhân dịp này Thủ tướng Phạm Minh Chính trao 10.000 tấn gạo của Việt Nam tặng nhân dân Cuba. Lại nhớ đến truyện “Trẻ con không được ăn thịt chó” của nhà văn Nam Cao.

 

Truyện kể một gã nhà nghèo, có bốn đứa con. Nghèo thì luôn thèm ăn và gã đã làm thịt con chó nhà nuôi khi cơn thèm thịt đã dâng đến cổ. Bọn nhỏ ở nhà cũng mừng vì sắp có thịt ăn. Thế nhưng, gã cùng ba người bạn được mời đến xơi sạch mâm thịt chó, các con của gã chỉ còn mấy cái bát không, cũng chẳng còn miếng xương để gặm. Đọc mà nghe xót xa lẫn căm giận. Nhà thiếu ăn, con thèm ăn mà đem cho bạn bè hàng xóm ăn, bắt con đói. Tàn nhẫn quá!

 

Trong cơn đại dịch này, dân cũng như những đứa bé trong truyện của Nam Cao, đang thiếu ăn, thèm ăn mà người lớn lại mang mời hàng xóm. Thế mới đau! Ừ cũng có thể trẻ con không ăn thịt chó, nhưng con người thì ai cũng cần có gạo để nấu cơm chứ không lẽ cứ đi xin ăn mãi mà dịch rồi giãn cách, giới nghiêm thì vẫn còn kéo dài không biết bao giờ chấm dứt.

 

Khi đọc tin 10.000 tấn gạo cho Cuba lại nhớ dáng co ro sắp xỉu vì đói của bà cụ già ở Lê Văn Sỹ, lại nhớ đến người đàn ông xin thêm hộp cơm vì đã đói hai ngày, lại nhớ đến chàng sinh viên trở thành kẻ trộm vì thiếu ăn, lại nhớ đến biết bao người nghèo đang chờ suất cơm từ thiện. Nhớ đến những mảnh đời ấy và xót xa quá đỗi. Buồn ơi là buồn!

 

_____

 

Một số hình ảnh:

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/0-696x928.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/1-696x928.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/2.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/3.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/4-607x420.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/5.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/6-696x522.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/7-665x420.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/8.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/9.jpg

 

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/08/10.jpg

 

 

102 BÌNH LUẬN  

 

 

 


No comments:

Post a Comment

View My Stats