30/07/21
https://thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/22266-hanh-huong-v-t-phia
Ở miền Nam trước năm 1975 có dăm ba cuốn sách
nói về những cuộc hành trình của các cá nhân, tập thể hay dân tộc đi về những
nơi chốn thiêng liêng theo niềm tin của họ. Như cuốn ‘Hành trình về miền Đất
hứa’ (The Exodus) của Leon Uris là một bi hùng ca của người Do Thái tìm về
miền đất hứa Jerusalem. Như cuốn ‘Hành trình về phương Đông’ (Journey to
the East) của Baird T. Spalding do Nguyên Phong dịch nói về những trải nghiệm về
năng lượng, tâm linh, thiền định yoga và các triết lý Phật giáo của các bậc tu
hành Ấn Độ đắc đạo. Hoặc giả cuộc hành hương hàng năm của các tín đồ Hồi
giáo về Thánh địa Mecca ở Saudi Arabia.
VIDEO :
300 người “mắc
kẹt” đã rời chốt kiểm soát Covid-19 cửa ngõ Long An
https://www.youtube.com/watch?v=PusNyIkJzNw
Công nhân hành hương về quê bằng xe gắn máy, Tuổi Trẻ
Online, 28/07/2021
Nhưng chỉ có Việt Nam ta trong thời đại a còng
4.0 mới có hiện tượng ‘hành hương về tứ phía’ do Đảng cộng sản Việt Nam
viết còn dang dở. Có hy vọng tác phẩm sẽ hoàn tất sau đại dịch và để lại một
trang sử bi hài cho hậu thế như là một trong những việc, mà theo bộ trưởng 4T
Nguyễn Mạnh Hùng nói, là thế giới chưa ai làm được. Khác chăng những cuộc hành
hương về cội nguồn trên thế giới thường được làm bằng tàu bay hay tàu bò, người
Việt ta làm bằng xe chân và xe gắn máy.
Thật vậy, từ khi Chỉ thị 16 do thủ tướng cộng
sản Việt Nam Phạm Minh Chính ban hành ở Sài Gòn và những biện pháp tùy tiện,
tùy lúc, cả tùy hứng của quan chức địa phương chống giặc Covid-19 đã xảy ra hiện
tượng người dân nghèo hành hương về tứ phía trên đất nước Việt Nam. Tuyệt đối
những người phải làm cuộc hành hương chạy đói đến từ các tỉnh thành đã đổ
dồn về Sài Gòn tìm cuộc sống mới sau khi miền Nam bị giải phóng. ‘Một bộ phận
không nhỏ’ người từ miền Trung địa linh nhân kiệt nơi có bác Hồ giáng thế. Từ
Sài Gòn sau nhiều ngày bị đói đã có những đoàn người đi xe máy đèo nhau về Long
An, Tiền giang, quê hương Bến tre đồng khởi và Đồng Tháp đẹp lắm bông sen. Khốn
nạn là khi về tới Long An thì đoàn hành hương bị lực lượng lá chắn chận lại vì
đã vi phạm chỉ thị giãn cách xã hội, tức là cái chỉ thị đã khiến họ lên xe về lại
cội nguồn !
VIDEO :
Trĩu vai vác
quạt cây, nồi cơm điện rời Sài Gòn về quê tránh dịch Covid-19
https://www.youtube.com/watch?v=USz2AMF6ptc
Cuộc hành hương đầy xúc động về phương Bắc bắt
đầu bằng 4 mẹ con thay phiên nhau đạp 2 chiếc xe đạp thổ tả từ tỉnh Đồng Nai
quyết tâm vượt hơn 1300 cây số về Nghệ An quê hương của Bác. Nếu Ủy ban Thế Vận
Hội Tokyo 2020 biết đến thành tích đạp xe marathon này, chắc chắn đội 4 mẹ con
sẽ lãnh huy chương vàng. Sau đó là từng đoàn người khốn khổ đi bộ, đạp xe đạp,
đi xe máy, đáp xe đò lũ lượt hành hương về cội nguồn. Công an đã sáng tạo ra sự
nhân đạo khác thường bằng cách cung cấp xăng miễn phí cho người đi xe máy trên
đường chạy giặc. Bi hài khác là rất nhiều người hành hương ngủ lê la lăn lóc dọc
đường gió bụi có mọi rủi ro bị quỷ tha ma bắt mà mồm vẫn mang khẩu trang chỉ vì
sợ chỉ thị 16.
VIDEO :
4 mẹ con đạp
xe từ Đồng Nai về quê Nghệ An vì thất nghiệp do Covid-19
https://www.youtube.com/watch?v=55vHW5IfhPI
Vào tối ngày 23/7, Thủ tướng cộng sản Việt Nam
Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 21
tỉnh, thành về phòng chống dịch Covid-19. Ông Phạm Minh Chính đã có yêu cầu các
cấp chính quyền phải khắc phục 6 hạn chế từ những bất cập trong việc thi hành
chỉ thị 16. Ông liệt kê sáu hạn chế như :
1. Hiện tượng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ở
một số nơi, cơ quan, đơn vị ; một bộ phận người dân chưa thực hiện nghiêm yêu cầu
giãn cách.
2. Tại nhiều nơi, tổ Covid cộng đồng hoạt động
chưa hiệu quả, thậm chí chưa có, đây là điều phải khắc phục ngay.
3. Một số địa phương đã chia sẻ, làm tốt việc
đón người từ vùng dịch trở về ngay tại bến cảng, sân bay, ga tàu..., xét nghiệm
và cách ly theo quy định, nhưng nhiều nơi khác cần phải rút kinh nghiệm.
"Phải làm thật nghiêm khâu này để dịch bệnh không lây lan ra các địa
phương khác".
4. Qua kiểm tra, rà soát, báo cáo cho thấy nhiều
nơi chưa làm nghiêm túc trong thực hiện "4 tại chỗ", để xảy ra thiếu
hụt thiết bị y tế, bị động, lúng túng.
5. Việc tiêm vaccine nhìn chung còn chậm, nhiều
nơi tập huấn suôn sẻ nhưng việc tổ chức tiêm khi vaccine về nhiều còn lúng
túng.
6. Hoạt động vận tải, cung ứng hàng hóa có những
lúng túng, bị động, thiếu hụt cục bộ, cần phát hiện và khắc phục ngay.
(VnExpress, 23/7)
Nhận xét, ông thủ tướng vẫn
chưa thấy hậu quả thảm khốc của chỉ thị 16 vì đã thiếu dự liệu một kế hoạch an
sinh hợp lý cho người dân. Ông Chính đổ lên đầu các cấp thừa hành. Ông Chính
đánh bùn sang ao. Ai cũng biết các quan chức địa phương không thể tạo ra sự khủng
hoảng thực phẩm giả tạo ở Sài Gòn bằng cách bẻ gẫy khâu vận chuyển thực phẩm.
Cán bộ cơ sở không thể dồn những người bị nhiễm Covid-19 không có triệu chứng
và con cái họ vào những tụ điểm thiếu phương tiện y tế để trở thành ổ dịch. Thuộc
cấp của ông không thể có ngân sách để hỗ trợ an sinh cho người dân yên tâm hợp
tác với nhà cầm quyền trong đại dịch.
VIDEO :
Mất việc, 30
người đi bộ xuyên đêm từ Bình Định về Quảng Ngãi tránh dịch - VTC14,
22/07/2021
https://www.youtube.com/watch?v=IP1oXkzWTCE
Trong cuộc họp trực tuyến
ông Phạm Minh Chính cũng đã ngụy biện cho sự yếu kém năng lực của nhà nước khi
nói rằng ‘Công tác phòng chống dịch lần này chưa có tiền lệ nên phải vừa làm vừa
rút kinh nghiệm, bổ sung, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội".
Đổ thừa chưa có tiền lệ là ngụy biện. Đại dịch
Covid-19 chưa từng có tiền lệ ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới không cứ gì ở
Việt Nam. Trong khi những chính phủ khác đã bình tĩnh dự trù những trường hợp
khẩn cấp dù chưa xảy ra để sắp đặt trước những biện pháp đối phó khi cần thiết,
Đảng cộng sản Việt Nam vẫn kiêu ngạo mình đồng da sắt trước đại dịch. Những câu
nói tự sướng ngớ ngẩn của các lãnh tụ cộng sản trước đại dịch cho thấy họ hoàn
toàn vô cảm với thực tế. Đến khi bị Covid-19 tấn công, đảng như bị rơi từ trời
xuống đá nện. Cái Chỉ thị 16 và những biện pháp chống dịch vội vã đã làm tan
hoang Sài Gòn hiện nay. Đó không phải vì chưa có tiền lệ mà là hiện tượng ‘chưa
thấy quan tài mắt chưa đổ lệ’ của ông Chính.
Khi ông Chính nói rằng vì chưa có tiền lệ nên
phải vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm thì đây cũng là ngụy biện. Nội hàm của
việc vừa học vừa làm phải chấp nhận những tai nạn trong tiến trình luyện tay
nghề nhưng không thể chấp nhận trên tầm mức quốc gia. Sự sai lầm của nhà cai trị
có thể đưa đến sự thiệt hại tài sản nghiêm trọng và cả sinh mạng oan uổng của
muôn vạn sinh linh. So với những nhà nước dân cử trên thế giới họ không hề có
được cái xa xỉ vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Ngay sau khi đắc cử các
chính phủ phải bắt tay ngay vào việc trọng trách điều hành quốc gia, đối đầu
ngay với những khó khăn trong đó có những tai họa chưa từng xảy ra như đại dịch
Covid-19. Nhiệm kỳ 3,4 năm quá ngắn để vừa học vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Tại
sao đảng cộng sản có đến 50 năm cai trị mà vẫn vừa học vừa làm ?
Bệnh thì phải uống thuốc chứ không phải vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh mà qua khỏi được. Biện pháp hữu hiệu nhất chống Covid-19
là vaccine. Những chính quyền có năng lực đã chuẩn bị mua vaccine và tổ chức
chích ngừa nhanh nhất cho những người dân theo thứ tự ưu tiên hợp lý. Trước đó
các chính quyền đã nghiên cứu tỉ mỉ những phương cách hỗ trợ an sinh giúp cho
người dân yên tâm chấp hành các biện pháp chống dịch. Chuỗi cung ứng thực phẩm
được bảo đảm, những người bị mất việc được trợ cấp tài chánh trang trải cuộc sống
như trả tiền nhà, tiền điện, tiền nước. Các cơ quan, hãng xưởng, công ty,
thương nghiệp, dịch vụ đều được nhà nước hỗ trợ để khi đại dịch qua đi có thể
tái hoạt động như chưa hề bị gián đoạn. Tuyệt đối không có ai phải đi hành
hương cả. Xem thế ta thấy các biện pháp cách ly và giãn cách xã hội đều được áp
dụng đồng loạt tại mọi quốc gia nhưng các biện pháp chống dịch hoảng loạn bất
nhất chỉ riêng là sự thất bại bẽ bàng của Đảng cộng sản Việt Nam. Khốn nạn
thay, nạn nhân không ai khác hơn là 90 triệu người Việt Nam.
Hiện tượng hành hương về tứ phía phải được quy
trách hoàn toàn vào cái chế độ không có năng lực xứng đáng với trọng trách quản
trị đất nước. Lịch sử đã bị lặp lại. Ngày 30/4/75 đã làm hàng triệu con người
phải bỏ nước ra đi, ngày 30/4 bắt đầu đại dịch Covid-19 năm nay đã làm hàng chục
ngàn phải mở một cuộc tháo chạy ra khỏi Sài Gòn tránh đói. Ngày 30/4 phải được
ghi nhận là ngày Đại dịch thay vì Đại thắng như để nhắc nhớ một giai đoạn đáng
xẩu hổ trong lịch sử.
Sơn Dương
(30/07/2021)
No comments:
Post a Comment