Người dân trong các khu
phong tỏa ở TP HCM kêu cứu
BBC
Tiếng Việt
12 tháng 7 năm 2021
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-57801199
Một khu vực bị
phong tỏa ở quận 7
Nhiều người dân lên tiếng kêu cứu giữa lúc TP HCM
thực hiện đợt cách ly nghiêm ngặt kéo dài hai tuần.
"Hôm qua phường thông báo có ba hay bốn
ca nhiễm gì đó trong hẻm của tôi. Thực ra thì họ đã phong tỏa chặt từ bốn ngày
qua rồi. Họ lập một chốt chặn ở đầu con hẻm, nội bất xuất ngoại bất nhập,"
anh Mạnh Hùng, nhà ở phường Phú Mỹ, quận 7, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt hôm
12/7.
Anh còn cho biết thêm, ngoài việc phong tỏa
nguyên cả hẻm, chính quyền còn lập chốt giám sát phong tỏa ở một số khu nhà trọ
của công nhân. "Tính ra những người này chịu đến ba lớp phong tỏa: phong tỏa
toàn thành phố, phong tỏa con hẻm này và phong tỏa khu nhà của họ. Nhà trọ công
nhân thì chật hẹp mà không thể ra vào thành ra rất bí bách," anh nói.
TP HCM giãn cách xã hội
'quyết liệt' theo Chỉ thị 16 từ 0h 9/7
Dân Sài Gòn lo âu trước
giờ ‘phong thành’
"Nhưng cho đến nay thì tình hình nhìn
chung chưa đến mức bi đát. Có lẽ bà con vẫn còn đồ tích trữ để sử dụng trong mấy
ngày đầu," anh Mạnh Hùng bổ sung. "Cũng chưa biết trong vài ngày tới
tình hình các gia đình ở đây sẽ ra sao và chính quyền có hỗ trợ gì không."
Trong nhóm facebook Tôi dân quận 7 vào trưa
11/7, một người có tên Dinh Thang Nguyen đăng tải: "Hiện tại người dân khu
phố Bùi Văn Ba thuộc phường Tân Thuận Đông, quận 7 đang trong khoảng thời gian
tồi tệ nhất. Đã 3 ngày người dân không được tiếp cận với nhu yếu phẩm thiết yếu
vì lệnh phong tỏa của nhà nước,"
Theo mô tả của người này, trong khi ba cửa
hàng tiện lợi nằm bên trong khu phong tỏa hoặc bị đóng cửa hoặc hết hàng, thì
người dân đặt mua hàng bên ngoài cũng không được.
https://ichef.bbci.co.uk/news/454/cpsprodpb/8421/production/_119352833_dinhthang.jpg
Bài viết gây chú ý
trên nhóm Tôi là dân quận 7
Người này viết tiếp: "Chúng tôi vì tin lời
kêu gọi không tích trữ lương thực của nhà nước để rồi bây giờ không có lương thực
để sống qua ngày. Đến nay mới bước qua ngày thứ 3 nhưng người dân trong khu vực
rất khó khăn và thiếu thốn. Trong khu vực này có rất nhiều người lao động ở trọ,
họ hoàn toàn không có thu nhập cũng như điều kiện để tích trữ lương thực."
Đến trưa ngày 12/7, tình hình có vẻ đỡ hơn khi
người dân tại khu vực này cho biết đã bắt đầu có thể nhận tiếp tế từ bên ngoài.
Tuy nhiên, nhiều nơi khác vẫn vang lên những lời kêu cứu.
Giữa lúc TP HCM áp dụng cách ly xã hội, mà thực
chất là phong tỏa, trên toàn thành phố, thì nhiều con hẻm, khu phố, tòa chung
cư… có ca nhiễm cũng bị phong tỏa. Tình trạng phong tỏa chồng phong tỏa khiến
cho người dân gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là dân lao động không có thu nhập
do mất việc trong đại dịch.
Lâu nay, khi xảy ra tình huống khẩn cấp trên
diện rộng như thiên tai, dịch bệnh, công tác hỗ trợ của chính phủ thường chậm
và khó bao phủ hết. Bù vào khoảng trống là các hoạt động hỗ trợ từ xã hội dân sự,
với các tổ chức từ thiện chuyên nghiệp hoặc tự phát của người dân.
Tuy nhiên, do giãn cách nghiêm ngặt toàn thành
phố nên hoạt động của các nhóm từ thiện cũng gặp khó khăn, không thể triển khai
nhanh được.
Theo fanpage Thông tin chính phủ hôm 11/7, Thủ
tướng Phạm Minh Chính đã chỉ đạo tổ chức xe bán hàng lưu động vào từng ngõ hẻm,
nơi khó khăn về hàng hóa để phục vụ kịp thời người dân.
Trước đó một ngày, trang này cũng cho biết TP
HCM đã chi trả gói hỗ trợ cho hơn 40.000 lao động tự do trong số 230.000 người
thuộc diện được hưởng, mỗi người 1,5 triệu đồng.
Khu vực phong tỏa nhà anh Mạnh Hùng phường Tân
Thuận Đông, quận 7
Một khu vực bị
phong tỏa ở quận 7
Con số trên thực ra là rất nhỏ so với nhu cầu.
Và trên thực tế, rất nhiều người không đăng ký tạm trú tại địa phương cũng khó
nhận được tiền hỗ trợ.
Trên các nhóm facebook của các cộng đồng dân
cư tại TP HCM, nhiều người vẫn lặp lại điệp khúc mỉa mai: "Lên ti vi mà nhận!"
"Ở chỗ tôi thì các gia đình nghèo vẫn
chưa nhận được tiền bạc gì từ chính quyền. Không chỉ là người bán vé số, bán
hàng rong mà nhiều thành phần khác cũng đang khó khăn, chẳng hạn nhân viên phục
vụ quán ăn, hướng dẫn viên du lịch… Những người này đã mất việc nhiều tháng
qua, tiền tiết kiệm chắc đã tiêu hết rồi," anh Mạnh Hùng chia sẻ băn
khoăn.
"Tôi và những gia đình có điều kiện hơn
chút xíu có thể san sẻ cho người thiếu thốn. Vấn đề là đang phong tỏa, mình phải
ở nhà, nên cũng không biết giúp bằng cách nào, qua hình thức nào."
Covid-19: ‘Giấy thông
hành âm tính’ làm khổ người dân
Chống dịch kiểu Việt Nam -
Chỉ thương cho người dân!
Đợt phong tỏa tại TP HCM hiện nay là thách thức
lớn cho nhiều phía. Trong khi chính quyền căng sức lập các chốt kiểm soát, tổ
chức xét nghiệm lưu động, các nhóm hỗ trợ người dân, thì tại nhiều nơi, người
dân quá khó khăn đã tìm cách đổ ra đường, né chốt kiểm soát để đi làm kiếm ăn.
"Số ca nhiễm vẫn tăng cao mỗi ngày. Không
biết cách ly hai tuần xong thì có thay đổi tình hình không, chứ cách ly thêm nữa
chắc người dân không chịu nổi. Mà chính quyền cũng vậy," anh Hùng chia sẻ.
***
TIN LIÊN QUAN
Covid-19: Chống dịch kiểu
Việt Nam - Chỉ thương cho người dân!
8 tháng 7 năm 2021
.
TP HCM giãn cách xã hội
'quyết liệt' theo Chỉ thị 16 từ 0h 9/7
7 tháng 7 năm 2021
.
Covid-19: ‘Giấy thông
hành âm tính’ làm khổ người dân
6 tháng 7 năm 2021
.
Dân Sài Gòn lo âu trước
giờ ‘phong thành’
8 tháng 7 năm 2021
No comments:
Post a Comment