Wednesday 7 July 2021

NGA - INDONESIA THẢO LUẬN VỀ TIẾN TRÌNH HÒA BÌNH CHO MIẾN ĐIỆN CỦA ASEAN (Thu Hằng - RFI)

 



Nga - Indonesia thảo luận về tiến trình hòa bình cho Miến Điện của ASEAN

Thu Hằng  -  RFI

Đăng ngày: 07/07/2021 - 14:02

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20210707-nga-indonesia-th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%....BB%87n-c%E1%BB%A7a-asean

 

Nga dường như muốn đóng vai trò trung gian trong cuộc khủng hoảng tại Miến Điện. Sau chuyến công du Matxcơva của người đứng đầu tập đoàn quân sự, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov đã từ Brunei đến Indonesia ngày 06/07/2021. Chuyến công du khu vực Đông Nam Á trong bốn ngày của ngoại trưởng Lavrov cho thấy tầm quan trọng của khu vực đối với Nga.

 

https://s.rfi.fr/media/display/b231ddf8-df05-11eb-8980-005056bfb2b6/w:1280/p:16x9/2021-07-06T054213Z_631177812_RC2QEO9XUNR4_RTRMADP_3_INDONESIA-RUSSIA.webp

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (T) và đồng nhiệm Indonesia Retno Marsudi chụp ảnh chung trước cuộc hội đàm tại Jakarta, Indonesia, ngày 06/07/2021. via REUTERS - HANDOUT

 

Theo AP, ông Serguei Lavrov đã hội kiến quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, nước giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2021. Còn tại Indonesia, ngoại trưởng Nga đã thông báo cho đồng nhiệm Retno Marsudi về những thông điệp mà Matxcơva gửi đến các nhà lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện. Trong buổi họp báo chung với đồng nhiệm Indonesia, phát biểu với các nhà báo qua hình thức trực tuyến, ông Lavrov khẳng định Nga ủng hộ “đồng thuận 5 điểm” của ASEAN và coi đây là “một cơ sở để đưa tình hình (Miến Điện) trở lại bình thường”.

 

Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về tiến trình hòa bình ở Miến Điện kêu gọi chấm dứt bạo lực ngay lập tức và mở đối thoại mang tính xây dựng “vì lợi ích của người dân”. Tuy nhiên, theo ngoại trưởng Indonesia, để thực hiện được, thì “tập đoàn quân sự Miến Điện cần phải hợp tác với các thành viên khác của ASEAN”.

 

Bản “đồng thuận 5 điểm” hiện chỉ tồn tại trên giấy tờ. Singapore kêu gọi ASEAN cần “xúc tiến” kế hoạch này. Trong thư trả lời những câu hỏi của nghị sĩ ngày 06/07, được South China Morning Post trích dẫn, ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan thừa nhận “việc áp dụng thỏa thuận 5 điểm tiến triển chậm và hơi thất vọng”.

 

 

Người dân Miến Điện kỉ niệm phong trào sinh viên 1962

 

Trong khi đó, phong trào phản kháng vẫn tiếp tục tại Miến Điện. Đông đảo người biểu tình đã xuống đường ngày 07/07 để kỷ niệm các cuộc biểu tình sinh viên năm 1962 chống tập đoàn quân sự. Theo AFP, khoảng 100 người đã tập hợp tại thủ phủ kinh tế Rangoon, vài chục người ở thành phố Mandalay và ở vùng Sagaing (miền trung). Họ đốt cờ của quân đội và giương nhiều biểu ngữ : “Nhổ tận gốc quân đội phát xít”“Hãy giữ vững tinh thần 07/07 và đánh bại chế độ độc tài quân sự”.

 

Tập đoàn quân sự điều hành đất nước từ năm 1962, hơn một thập niên sau khi giành được độc lập từ Anh Quốc, cho đến năm 2016.

 

                                                           ***

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

MIẾN ĐIỆN - ASEAN

Bị ASEAN chỉ trích, quân đội Miến Điện biện minh cuộc đảo chính

 

.

ASEAN - MỸ - TRUNG QUỐC - MIẾN ĐIỆN

ASEAN phối hợp với Mỹ và Trung Quốc tìm giải pháp ngoại giao cho Miến Điện

 

 

==============================================

.

.

Singapore: ASEAN cần đẩy nhanh kế hoạch chấm dứt khủng hoảng Myanmar

Reuters / VOA

07/07/2021

https://www.voatiengviet.com/a/singapore-asean-can-day-nhanh-ke-hoach-cham-dut-khung-hoang-myanmar/5956329.html

 

https://gdb.voanews.com/A9378735-5935-4CC0-B06E-922658A56904_w1023_r1_s.jpg

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan

 

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang làm việc để xúc tiến kế hoạch đồng thuận 5 điểm mà các nhà lãnh đạo của khối này đã đạt được để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Myanmar, Ngoại trưởng Singapore cho biết hôm 6/7, theo Reuters.

 

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan cho biết trong văn bản trả lời chất vấn của quốc hội: “Chúng tôi nhận thấy rằng việc thực hiện Thỏa thuận 5 điểm diễn ra chậm chạp và hơi đáng thất vọng.”

 

“Chúng tôi đang làm việc trong nội bộ khối ASEAN để xúc tiến kế hoạch này, chú tâm chấm dứt bạo lực, giảm thiểu khủng hoảng nhân đạo và đưa Myanmar trở lại con đường đàm phán trực tiếp với tất cả các bên liên quan nhằm hướng đến bình thường, hòa bình và ổn định lâu dài,” ông nói.

 

Vào tháng 4, ASEAN đã công bố nhất trí 5 điểm nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng, mặc dù không thống nhất được khung thời gian.

 

Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ khi quân đội lật đổ chính phủ của nhà lãnh đạo dân cử Aung San Suu Kyi vào ngày 1/2, với các cuộc biểu tình và giao tranh gần như diễn ra hàng ngày giữa quân đội và lực lượng dân quân mới thành lập.

 

Hồi tháng trước, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã kêu gọi ngừng vận chuyển vũ khí cho Myanmar và kêu gọi quân đội tôn trọng kết quả bầu cử tháng 11, cũng như trả tự do cho những người bị giam giữ vì tham gia chính trị, bao gồm cả bà Suu Kyi.

 

Các nước Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines, Việt Nam và Myanmar đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của LHQ, trong khi Brunei, Campuchia, Lào và Thái Lan bỏ phiếu trắng.

 

 

 

No comments:

Post a Comment

View My Stats