Làm gì để
cứu vãn nền kinh tế Cuba?
https://www.facebook.com/hai.phanthe.73/posts/918784328670417
Đó là chủ đề của cuộc đối thoại Liên Mỹ được tổ
chức hồi tháng 3/2021, với sự tham gia của Michael Shifter, chủ tịch đối thoại,
cũng là người điều hành cùng các chuyên gia kinh tế hàng đầu như: Pavel Vidal Alejandro,
giáo sư Kinh tế tại Đại học Pontificia Javeriana de Cali, Colombia; Ted Henken, phó giáo sư
khoa Xã hội học tại Đại học Baruch…
Tại đây đã có nhiều chuyên gia đưa ra nhiều giải
pháp để cứu vãn nền kinh tế Cuba song đáng chú ý nhất là Vidal Alejandro, ông
này đã đưa ra một khuyến cáo: Mở rộng khu vực tư nhân và cho phép các doanh
nghiệp nhiều không gian hơn để phát triển kinh doanh.
Henken có cách nói khác: Chính phủ Cuba đang
kiểm soát xã hội và cho mỗi công dân có thể được làm gì. Để nền kinh tế phát
triển cần thay đổi, Chính phủ chỉ cần quy định những lĩnh vực gì công dân không
được làm. Các cải cách càng chậm thì càng có nhiều người Cuba rời bỏ đất nước,
nạn chảy máu chất xám đang diễn ra nghiêm trọng.
Đáng tiếc là những kiến nghị kiểu này thường bị
Chính phủ cảnh giác và bị chụp mũ là “luận điểm của các thế lực thù địch”.
Theo thống kê độc lập, từ năm 2008 đến 2018, đầu
tư vào Cuba giảm 17%, xuất khẩu giảm 7% và GDP thực tế giảm gần 3%. Thâm hụt
tài chính hàng năm trên 12% cũng như thâm hụt thương mại đáng kể. Cuộc khủng hoảng
đang diễn ra ở Venezuela, đối tác kinh tế và là đồng minh quan trọng của Cuba,
khiến giao lưu thương mại giữa hai nước sụt giảm khiến Cuba càng thêm khó khăn.
Hệ thống tiền tệ kép của Cuba, khoản nợ cũ còn
tồn đọng từ nhiều năm trước để lại và lệnh cấm vận của Mỹ đều tiếp tục đặt ra
những thách thức lớn đối với sự phát triển và tăng trưởng. Lạm phát tăng nhanh
mà chưa có dấu hiệu dừng lại.
Điều này không có nghĩa là Cuba đã không đạt
được một số tiến bộ. Năm 2015, Cuba đã đàm phán lại phần lớn các khoản nợ chính
thức của mình. Sau khi đạt được thỏa thuận với nhiều nước chủ nợ như Trung Quốc,
Mexico và Nga… một số món nợ lớn của Cuba đã được xóa, tỷ lệ nợ nhờ đó mà giảm
đi nhiều.
Kinh tế Cuba tưởng như nhìn thấy ánh sáng ở cuối
đường hầm thì đại dịch Covid-19 xẩy ra, chuỗi dịch vụ bị đứt đoạn, kinh tế Cuba
càng lún sâu vào khủng hoảng. Lệnh cấm vận của Mỹ đã mang lại cho Cuba một vật
tế thần. Chính phủ Cuba theo cách cũ, đổ lỗi những khó khăn của nền kinh tế và
do tên tội đồ là đế quốc Mỹ.
Thực ra thì Mỹ không có đủ quyền năng chi phối
cả thế giới. Vẫn có rất nhiều mạnh thường quân sẵn sàng giúp đỡ Cuba. EU chẳng
hạn, đó là khu vực giàu tiềm năng, giàu thiện chí và nhiều duyên nợ. Tây Ban
Nha là quê hương của lãnh tụ Fidel và phần lớn những người dân Cuba. Họ nói
cùng ngôn ngữ, cùng tập quán văn hóa và cả tôn giáo… nhưng điều quan trọng là luật
lệ ở Cuba với hàng loạt những hạn chế đối với tài chính, nông nghiệp và du lịch
chưa được dỡ bỏ. Các nhà hoạch định chính sách Cuba còn bị chi phối quá nhiều bởi
ý thức hệ và cảm xúc trong quá trình ra quyết định. Cùng với đó là những khoản
nợ thối, nợ xấu của Cuba từ nhiều năm trước vẫn chưa xử lý xong… Với vô số rào
cản như vậy, những người châu Âu vốn tôn trọng luật lệ, họ không muốn dây vào một
quốc gia mà tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ.
Khi thế giới thờ ơ, lạnh nhạt thì có một quốc
gia hăng hái và sốt sắng với Cuba đó là Trung Quốc. Trung Quốc xóa nợ cũ cho
Cuba, tiếp tục cấp tín dụng cho Cuba khi hầu hết các đối tác cho vay khác từ chối
chỉ vì nợ xấu, nợ thối của Cuba đang chồng chất.
Các chính sách môi trường của chính quyền
Trump cũng thúc đẩy Cuba xích lại gần hơn với Trung Quốc, quốc gia đi đầu trong
lĩnh vực công nghệ xanh.
Với sự hào phóng của Trung Quốc, Cuba hy vọng
có thể đi tắt đón đầu, bỏ qua các mô hình công nghiệp “bẩn” và chuyển thẳng
sang mô hình phát triển bền vững, sạch, tập trung vào việc tăng cường sử dụng
năng lượng tái tạo thay cho năng lượng hóa thạch. Việc cải tổ ngành năng lượng
của Cuba được coi là chìa khóa để đổi mới tăng trưởng kinh tế của đất nước. Kế
hoạch Phát triển Quốc gia của Cuba đã thiết lập mục tiêu tăng các nguồn năng lượng
tái tạo lên 24% sản lượng năng lượng vào năm 2030.
Mới đây, trong phiên họp Chính phủ, Chủ tịch
Cuba Miguel Díaz- Canel Bermúdez phát biểu, trong đó có đoạn: "Chúng ta
không thể tiếp tục làm những điều tương tự khi nói đến nền kinh tế, theo cách
đó chúng ta sẽ không đạt được kết quả mà chúng ta cần... Rủi ro tồi tệ nhất là
không thay đổi, không chuyển đổi và mất niềm tin và sự ủng hộ của người dân.
Chúng tôi sẽ đảm bảo sự ủng hộ của mọi người vì chúng tôi sẽ đạt được hạnh phúc
và cải thiện. "
Dẫu được nhà Castro dựng nên và hiện đang núp
dưới bóng khổng lồ của người khai quốc, nhưng ông Canel Bermúdez vẫn mong muốn
làm được điều gì đó để giúp dân và giải thoát cho tình trạng khốn khó hiện nay
của đất nước.
Giải pháp đó là TQ chăng!?
https://www.facebook.com/photo?fbid=918784202003763&set=pcb.918784328670417
https://www.facebook.com/photo?fbid=918784292003754&set=pcb.918784328670417
https://www.facebook.com/photo?fbid=918785575336959&set=pcb.918784328670417
No comments:
Post a Comment