Đi
bộ đội: Khi nào thì bị đánh?
Trường
Sơn
2021-07-02
Hình minh hoạ: Thanh niên nhập ngũ ở Hà Nội hôm
27/2/2021
Cái chết của quân nhân Trần Đức Đô hôm 28/6 vừa
qua làm dấy lên làn sóng tranh cãi về thực trạng bạo lực trong quân đội ở Việt
Nam, mặc cho nguyên do dẫn đến cái chết của anh lính trẻ vẫn chưa sáng tỏ.
Với tính chất biệt lập với xã hội bên ngoài,
những gì xảy ra ở bên trong doanh trại quân đội là điều mà nếu chưa từng trải
qua thì sẽ rất khó để mường tượng, và câu hỏi mà có lẽ nhiều người đang có hiện
giờ đó là khi nào thì bạo lực xảy ra ở trong quân ngũ?
Đánh lẫn nhau, bị
cấp trên đánh, và bị đánh lây
“Lính xích mích đánh nhau cũng có nhiều, vi phạm bị
đánh cũng nhiều, bản thân tôi không vi phạm cũng bị đánh vì một đồng đội trong
trung đội vi phạm nên toàn bộ trung đội bị đánh”.
Một cựu quân nhân) nghĩa vụ (giấu tên vì lý do
an toàn) từng đóng quân ở sư đoàn 3, Quân khu 1 nơi Trần Đức Đô từng trải qua
ba tháng huấn luyện tân binh cho RFA biết.
Theo cựu quân nhân này thì tình trạng bộ đội
đánh lẫn nhau ít xảy ra hơn so với việc bị cấp trên sử dụng bạo lực, và thường
là do xích mích cá nhân hoặc do ma cũ bắt nạt ma mới.
Cụ thể, đối với tình trạng ma cũ bắt nạt ma nới,
cựu quân này giải thích: “Vì sao ma cũ bắt nạt ma mới, vì ông đi trước mình
cũng có thể bị các ông khoá trước đánh nên ông đấy tức, nên khi mình vào thì
ông ấy kiểu ngày xưa tao bị đánh nên giờ tao đánh mày”.
Theo quân nhân này, về hiện tượng cấp trên sử
dụng vũ lực với cấp dưới thì thường xảy ra khi một quân nhân vi phạm điều lệnh,
và mức độ bạo lực tuỳ thuộc vào hai yếu tố: tính tình của cấp trên và mức độ
nghiêm trọng của sự vi phạm.
“Cũng tuỳ từng người, có thể là người nào cục
cằn thì cầm gậy, cầm xẻng đánh còn không thì nắm đấm, chân lên gối, sút”. Cựu
quân nhân này cho biết thêm.
Theo những người từng đi nghĩa vụ quân sự, văn
hoá trong quân đội là “lấy tập thể rèn cá nhân”, một người làm thì cả tập thể
phải chịu hậu quả. Điều này lý giải tại sao trong nhiều trường hợp toàn bộ quân
nhân trong một trung đội bị đánh chỉ vì một hoặc hai cá nhân vi phạm điều lệnh.
Một đặc điểm nữa đó là mức độ bạo lực sẽ khác
nhau đối với từng đơn vị quân đội. Một cựu quân nhân khác (giấu tên vì lý do an
toàn) từng thuộc đơn vị văn công của sư đoàn 3, Quân khu 1 thì cho biết anh
chưa từng chứng kiến bạo lực trong thời gian quân ngũ.
“Chuyện đánh nhau ở trong đó rất là khó, nếu bị phạt
thì họ phạt bằng điều lệnh. Ví dụ họ bắt mình tập các bài điều lệnh rất là vất
vả, nhiều khi mình chỉ mong họ đấm mình một cái cho nó xong chứ còn tập các bài
điều lệnh đấy còn vất vả hơn nhiều”. Anh cho biết.
Sự khác biệt này cũng dẫn đến thực trạng chạy
chọt để con em mình được chuyển về các đơn vị dễ thở, nhàn hạ thay vì phải vào
các đơn vị vất vả hơn, theo một cựu quân nhân cho RFA biết.
VIDEO : Toàn cảnh:
Quân nhân Trần Đức Đô tử vong sau 4 tháng nhập ngũ #Shorts
https://www.youtube.com/watch?v=rGMK9S-FxSw
Tại sao không khiếu
nại khi bị đánh?
Theo các cựu quân nhân nghĩa vụ, trong quân đội
có các cơ chế để khiếu nại một khi bạo lực xảy ra, nhưng bản thân các cơ chế
này lại có những bất cập khiến cho các nạn nhân chùn bước mỗi khi nghĩ đến việc
sử dụng.
“Khiếu nại thì cũng như không, chẳng ai giải
quyết cho mình bởi vì mình vi phạm”. Một cựu quân nhân nghĩa vụ cho
RFA biết.
Theo quân nhân này thì trong thời gian quân
ngũ anh đã chứng kiến một đồng đội có ý định khiếu nại, nhưng sau đó phải trải
qua một buổi “giảng chính trị”, trong đó người này được thuyết phục rằng việc bị
đánh là lỗi của bản thân do vi phạm điều lệnh, và kết quả là quân nhân kia đã từ
bỏ ý định khiếu nại.
Một cơ chế nữa cũng khiến cho những người có ý
định khiếu nại bỏ cuộc đó là lệnh cấm khiếu nại vượt cấp. Trong trường hợp một
quân nhân bị cấp trên hành hung thì người này không được khiếu nại lên cấp cao
hơn mà buộc phải thông qua cấp đơn vị của mình.
“Khiếu nại không được vượt cấp, trong một
đơn vị đại đội, nếu mình bị cấp trên của mình đánh thì mình không thể lên cấp
to hơn báo được mà phải theo phân cấp”.
Theo các cựu quân nhân nghĩa vụ, chính vì sự bất
cập trong các cơ chế khiếu nại nên nhiều quân nhân đã chọn cách trốn về nhà,
khiến bản thân phải đối mặt với nguy cơ bị đưa ra toà án binh vì tội đào ngũ.
Trong thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện
nhiều video và thông tin về các vụ việc quân nhân bị hành hung khi đi nghĩa vụ
quân sự. Tuy nhiên, rất hiếm khi những thông tin này xuất hiện trên báo chí Nhà
nước. Điều này đã làm dấy lên những sự lo ngại và bàn tán trên mạng xã hội về
tình trạng bạo lực và sự thiếu minh bạch trong quân đội.
Ngày 8 tháng 4 năm 2021, toà án quân sự khu vực
Quân khu 9 xét xử sáu cựu quân nhân vì tội hành hung đồng đội, và tuyên án từ
hai năm đến ba năm sáu tháng tù. Trong khi đó, Trung tướng Dương Đình Thông,
hôm 29 tháng 6 trả lời phỏng vấn của báo Zing khẳng định: “trong quân đội,
không có tình trạng đánh nhau, bạo lực mà chỉ có đi làm nhiệm vụ”.
Hình minh hoạ: Những
người lính sau buổi huấn luyện ở Hoà Lạc, ngoại thành Hà Nội hôm 24/7/2015.
Reuters
Quân đội cần hành
động để giữ uy tín
Trong những ngày qua, sự việc liên quan đến
quân nhân Trần Đức Đô tử vong bất thường đã tạo dư luận và nhiều người đặt câu
hỏi về việc liệu có nên tiếp tục gửi gắm con em cho quân đội.
Gia đình quân nhân Đô nghi ngờ quân nhân này bị
đánh đến chết trong khi giới chức quân đội trong các trả lời với báo chí trong
nước lại cho rằng không có tác động ngoại lực lên người của Đô. Báo cáo ban đầu
xác định Đô chết ở trạng thái treo cổ.
Ông Đinh Kim Phúc, một cựu quân nhân từng tham
gia chiến tranh biên giới Tây Nam cho RFA biết quan điểm của ông về vấn đề
này:
“Việc của tân binh Đô, lý do bị đẩy lên cao
là sự trả lời bất nhất của các chỉ huy trong quân đội đối với gia đình, với dư
luận nên mới bị đẩy lên”.
Ông Phúc cũng cho biết các chỉ huy quân đội cần
phải giải quyết tất cả các sự việc một cách rõ ràng, nhanh chóng và dứt khoát để
tránh dư luận không tốt.
Theo trang Globalfirepower, một trang web chuyên theo dõi tình hình
quân đội của các quốc gia trên thế giới, quân đội Việt Nam hiện có 482,500 quân
thường trực, đứng thứ chín trên thế giới về quân số. Việt Nam duy trì chế độ
nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với công dân nam ở tuổi từ 18 đến 25, và đến 27
tuổi đối với các công dân đi học đại học, cao đẳng. Mỗi năm, quân đội Việt Nam
tiến hành tuyển quân một lần vào tháng hai hoặc tháng ba.
-------------------
Tin, bài liên quan
·
Có
hay không sự bao che cho hành vi bạo lực trong cái chết của quân nhân Trần Đức
Đô?
·
Gia
đình quân nhân Trần Đức Đô làm lễ mai táng sau khi được chính quyền vận động
·
UBKT
Quân uỷ Trung ương đề nghị kỷ luật 12 quân nhân
No comments:
Post a Comment