Hãy
tỉnh ngộ đi, sự bất lực của y tế Việt Nam!
BS
Phạm Ngọc Thắng
08/07/2021
https://baotiengdan.com/2021/07/08/hay-tinh-ngo-di-su-bat-luc-cua-y-te-viet-nam/
Tôi đọc cái bài báo này cộng với lời bình của người bạn quý của
tôi, và sững sờ: Họ sẽ chống dịch như thế nào nhỉ? Khi nhiều bệnh nhân nặng thì
rất cần những thầy thuốc chuyên sâu. Vaccine thì chưa đủ để tiêm đại trà. Còn
ngoáy mũi mà coi là biện pháp chống dịch covid hiệu quả thì đáng ngờ. Sic!
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2021/07/1-9.png
Họ chống dịch như thế nào nhỉ!? Tôi nghĩ mãi và chua
chát nhận ra: Họ chống dịch bằng nghị quyết.
Để ra nghị quyết, họ lấy ý kiến của Bộ Y tế,
do Bộ trưởng ký. Ý kiến của Bộ Y tế do các chuyên gia.
Các chuyên gia là ai? Là những viên chức thuộc
quyền bộ trưởng, nói gì đẹp ý bộ trưởng thì nói.
Tôi có bạn, có em làm chuyên gia về lĩnh vực
này, khi hỏi: Các ông bà ơi, sao không ai nói một câu cho Dân nhờ, làm theo
cách này sai mất rồi. Thì được trả lời: Họp cãi nhau như mổ bò, nhưng bộ trưởng
quyết theo ý bộ trưởng, chịu!
Bộ trưởng Y tế Việt Nam là ai!?
Là cán bộ tuyên giáo nhiều hơn là một vị tướng
ngành Y. Bỏ qua ông ta học ở Trường đại học Y Thái Bình; bỏ qua việc ông ta làm
tiến sĩ ở Trường đại học Y Hà Nội… Học ở đâu cũng có người giỏi, người dốt,
nhưng học ở đâu cũng phải có kiến thức thu được, dù ít dù nhiều. Tôi không thể
tưởng tượng nổi một vị bộ trưởng tư lệnh ngành y lại có thể thốt ra những câu
choáng váng như: Virus lai giữa chủng Ấn Độ và chủng Anh quốc.
Ông ta ngu dốt hay cố lờ đi: Để lãnh đạo một
sư đoàn chi viện cho Sài Gòn yêu quý kia cần bao nhiêu tướng lĩnh; bao nhiêu
trung đoàn trưởng; tiểu đoàn trưởng; bao nhiêu đại đội – trung đội trưởng; bao
nhiêu sĩ quan thiện chiến hay chỉ là 10.000 nhân viên sơ cấp, trung cấp vào Sài
Gòn ồ ạt chụp hình, hô khẩu hiệu; ngoáy mũi, chọc que và than thở nóng quá, Sài
Gòn không bằng Bắc Giang. Thật tệ!
Ngay từ đầu vụ dịch, từ tháng 1, tháng 2 năm
2020, tôi đã nhủ: dịch tràn lan trong xã hội, việc quan trọng nhất là chăm sóc
bệnh viện cho những người nhập viện, thành hay bại ở đó.
Biết bao lần tôi kêu khóc: Trời ơi, tiêu hàng
núi tiền, hàng tỷ đô la Mỹ vô ích rồi.
– Vô ích cho việc phun thuốc sát trùng (không
có tác dụng diệt virus!);
– Cho xét nghiệm (một việc vô ích vì người đến
lấy xét nghiệm âm tính có thể ngay lập tức bị lây nhiễm mầm bệnh!);
– Cho cách ly (một việc dễ trở thành phản khoa
học, người ta chia lẻ nguồn bệnh ra để quản lý, đằng này tập trung nguồn bệnh lại
dễ lây lan!)
Nhẽ ra người ta dành hàng tỷ đô la trôi sông
biển đó cho việc chăm sóc bệnh viện.
Khi một case ra viện sau ba lần xét nghiệm âm
tính, tôi không gọi là chữa khỏi bệnh covid-19 mà gọi là chăm sóc bệnh viện
thành công cho người nhiễm covid-19, có lý do của nó. Cũng như:
– Không thể bắt người phơi nhiễm expose với mầm
bệnh đi cách ly ồ ạt, vì một lẽ cực kỳ đơn giản, ai cũng có thể nhiễm bệnh. Vào
trại tập trung thì khả năng expose tăng lên, khả năng nhiễm virus tăng lên nhiều
lần, thực tế đã xảy ra đúng như vậy.
– Không thể gọi người nhiễm virus là bệnh nhân
khi họ không có dấu hiệu khởi phát bệnh: Ho, sốt, đau người, mệt mỏi… Họ là người
lành mang virus. Họ có xấu là lây nhiễm ra cộng đồng liền kề, cái hay là trong
người họ đã sinh kháng thể và hệ miễn dịch đủ để ức chế, bao vây, nuốt được
virus nên dù có lây nhiễm, virus này đã bị bất hoạt tự nhiên và cũng làm cho
người nhiễm thứ phát trở thành người lành mang virus như người trước mà thôi. Số
phát bệnh thực sự ít, số người cần chăm sóc bệnh viện còn ít hơn nữa.
– Không có thuốc đặc hiệu diệt virus thì chỉ
chăm sóc triệu chứng, chữa trị biến chứng và chống suy phổi, suy tim, chống suy
thận, chống hôn mê, chống nhiễm độc, chống suy mòn suy kiệt sau nhiễm virus mà
thôi.
– Không thể coi người bệnh nhiễm virus là tội
phạm được, họ là đồng bào của mình, lỡ xui rủi thì họ đành chịu đã khổ lắm rồi.
Đừng hạ nhục họ và gia đình họ nữa.
Thực trạng nước ta hiện nay thì như anh bạn
tôi nói:
– Ồ ạt làm xét nghiệm để tìm nguồn lây, truy
tìm các loại F đã thất bại nặng nề, tốn kém khủng khiếp; càng xét nghiệm càng
tăng số case nhiễm virus, một việc làm chẳng cần xét nghiệm cũng biết chắc chắn
là như vậy.
Khi giấy chứng nhân xét nghiệm có kết quả âm
tính trở thành phương tiện đi lại kiếm ăn thì việc xét nghiệm không còn giới hạn
của ngành Y nữa mà đã thành chuyện hoàn toàn có giá trị khác. Hậu quả đã không
hay ho gì mà còn có chút phản khoa học, vô nhân đạo, thiếu tình người.
– Vaccine ít và thiếu, thụ động trong nhập về
do sự độc quyền một cửa của Bộ Y tế trong đàm phán mua bán vaccine.
Họ cố tình dịch chữ Government trong các công
văn nước ngoài thành Chính phủ trung ương, mà lờ đi, nó cũng có nghĩa là Chính
quyền của một tỉnh, một địa phương. Từ đó Bộ Y tế đã độc quyền giao dịch và
thông qua công ty sân sau của mình, đứng ra nhập vaccine về ban phát cho các địa
phương. Một việc làm đi trái lại Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
lần thứ 12, trong đó quy định rõ: nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Không một nền kinh tế thị trường nào chấp nhận việc
độc quyền và thông qua công ty sân sau để mua bán như Bộ Y tế đã và đang làm, một
việc làm ngược, vô nhân tính.
Hãy để Chính quyền các tỉnh được quyền nhập
vaccine và tiêm cho dân của họ, Bộ Y tế chỉ là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ
điều kiện tiêm vaccine mà thôi. Được như vậy, tôi tin các doanh nghiệp địa
phương sẵn sàng đồng hành cùng chính quyền tỉnh trong vòng một, hai tháng phủ lấp
việc tiêm vaccine cho thần dân của mình.
Trong một Stt của mình, tôi đã nêu: chi phí
cho 01 giường Hồi sức cấp cứu hàng ngày trung bình là 1500 USD; cho 01 ngàn
ngày là 1,5 triệu USD; 01 triệu ngày là 1,5 tỷ đô la Mỹ. Mỗi người bệnh nặng
trung bình nằm ICU là 15 ngày thì chúng ta có 100.000 người/ngày điều trị ICU.
Mỗi bệnh viện trung bình có 50 giường ICU tiêu
chuẩn, với số tiền 1,5 tỷ đô la Mỹ, chúng ta có 20.000 (hai mươi ngàn!) bệnh viện.
Một con số khổng lồ đủ để chữa trị cho bệnh nhân cần chăm sóc bệnh viện.
Thêm nữa, để có 100.000 ngàn người cần chăm
sóc ICU, số lượng chỉ chiếm 5% số người cần nhập viện (số liệu cụ thể hỏi ông
Lương Ngọc Khuê) thì cần có 2 triệu bệnh nhân cần nhập viện.
Để có 2 triệu bệnh nhân thì cần phải có 10 triệu
người nhiễm virus theo luật Pareto, một điều khó có thể xẩy ra trong thực tế Việt
Nam.
Tôi viết những con chữ nặng về tiền bạc này để
chỉ ra sự LÃNG PHÍ VÔ CÙNG LỚN từ những quyết định sai lầm của Ban chỉ đạo chống
dịch, của Bộ Y tế mà vai trò của ông bộ trưởng đóng vai trò chủ chốt. Tôi yêu cầu
ông ta từ chức là do vậy.
Gần 20 năm nay, tôi đi xây dựng dự án bệnh viện
để chữa trị cho dân. Một giường bệnh tiêu chuẩn người Âu, Mỹ xây có giá 200.000
USD, người Trung Quốc xây giá 100.000 USD, người Việt Nam xây có giá từ 50.000
USD đến 70.000 USD (không kể bệnh viện đầu tư từ nguồn vốn Nhà nước, có khi lên
đến nửa triệu, một triệu USD/1 giường bệnh là bình thường!).
Với 1 tỷ đô la chúng ta có thể xây được nhiều
giường bệnh lắm. Hết dịch, người dân vẫn được nhờ hệ thống bệnh viện này, tỉnh
nào cũng vẫn còn có những giường bệnh này.
Với khả năng của mình, cùng hàng tỷ đô la của
Chính phủ, chúng tôi tin có thể xây dựng những Bệnh viện Lôi Thần Sơn, Hỏa Thần
Sơn trong thời gian cực nhanh không kém người Trung Quốc đã làm ở Vũ Hán để cấp
cứu cho đồng bào của họ.
Với một tỷ đô la trôi sông trôi biển, tội ác lớn
lắm.
Hỡi những ai đang cầm chương đánh bạc, hãy
nghĩ lại đi.
Tất cả đều của Dân, hãy do Dân, hãy hành động
vì Dân đi.
Tôi, một con dân Việt Nam, xin quỳ lạy các
ngài:
– Dừng tất cả các trại tập trung F0, F1. Để
người dân tự quản tại nhà như nhiều nước đã làm.
– Dừng xét nghiệm ồ ạt, chỉ xét nghiệm nhóm
High-risk Factor và những ai có dấu hiệu ho sốt nghi ngờ dính covid-19.
– Điều trị tại nhà những case bệnh nhẹ. Chỉ nhập
viện với case cần Chăm sóc bệnh viện.
– Tăng cường giáo dục nâng đỡ cơ thể, giữ vệ
sinh chung và ý thức cộng đồng.
– Nhanh chóng nâng cấp các đơn vị ICU, nâng cấp
bệnh viện đủ điều kiện đáp ứng thảm họa nếu chẳng may xẩy ra.
Hãy tỉnh ngộ lại đi.
No comments:
Post a Comment