Daniel R. Russel - Foreign Affairs
Trà
Mi dịch
Posted on June 13, 2018 by editor
Kim Jong Un có thể đã qua mặt Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Hàn Kim
Jong Un đi bộ sau bữa trưa tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa ở Singapore
ngày 12 tháng 6 năm 2018. Nguồn: JONATHAN ERNST/REUTERS
Hội nghị thượng đỉnh Singapore là một màn kịch chính
trị thôi miên. Trong đoạn mới nhất của màn “ngoại giao-giải trí,” trực tiếp
truyền đi từ Văn phòng Bầu dục, Tổng thống Mỹ Donald Trump bảo đảm với người
dân Mỹ rằng họ có thể tin Kim Jong Un và nói rằng lãnh đạo tối cao của Bắc Hàn
chân thành muốn giải giới vũ khí hạch tâm. Hơn nữa Tòa Bạch ốc đã làm một đoạn
phim giả tưởng do Trump đạo diễn cho Kim. Đoạn phim ghi “Destiny Pictures” là
nhà sản xuất với những đoạn video của hai tài tử Trump và Kim xuất hiện trên
nền nhạc căng thẳng; một giọng nam nói lời giới thiệu bằng những giai điệu đầy
kịch tính:
“Một câu chuyện mới, một bắt đầu mới, một nền hòa bình. Hai người, hai
nhân vật lãnh đạo, một vận mệnh. Câu chuyện về một thời điểm đặc biệt đúng lúc.
Khi một người đứng trước thời cơ không bao giờ có thể lặp lại, ông ta sẽ chọn
cái gì?”
Trump chắc chắn đúng khi tuyên bố rằng ông đã làm
nên lịch sử trong cuộc họp thân mật với đối thủ Bắc Hàn của mình. Nhưng người
ta vẫn chưa xác định được là ông đã thực hiện một bước đột phá lịch sử hoặc đã
làm một sai lầm lịch sử. Không một cựu tổng thống Mỹ nào coi là khôn ngoan khi
dự hội nghị thượng đỉnh mà thiếu chuẩn bị hoặc cho đối phương quá nhiều thuận
lợi, chứ đừng nói đến việc hứa sẽ đơn phương chấm dứt các cuộc tập trận quân sự
phòng thủ của Mỹ với đồng minh Nam Hàn trên bán đảo Triều Tiên. Về phần mình,
Kim có thể tự hào rằng ông ta đã hoàn thành được những gì
cha và ông chỉ có thể mơ ước: đạt được mục tiêu song song, vừa xây dựng khả
năng vũ khí hạch tâm khả dụng và sau đó giành được sự chấp nhận của quốc tế như
một người bạn rất đáng kính như người lãnh đạo của thế giới tự do đã gọi ông.
Cuối cùng, tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh
là một phiên bản kém hơn những văn kiện đầy khao khát do Bắc Hàn và các đối tác
đàm phán của họ đưa ra trước đây. Nó lập lại những thỏa thuận giữa Nam Bắc Hàn đã có từ năm 1992, Tuyên
bố chung về việc giải giới vũ khí hạch tâm trên bán đảo Triều Tiên. Nó gồm các
điểm yếu hơn những lời hứa của các cam kết quốc tế như Khung thỏa thuận năm
1994 và Tuyên bố chung năm 2005 của vòng đàm phán sáu bên lần thứ tư. Bản tuyên
bố chung Sentosa cho phép Bắc Hàn tránh khỏi cam kết trước đây của họ là “từ bỏ
tất cả vũ khí hạch tâm và các chương trình hạch tâm hiện có và [trở lại] càng
sớm càng tốt với [Hiệp ước Không phổ biến hạch tâm].” Và bản Tuyên bố chung chỉ
ghi lời hứa mơ hồ “sẽ làm việc hướng tới việc giải giới toàn diện.” Điều này
khó có thể được coi là một tiến bộ. Tuyên bố chung tại Singapore là sự im lặng
một cách rất đáng ngại về hỏa tiễn đạn đạo, đó là chưa kể việc không bàn đến vũ
khí hóa học, chiến tranh trên mạng, gia tăng vũ khí hạch tâm, và (không có gì
ngạc nhiên) quyền con người.
Dù sao đi nữa, ngay cả một tuyên bố chung với lời lẽ
mạnh mẽ cũng không thể coi như là một chỉ dấu đáng tin cậy của tiến bộ với một
hồ sơ bất khả tín của Bắc Hàn trong việc chấp hành những thỏa thuận trước đây.
Vì vậy, tại thời điểm này, những gì gọi là tiến bộ mà mỗi bên có thể khẳng định
một cách tin được là đã đạt được dựa trên các mục tiêu của họ khi đi vào cuộc
họp?
Không một cựu tổng thống Mỹ nào coi là khôn ngoan
khi dự hội nghị thượng đỉnh mà thiếu chuẩn bị hoặc cho đối phương quá nhiều
thuận lợi, chứ đừng nói đến việc hứa sẽ đơn phương chấm dứt các cuộc tập trận
quân sự phòng thủ của Mỹ với đồng minh Nam Hàn trên bán đảo Triều Tiên.
Những ưu tiên cấp bách nhất của Bắc Hàn là nới lỏng sự
cấm vận nằng những biện pháp trừng phạt và giảm nguy cơ cuộc tấn công phòng
ngừa của Mỹ hoặc một cuộc tấn công “dập mũi”, mà không bị buộc phải từ bỏ
“thanh kiếm báu” — vũ khí hạch tâm của Bắc Hàn — như Jong-un mô tả. Các ưu tiên
khác gồm việc sử dụng miếng mồi hiệp ước hòa bình để cắt giảm các cuộc tập trận
và dàn quân của Mỹ với Nam Hàn, làm xói mòn tình trạng cô lập và vị trí hạ đẳng
của Bắc Hàn, và được viện trợ kinh tế và đầu tư theo các điều khoản phù hợp với
sự kiểm soát và ổn định của chế độ hiện tại. Bình Nhưỡng cũng hy vọng giảm bớt
được áp lực về vấn đề hạt nhân và những chỉ trích về hồ sơ nhân quyền của Bắc
Hàn bằng cách tìm cách phá vỡ sự đoàn kết trong năm quốc gia: Trung Quốc, Nhật
Bản, Nga, Nam Hàn và Hoa Kỳ. Kim đã tìm cách để họ chống lại nhau và củng cố
phe “hòa giải” ở Nam Hàn, những người coi liên minh của Nam Hàn với Hoa Kỳ là
một trở ngại cho việc tái lập liên hệ Nam Bắc.
Bằng những thước đo này, hội nghị thượng đỉnh
Singapore đã đem lại một mùa xuân thành công rực rõ cho Kim.
Cấm vận. Trump tuyên bố đã có 300 lệnh trừng phạt
mạnh mẽ trong túi, sẵn sàng được áp dụng nếu Bắc Hàn cư xử tồi tệ. Nhưng thực
tế là sau mười năm giằng co đặt áp lực lên Bắc Hàn, Hoa Kỳ đã
phải trừng phạt Bắc Hàn bằng tất cả mọi cách trừng phạt đáng kể mà Washington
có thể đơn phương áp dụng. Khả năng Trung Quốc và Nga có thể đồng ý với những
quy định mạnh mẽ mới về các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ hầu
như là không có. Hơn nữa, áp lực thực sự từ các biện pháp trừng phạt nằm ở việc
thực hiện gắt gao của những quốc gia mà Bắc Hàn có quan hệ mậu dịch, đặc biệt
là Trung Quốc. Sự trải thảm đỏ chào đón Kim của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình — hai lần trong một tháng, sau nhiều năm lạnh nhạt — và các báo cáo về mậu
dịch xuyên biên giới đã rõ ràng cho thấy kỷ nguyên “yêu cho roi cho vọt” của
Trung Quốc với Bắc Hàn đã kết thúc. Điều này có nghĩa là hàng loạt lệnh trừng
phạt [của Trung Quốc] đã được nới lỏng cho Kim. Triển vọng của Trung Quốc và các
quốc gia khác đẩy mạnh việc thực thi các biện pháp trừng phạt như đã thấy vào
cuối năm 2017 có vẻ đã mờ nhạt.
Một số khác cho rằng việc Trump đe dọa đánh “dập mũi”
đã khiến Kim phải lùi bước. Không thể nào biết đó có phải là sự thật hay không.
Nhưng ngay cả khi tình nghĩa “bồ tèo” Kim-Trump đổ vỡ, Washington sẽ khó dùng
lời đe dọa sẽ dùng vũ lực một cách đáng tin cậy trước cuộc tấn công hiệu quả
bằng cái duyên dáng của Kim. Trump cũng sẽ phải đối mặt với sự phản đối gần như
chắc chắn sẽ gặp những phản đối mãnh liệt từ phía Trung Quốc, Nam Hàn và cộng
đồng quốc tế. Nam Hàn Quốc, nước gánh chịu đòn trả đũa của Mỹ, đã rất e dè với
một lựa chọn quân sự ngay cả khi Kim đang đe dọa sẽ đánh họ tiêu tan khi Nam
Hàn đặt hệ thống hỏa tiễn phòng thủ gọi là Terminal High Altitude Area Defense, hoặc THAAD. Hôm nay,
cuộc thăm dò cho thấy Kim được ưa chuộng hơn Trump ở Nam Hàn Quốc. Vì khó có
thể tưởng tượng một cuộc tấn công phòng ngừa hiệu quả chống lại các cơ sở hạch
tâm của Bắc Hàn mà không có sự ủng hộ của chính phủ và quân đội Nam Hàn Quốc,
dường như Kim đã làm cho nguy cơ “dập mũi” giảm đi rất nhiều.
Bước đầu của Trump tại hội nghị thượng đỉnh dường
như cũng tạo lợi thế cho Kim ở những phương diện quan trọng khác. Bắc Hàn đã
thành công vượt ra ngoài những giấc mơ hoang tưởng nhất trong việc dẹp bỏ những
cuộc tập trận phòng thủ (nhưng “đắt tiền”, như Trump mô tả) chung của Mỹ và Nam
Hàn. Trong khi Trump coi những hoạt động quân sự đó là tốn tiền thì Bắc Hàn gọi chúng là “trò chơi chiến tranh khốc liệt.” Trump
đã bỏ con xì trong ván bài này mà không đòi Bắc Hàn dừng các diễn tập thông
thường chứ đừng nói đến cuộc đình trệ hoàn toàn chương trình hạch tâm của Kim.
Một mục tiêu lâu dài của chế độ Kim là đưa Hoa Kỳ vào trong các cuộc đàm phán
về một hiệp ước hòa bình, một phần để thúc đẩy sự kết thúc của liên minh Mỹ –
Nam Hàn và rút quân Hoa Kỳ ra khỏi Seoul. Nhưng không rõ liệu Kim có cần phải
có một hiệp ước hòa bình hay không khi Trump nhất định muốn “đưa lính của chúng
ta ra khỏi” Nam Hàn. Người ta thắc mắc nhân vật lãnh đạo nào muốn quân đội Mỹ
rút khỏi bán đảo Triều Tiên nhiều hơn — Kim hay Trump? Kim cũng không thể không
thấy sự hỗn loạn của Tổng thống phủ ở Seoul và Lực lượng Hoa Kỳ ở Nam Hàn trước
thềm Hội nghị thượng đỉnh trong việc tìm hiểu xem Trump đã hứa những gì, cho
thấy một khoảng cách đáng kinh ngạc trong sự phối hợp của chính phủ Mỹ.
Hội nghị thượng đỉnh Singapore đã mở đường cho Nam
Hàn mở cửa những dự án đầu tư có giá trị theo các điều khoản mà Bắc Hàn có thể
kiểm soát, và nó chắc chắn sẽ mở ra các vòi viện trợ quốc tế. Qua mặt Trung
Quốc, Nhật Bản và Nga vào tháng Ba với kế hoạch của mình để họp song phương với
Kim, Trump đã đặt ra một cuộc chạy đua giành ảnh hưởng với Bình Nhưỡng đã làm
cho Kim, gần đây chỉ là một kẻ bị ruồng bỏ, trở thanh một nhân vật cần gặp gỡ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt tay với lãnh đạo Bắc
Hàn Kim Jong Un, Singapore, ngày 12 tháng 6 năm 2018. Nguồn: JONATHAN
ERNST/REUTERS
Những kết quả này, có giá trị cả về mặt thực tế lẫn
tuyên truyền, dường như chắc chắn sẽ tăng cường vị thế và uy quyền của Kim ở
trong nước. Quan trọng nhất là sự đón tiếp nồng ấm từ tổng thống Hoa Kỳ đã giúp
Kim bình thường hóa, nếu không phải là đã hợp pháp hóa, vị trí của Bắc Hàn là quốc gia có vũ khí hạch tâm. Kim không quan tâm
đến mô hình Libya; ông ấy để ý đến mô hình Pakistan.
Cuối cùng, mặc những lời khách sáo về việc giải giới
vũ khí hạch tâm và màn phá hủy trình diễn cơ sở thí nghiệm hạt nhân của Bình
Nhưỡng – nơi mà Bắc Hàn tự tuyên bố là đã lỗi thời, kho vũ khí của Kim vẫn
không nhỏ hơn so với chính nó vào tháng 11 năm ngoái, khi Bắc Hàn thí nghiệm thành công một hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa
mới. Vũ khí đó có khả năng tấn công lục địa Hoa Kỳ với đầu đạn hạch tâm.
Rốt cục, đây là một hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tốt đẹp cho Bắc Hàn.
Và đối với Hoa Kỳ? Trong giai đoạn tiền hội nghị
thượng đỉnh, chính quyền Trump đặt ưu tiên một là giải giới vũ khí hạch tâm
toàn diện, mặc dù được truyền đạt trong không gian xung đột ồn ào với nhiều
tín hiệu khác nhau: Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Bolton với mô hình vũ
khí hạch tâm trong một hộp của FedEx, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Mike Pompeo với
Mô hình CVID (giải giới hạch tâm hoàn toàn, có thể xác minh, và không thể đảo
ngược được) và lời mời của Trump gửi đến Bắc Hàn cứ “thư thả” trong tiến trình
giải giới vũ khí hạch tâm. Đồng thời, chủ đề tiếp tục nổi lên trong lời tuyên
bố của Trump là Bắc Hàn không nằm trong “vùng lân cận” của Hoa Kỳ và Trung
Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn sẽ sớm phải gánh vác trách nhiệm cho Bắc Hàn.
Không giống như những lợi ích đáng kể mà Kim đạt
được, cho đến nay, tiến độ đạt được CVID sẽ cần nhiều thời gian để đo lường —
nếu nó xảy ra. Việc khởi động lại các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Bắc Hàn ít nhất
là vấn đề hạch tâm là một điều tốt, nhưng về cơ bản nó đưa Hoa Kỳ trở lại điểm
khời hành trong một tiến trình mà Bắc Hàn đã khéo léo thao túng trong quá khứ để mua thời gian và
khai thác được nhượng bộ. Những gì không tốt là thế này: Trump không chỉ
đặt cái xe trước con ngựa khi bắt đầu tiến trình đi đến một hội nghị thượng
đỉnh và do đó làm mất sức đòn bẩy của Mỹ, nhưng sau đó ông tiến hành “mua cùng
một con ngựa”, như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates nhận xét sâu
sắc gần một thập kỷ trước, bằng cách nhượng bộ đi trước để đổi lấy đơn thuần
những lời hứa suông.
Câu hỏi về việc liệu Trump có đạt được tiến bộ nào
có ý nghĩa ở Singapore hay không sẽ dựa trên một từ khóa, “sự xác minh”. Sự kiểm tra đá vàng cho một tiến
trình có khả năng dẫn đến sự giải giới toàn diện vũ khí hạch tâm là liệu Bắc
Hàn có khai báo toàn bộ kho vũ khí hạch tâm hay không và liệu các thanh tra
quốc tế đáng tin cậy có thể xác minh tuyên bố đó là sự thật, toàn bộ sự thật
tất cả là sự thật hay không. Xác minh là ngưỡng cửa mà Bắc Hàn chưa bao giờ
đồng ý vượt qua, nhưng nó là cửa ngõ để giải giới toàn diện vũ khí gạch tâm đem
lại ổn định và hòa bình hòa bình ở Đông Bắc Á.
© 2018 DCVOnline
Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng
lại bài từ DCVOnline.net
Nguồn: A Historic Breakthrough or a Historic Blunder in Singapore? By
Daniel R. Russel | Foreign Affairs | Jun 12, 2018.
No comments:
Post a Comment